Khoa học và Đời sống số 18-2024

Số 18 (4332) Thứ Năm (2/5/2024) 20 Ngày 26/4, Đại hội đồng cổ đông thường niên của Công ty Cổ phần Thép Nam Kim (HoSE: NKG) đã thông qua kế hoạch năm 2024 với doanh thu 21.000 tỷ đồng, tăng 13% so năm trước. Lợi nhuận trước thuế tăng vọt 137% lên mức 420 tỷ đồng. Sản lượng tiêu thụ kỳ vọng ở mức 1 triệu tấn. Tại Đại hội, Ban lãnh đạo Nam Kim cho biết, doanh thu riêng quý I đạt 5.300 tỷ đồng, lãi trước thuế 188 tỷ đồng. Sản lượng tiêu thụ đạt 254.000 tấn. Nhận định năm 2024, Ban lãnh đạo Nam Kim đánh giá còn rất nhiều khó khăn trong nước và xuất khẩu. Trong nước, nhu cầu vẫn còn thấp, liên quan hoạt động như bất động sản, nhu cầu của lĩnh vực xây dựng khá thấp, hoạt động đầu tư trung, dài hạn của doanh nghiệp cũng thấp nên ảnh hưởng tiêu dùng các sản phẩm tôn. Ngoài ra, sức cầu tiêu dùng của người dân liên quan xây dựng nhà cửa, sửa nhà thấp, vì vậy còn khó khăn. Với thị trường quốc tế, thị trường chính liên quan xuất khẩu sang châu Âu, Bắc Mỹ. Những thị trường này còn ảnh hưởng lạm phát và lãi suất cao, phải chờ Fed hạ lãi suất, điều này chưa xảy ra nên hoạt động đầu tư tiêu dùng còn yếu. Kỳ vọng năm 2025-2026, các hoạt động đầu tư, tiêu dùng của thị trường quốc tế sẽ hồi phục, trùng với khi dự án mới của công ty đưa vào vận hành cuối quý IV/2025 và đầu quý I/2026. Trong năm nay, Ban lãnh đạo Nam Kim cho biết, sẽ tập trung giữ vững thị phần nội địa, năng cao sản lượng mảng ống thép. Ngoài ra, công ty cũng nghiên cứu các sản phẩm mạ màu và hợp kim. Hướng tới những dòng sản phẩm có thể phục vụ cho sản xuất đồ gia dụng, chi tiết máy, cơ khí chính xác, phục vụ cả cho các nhà máy hiện hữu và chiến lược xây dựng nhà máy Tôn Nam Kim trong tương lai. Đẩy mạnh xuất khẩu với mũi nhọn là sản phẩm Zinmag, hướng tới mục tiêu tiến sâu vào chuỗi giá trị mảng tôn mạ ở thị trường EU và Bắc Mỹ. Đặc biệt, công ty cũng đặt mục tiêu hạ tỷ lệ tồn kho về mức phù hợp, giảm chi phí lãi vay và giảm thiểu rủi ro phải trích lập các khoản dự phòng. Tăng tính thanh khoản cho doanh nghiệp. Nhìn lại năm 2023, sản lượng tiêu thụ tôn mạ và ống thép Tôn Nam Kim lần lượt đạt 722.516 tấn, tăng 2% so năm trước và 138.712 tấn, giảm 18% so cùng kỳ. Đặc biệt, bức tranh kết quả kinh doanh năm 2023 của NKG đã cải thiện rất nhiều khi tổng doanh thu 18.596 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 117 tỷ đồng. Đáng chú ý, cổ đông Nam Kim đã thông qua kế hoạch chào bán cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu với tỷ lệ 50%, tương ứng cổ đông sở hữu 2 cổ phiếu được quyền mua thêm 1 cổ phiếu mới với giá 12.000 đồng/cổ phiếu. Theo đó, Nam Kim sẽ chào bán tối đa 131,6 triệu cổ phiếu, huy động 1.579,7 tỷ đồng và dự kiến triển khai trong năm 2024 đến năm 2025. Toàn bộ số tiền thu được từ đợt chào bán cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu sẽ dùng để góp vốn vào Công ty TNHH Tôn Nam Kim Phú Mỹ để đầu tư dự án Nhà máy Thép Tấm lợp Nam Kim Phú Mỹ. Đồng thời, Nam Kim cũng phát hành thêm tối đa 2,5 triệu cổ phiếu ESOP cho người lao động, giá phát hành là 10.000 đồng/cổ phiếu; thời gian dự kiến triển khai trong năm 2024 đến năm 2025. Cuối cùng, công ty phát hành thêm 52,66 triệu cổ phiếu thưởng, tỷ lệ 20% và dự kiến triển khai trong năm 2024 và năm 2025. Như vậy, nếu hoàn thành 3 đợt tăng vốn, tương ứng Thép Nam Kim sẽ phát hành thêm 186,79 triệu cổ phiếu, nâng vốn điều lệ từ 2.632,8 tỷ đồng, lên 4.500,7 tỷ đồng. Được biết, dự án Nhà máy Thép Tấm lợp Nam Kim Phú Mỹ có tổng vốn đầu tư 4.500 tỷ đồng (cơ cấu vốn góp của nhà đầu tư 30% - 1.350 tỷ đồng - và 70% là nợ vay - 3.150 tỷ đồng). Dự án sẽ có dây chuyền mạ kẽm 350.000 tấn/ năm, 2 dây chuyền mạ hợp kim nhôm kẽm 300.000 tấn/năm và 150.000 tấn/năm, dây chuyền mạ màu 150.000 tấn/năm. Theo tính toán của Thép Nam Kim, dự án dự kiến triển khai và khởi công từ quý II/2024. Nói về phương án phát hành, ông Võ Hoàng Vũ, Tổng giám đốc Nam Kim, cho biết, hiện nay, nhu cầu tăng vốn của công ty để phục vụ nhu cầu phát triển, tăng vốn để đầu tư dự án mới trên cơ sở đầu tư sẽ mang lại lợi nhuận và đảm bảo tăng trưởng dài hạn cho công ty. Việc tăng vốn không phải giữ nguyên không đầu tư nên không ảnh hưởng pha loãng hiệu quả kinh doanh. Ngoài ra, Đại hội của Nam Kim cũng thông qua việc miễn nhiệm thành viên HĐQT là bà Nguyễn Ngọc Ý Nhi theo nguyện vọng cá nhân, đồng thời bầu ông Nguyễn Trung Tín (SN 1979) vào vị trí thành viên HĐQT, bổ sung thành viên Ban kiểm soát đối với ông Đặng Văn Hoà (SN 1990)n DOANH NGHIỆP - HỘI NHẬP THÔNG TIN DOANH NGHIỆP MINH AN Nếu hoàn thành 3 đợt tăng vốn, tương ứng Thép Nam Kim sẽ phát hành thêm 186,79 triệu cổ phiếu, nâng vốn điều lệ từ 2.632,8 tỷ đồng lên 4.500,7 tỷ đồng. Thép Nam Kim dự kiến lãi 420 tỷ đồng, phát hành 187 triệu cổ phiếu Đại hội đồng cổ đông thường niên 2024 của Công ty Cổ phần Thép Nam Kim. Thế khó của doanh nghiệp trong hoàn thành nghĩa vụ thuế Dự án còn vướng mắc, tiền giải phóng mặt bằng (GPMB) đã ứng trước nhưng chưa được đối trừ, doanh nghiệp kiến nghị nhiều lần nhưng chưa có hồi đáp đã bị cưỡng chế thuế. Phải dừng hóa đơn, doanh nghiệp rơi vào thế khó vì những quy định và hướng dẫn không rõ ràng trong việc hoàn thành nghĩa vụ thuế. Bất cập trong hướng dẫn thực hiện nghĩa vụ thuế Cách đây 5 tháng, Công ty cổ phần khu công nghiệp Đồng Tâm bất ngờ nhận được thông báo cưỡng chế thuế bằng hình thức dừng hóa đơn của Cục thuế tỉnh Long An. Lý do bị cưỡng chế được đơn vị thuế đưa ra: công ty có tiền thuế nợ quá 90 ngày kể từ ngày hết thời hạn nộp theo quy định. Số tiền bị cưỡng chế hơn 52,1 tỷ đồng. Tuy nhiên, phía công ty này cho biết đã có tới 2 lần gửi văn bản về việc bù trừ tiền đền bù, giải phóng mặt bằng vào tiền thuê đất phải nộp mà chưa nhận được phản hồi hướng dẫn từ các cơ quan chức năng. Trên thực tế, sau khi bù trừ tiền GPMB, công ty này còn nộp thừa tiền thuế hơn 40 tỷ đồng. Sau đó, UBND tỉnh Long An đã đề nghị Cục Thuế tỉnh chưa thực hiện cưỡng chế nợ thuế trước khi tỉnh giải quyết kiến nghị của công ty CP KCN Đồng Tâm. Hay như mới đây, Công ty cổ phần May - Diêm Sài Gòn (May - Diêm Sài Gòn) cũng rơi vào thế khó khi nhận được thông báo cưỡng chế thuế trong khi các kiến nghị để gỡ vướng mắc tại dự án khu dân cư thị trấn Vĩnh Bảo của công ty chưa được giải quyết. May - Diêm Sài Gòn là nhà đầu tư thực hiện Dự án phát triển khu dân cư tại thị trấn Vĩnh Bảo, huyện Vĩnh Bảo theo Quyết định số 3355/ QĐ-UBND ngày 22/11/2021 của UBND thành phố Hải Phòng. Căn cứ theo quyết định chủ trương đầu tư số 2054/QĐ-UBND ngày 32/7/2021 và Quyết định chấp thuận Nhà đầu tư số 3355/QĐ-UBND ngày 22/11/2021 thì Dự án phát triển khu dân cư tại thị trấn Vĩnh Bảo, huyện Vĩnh Bảo chỉ thực hiện một giai đoạn mà không phân kỳ đầu tư. Đại diện May - Diêm Sài Gòn cho biết: “Các cơ quan chức năng ở Hải Phòng đã phân kỳ giao đất và tính thuế với dự án khu dân cư Vĩnh Bảo, chưa đúng với hồ sơ mời thầu. Ngoài ra, chúng tôi nhận được bốn văn bản thông báo về tiền sử dụng đất, tiền thuê đất phải nộp mà công ty nhận được là bốn con số khác nhau. Đến tận bây giờ, dù đã nhiều lần gửi văn bản kiến nghị, UBND Thành phố Hải Phòng, Cục Thuế thành phố Hải Phòng, Chi Cục Thuế khu vực Vĩnh Bảo - Tiên Lãng vẫn chưa có phản hồi chính thức về số tiền chính xác phải nộp của tổng thể dự án. Nhà đầu tư vẫn chưa có đủ cơ sở pháp lý để hoàn thành nghĩa vụ tài chính về đất để Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất phục vụ xin cấp phép xây dựng”. Mòn mỏi chờ hướng dẫn Được biết, dự án khu dân cư thị trấn Vĩnh Bảo là dự án đầu tiên của thành phố Hải Phòng thực hiện theo Nghị định số 25/2020/NĐ-CP ngày 28/02/2020 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà đầu tư. Hồ sơ mời thầu được đăng tải trên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia. Theo Luật Đấu thầu, việc sửa đổi hồ sơ thầu chỉ được thực hiện trước thời điểm đóng thầu cho đến khi hết hạn hiệu lực của hồ sơ đấu thầu nêu trong đơn dự thầu hoặc đến khi hết hạn hiệu lực đã gia hạn của hồ sơ đấu thầu. Việc UBND TP Hải Phòng phân kỳ giao đất và cơ quan thuế yêu cầu công ty May - Diêm Sài Gòn đóng thuế phân kỳ đang “làm khó” doanh nghiệp trong việc thực hiện nghĩa vụ thuế đúng luật. Bên cạnh đó, việc cơ quan thuế thực hiện cưỡng chế hóa đơn khi chính quyền địa phương chưa tháo gỡ vướng mắc khiến hoạt động của doanh nghiệp bị đình trệ, ảnh hưởng tới việc làm và thu nhập của hàng trăm lao động. Tại TP Hải Phòng, May - Diêm Sài Gòn đang thực hiện hai dự án lớn là dự án tổ hợp TTTM, vui chơi giải trí khách sạn 5 sao và văn phòng cho thuê để chỉnh trang đô thị tại khu vực chợ Sắt và dự án khu dân cư thị trấn Vĩnh Bảo. Với dự án tại khu vực chợ Sắt, công ty đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính hơn 1.092 tỷ đồng sớm hơn 20 ngày so với thông báo Thuế. Tại dự án khu dân cư thị trấn Vĩnh Bảo, công ty đã ứng 134.836.717.000 đồng để thực hiện công tác bồi thường, GPMB. Khi được hỏi, tại sao không đóng thuế trước để hoàn thành nghĩa vụ thuế và chờ đối trừ sau, đại diện May - Diêm Sài Gòn chia sẻ: “Hiện nay, May - Diêm Sài Gòn đang làm việc với Đoàn thanh tra Chính phủ theo Quyết định số 726/ QĐ-TTCP ngày 21/12/2023 về việc Thanh tra công tác quản lý, sử dụng Đất đai theo tinh thần Nghị quyết số 73/NQ-CP ngày 23/9/2019 và số 116/NQ-CP ngày 06/12/2019 của Chính phủ. Chúng tôi đang chờ có hướng dẫn cụ thể của Thanh tra Chính phủ và các cơ quan chức năng tại địa phương về số tiền phải nộp để hoàn thành nghĩa vụ tài chính về đất đai”. Trong bối cảnh thị trường bất động sản ảm đạm, công tác thi công, giải phóng mặt bằng vướng mắc, dòng vốn gặp khó, những doanh nghiệp bất động sản như May - Diêm Sài Gòn cũng cần được chính quyền các địa phương “tiếp sức” bằng việc tháo gỡ các vướng mắc, kiến nghị sớm. Có như vậy, lợi ích của nhà nước mới hài hòa với lợi ích của doanh nghiệp và người lao độngn Hình ảnh phối cảnh dự án tại Vĩnh Bảo do May – Diêm Sài Gòn làm CĐT.

RkJQdWJsaXNoZXIy MTYzNTY5OA==