Khoa học và Đời sống số 17-2024

Số 17 (4331) Thứ Năm (25/4/2024) 15 TRI THỨC NHÂN LOẠI Ba dinh thự nổi tiếng của Vua Bảo Đại Từng là nơi nghỉ dưỡng của Vua Bảo Đại và gia đình, ngày nay, các dinh thự này là địa điểm du lịch hấp dẫn ở 3 miền Bắc - Trung - Nam. Biệt điện Đồ Sơn, Hải Phòng Nằm trên đồi Vung ở quận Đồ Sơn, địa danh nghỉ mát nổi tiếng của TP Hải Phòng, biệt điện Bảo Đại vừa là công trình kiến trúc độc đáo, vừa là di tích lịch sử gắn liền cuộc đời vị vua cuối cùng của Việt Nam. Dinh thự được Toàn quyền Đông Dương Pafquiere cho xây dựng từ năm 1928. Sau đó ít lâu, ông Toàn quyền nhượng lại cơ ngơi này cho Vua Bảo Đại. Kể từ đó, mỗi lần ra kinh lý miền Bắc, Bảo Đại đều đến Đồ Sơn và nghỉ tại biệt thự này cùng Nam Phương Hoàng hậu. Biệt thự có diện tích nền rộng gần 1.000 m2, nằm trong khuôn viên rộng 3.700 m2 ở độ cao 36 m so với mặt nước biển. Đây là dinh thự có vị trí đắc địa nhất khu nghỉ mát Đồ Sơn, có thể bao quát toàn cảnh bán đảo Đồ Sơn. Sau năm 1945, biệt thự bị lãng quên và dần xuống cấp theo năm tháng. Đến năm 1984, công trình bắt đầu được phục chế để phục vụ ngành du lịch ở Đồ Sơn. Từ năm 1999, du khách có thể nghỉ qua đêm trong các căn phòng mà gia đình Vua Bảo Đại từng sử dụng. Biệt điện Cầu Đá (Nha Trang, Khánh Hoà) Lầu Bảo Đại, còn gọi là biệt điện Cầu Đá, là cụm 5 toà biệt thự cổ mang dấu ấn của cựu hoàng Bảo Đại, tọa lạc trên đỉnh núi Chụt (núi Cảnh Long), thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hoà. Những tòa biệt thự ở nơi đây được xây năm 1923 để làm nơi ở cho các nhà Hải dương học, có tên: Xương Rồng, Bông Sứ, Hoa Giấy, Phượng Vĩ, Cây Bàng. Từ năm 1940 đến 1945, Vua Bảo Ðại và Hoàng hậu Nam Phương thường đến nghỉ tại hai biệt thự Xương Rồng và Bông Sứ. Tại đây, vua và hoàng hậu lấy việc câu cá, ngắm biển làm thú tiêu khiển, của hai biệt thự Xương Rồng và Bông Sứ. Hai tòa nhà được đặt tên mới là Nghinh Phong và Vọng Nguyệt. Sau ngày đất nước thống nhất, lầu Bảo Ðại từ một chốn "cấm cung" đã mở cửa đón và phục vụ khách ăn, nghỉ, tham quan. Hiện nay, khu biệt thự lịch sử này có tên gọi chính thức là Khu Du lịch Bảo Đại. Bạch Dinh Vũng Tàu (Bà Rịa - Vũng Tàu) Bạch Dinh là dinh thự cổ đồ sộ nằm ở phía Nam núi Lớn ở TP Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Công trình nằm ở vị trí cao 27 m so với mực nước biển, có 3 tầng, mang đậm sắc thái kiến trúc của Pháp thời cuối thế kỷ 19. Tọa lạc trên nền của pháo đài Phước Thắng, tòa dinh thự bề thế này được khởi công năm 1898, hoàn thành năm 1902. Do màu sơn trắng bên ngoài, công trình này được gọi là Bạch Dinh. Ban đầu, Bạch Dinh được dùng làm nơi nghỉ mát cho các Toàn quyền Đông Dương. Từ tháng 9/1907, tòa nhà được dùng làm nơi giam lỏng cựu hoàng Thành Thái. Ông sống tại đây gần 10 năm. Từ năm 1916, Bạch Dinh trở về với chức năng ban đầu. Đến năm 1934, tòa nhà được nhượng lại cho Vua Bảo Đại làm nơi nghỉ mát cho gia đình ông. Ngày nay, Bạch Dinh được dùng làm bảo tàng, trưng bày các chuyên đề như: Đồ gốm thời Khang Hy vớt được từ xác tàu cổ đắm tại khu vực Hòn Cau - Côn Đảo, súng thần công cùng nhiều hiện vật có giá trị khác được tìm thấy qua những đợt khai quật khảo cổ ở Bà Rịa - Vũng Tàu… QUỐC LÊ tên lầu Bảo Đại có từ đó. Sau năm 1954, gia đình tổng thống Ngô Ðình Diệm là chủ nhân mới Sau ngày đất nước thống nhất, lầu Bảo Ðại từ một chốn "cấm cung" đã mở cửa đón và phục vụ khách ăn, nghỉ, tham quan. Cách pharaoh Ai Cập thu thuế, gia tăng tài sản Không chỉ nắm quyền lực tối thượng, pharaoh Ai Cập còn là người giàu có nhất đất nước. Để gia tăng tài sản giúp quốc khố dồi dào, nhà vua đánh thuế nhiều lĩnh vực. Ai Cập cổ đại là một trong những nền văn minh nổi tiếng nhất lịch sử nhân loại. Các chuyên gia, nhà nghiên cứu đã giải mã nhiều bí ẩn về cuộc sống của pharaoh Ai Cập và nhiều tầng lớp xã hội khác. Đánh thuế nhiều lĩnh vực Nhiều người bất ngờ khi biết pharaoh Ai Cập không những sở hữu nguồn tài nguyên khoáng sản như các mỏ vàng, bạc cùng kim loại quý hiếm, đá quý…, mà còn đánh thuế nhiều lĩnh vực. Người dân Ai Cập thời cổ đại phải nộp thuế cho pharaoh. Nguồn thu từ thuế giúp gia tăng đáng kể khối tài sản của người đứng đầu Ai Cập. Nghiên cứu của các chuyên gia chỉ ra rằng, khoảng năm 3000 trước Công nguyên, ngay sau khi Thượng Ai Cập và Hạ Ai Cập được pharaoh Narmer thống nhất thành một vương quốc, hệ thống thuế được ban hành. Các pharaoh Ai Cập coi trọng việc đánh thuế. Vì vậy, họ cử người đi khắp đất nước để đánh giá tài sản của người dân, đánh thuế những lĩnh vực như dầu, bia, gốm sứ, gia súc, gia cầm, cây trồng... Trong thời Cổ Vương quốc Ai Cập, pharaoh Ai Cập thường thu được khoản tiền rất lớn từ người dân nộp thuế. Với số tiền thu được, nhà vua chủ yếu dùng để xây dựng công trình, kiến trúc đồ sộ như kim tự tháp, đền thờ, cung điện... hay chi tiêu cho thói quen tiêu dùng xa hoa, đắt đỏ của bản thân và hoàng tộc. Thiết bị đo mực nước sông Nile Đến thời Tân Vương quốc Ai Cập (khoảng năm 1539 đến 1075 trước Công nguyên), pharaoh Ai Cập nghĩ ra nhiều cách để đánh thuế người dân hơn. Trong số này, giới cầm quyền đánh thuế dựa trên những gì người dân làm ra, ngay trước khi những sản phẩm đó được đem bán ra thị trường. Để đánh thuế theo cách trên, pharaoh Ai Cập phát minh ra thiết bị gọi là nilometer. Thiết bị này được dùng để đo mực nước sông Nile trong các trận lũ hàng năm. Nếu mực nước thấp, nhà Vua Ai Cập tính thuế ít, vì đó là dấu hiệu của hạn hán và mùa màng thất thu. Ngược lại, nếu mực nước sông Nile dâng cao, đây là điềm báo hiệu mùa màng bội thu. Khi đó, người dân Ai Cập phải đóng thuế nhiều hơn. TÂM ANH (theo History) Biệt điện Cầu Đá (Nha Trang, Khánh Hoà) Biệt điện Đồ Sơn, Hải Phòng Bạch Dinh Vũng Tàu (Bà Rịa - Vũng Tàu)

RkJQdWJsaXNoZXIy MTYzNTY5OA==