Khoa học và Đời sống số 15-2024

Số 15 (4329) Thứ Năm (11/4/2024) Tọa lạc ở số 19 phố Hàng Than, phường Nguyễn Trung Trực, quận Ba Đình, Hà Nội, chùa Hòe Nhai (Hồng Phúc tự) là ngôi chùa cổ có vai trò khá đặc biệt trong lịch sử Phật giáo Việt Nam. Bức tượng “Phật ngồi lưng Vua” có 1-0-2 ở Việt Nam Theo thống kê, chùa Hòe Nhai có 68 pho tượng được làm bằng nhiều chất liệu khác nhau như đồng hun, gỗ quý, đất nện, được sơn son thếp vàng, gồm nhiều tượng cổ với tuổi đời hàng trăm năm. Đặc sắc nhất trong đó là bức tượng “Phật ngồi lưng Vua”, đặt ở góc phải phía sau của chính điện. Bức tượng thể hiện hình ảnh một vị vua quỳ sát đất, lưng là nơi an tọa của một nhà tu hành tay kết ấn, vẻ mặt từ bi, thoát tục. Có nhiều lý giải khác nhau về nguồn gốc của tác phẩm. Theo tư liệu của chùa Hòe Nhai thì vào thời Vua Lê Hy Tông (1663-1716), Phật giáo bị Nho giáo lấn át, vua ban sắc lệnh đuổi hết sư sãi ở các chùa lên rừng, trong đó có thiền sư Tông Diễn. Trước pháp nạn quá nặng nề này, sư Tông Diễn đã tìm cách trở lại kinh thành Thăng Long, nhằm giáo hóa vua Lê Hy Tông. Ngài đã cải trang, vờ dâng tặng nhà vua một viên ngọc quý nhưng bên trong là một tờ sớ. Nội dung tờ sớ là những lời khuyên giải với mong muốn giúp vua Lê Hy Tông ngộ ra được chân lý của Phật giáo. Cách lý giải có tình, có lý của sư Tông Diễn làm vua Lê Hy Tông bừng tỉnh. Vua đã gặp mặt vị hòa thượng và rút lại sắc lệnh đã ban. Để thể hiện lòng thành, vua cho người tạc bức tượng lớn tạo hình vua đang phủ phục dưới đất, cõng trên lưng một vị thiền sư đắc đạo. Có thể coi đây là một bức tượng Phật giáo độc nhất vô nhị không chỉ của Việt Nam mà cả thế giới. Bên cạnh tượng “Phật ngồi trên lưng Vua”, chùa Hòe Nhai còn nhiều tượng cổ độc đáo khác như tượng Cửu Long (Thích Ca sơ sinh), bộ tượng Dược Sư tam tôn cổ nhất Việt Nam, cùng với một bộ Hoa Nghiêm Tam thánh… Nhờ một văn bia cổ được lưu giữ trong chùa Hòe Nhai, các nhà sử học đã xác định được địa danh Đông Bộ Đầu nổi tiếng trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên thời nhà Trần chính là bến sông Hồng ở phía Tây ngôi chùa cổ này. Ngôi chùa cổ Chùa Hòe Nhai nổi tiếng là nơi xuất thân của hai vị Quốc sư, ba vị Tăng thống và hai vị Pháp chủ - những vị trí lãnh đạo quan trọng nhất trong bộ máy tổ chức của giáo hội Phật giáo. Đây là một điều vô cùng hiếm gặp ở các ngôi chùa Việt Nam. Theo các sử liệu, chùa đã trải qua nhiều lần sửa chữa lớn vào các năm 1699, 1703, 1812, 1894, 1920, 1946, 2010. Phạm vi chùa trước kia khá lớn, sang thời Pháp thuộc bị thu lại như hiện nay. Về tổng thể, chùa được xây dựng theo kiểu chữ “Công” t r o n g khuôn viên 3.000 m2 gồm hai tòa bái đường 5 gian, chính điện 3 gian, nhà tổ 7 gian. Phía trước là chính điện, phía sau là nhà tổ và tăng phòng, xung quanh là hành lang. Thượng điện của chùa còn giữ được nhiều bức chạm hình tứ linh và các cửa võng sơn son thếp vàng. Hệ thống tượng Phật được bày làm 6 lớp. Bộ bài Tây gồm có 52 lá bài, được chia 4 loại chất cơ, rô, tép, bích. Trong số này, 4 quân bài K tượng trưng cho những vị vua có thật trong lịch sử. Đặc biệt, lá bài K cơ là quân duy nhất khắc họa vị vua không có râu. Điều này khiến nhiều người tò mò lá bài K cơ được lấy nguyên mẫu từ nhà vua có thật nào trong lịch sử. Các nhà nghiên cứu cho rằng, vị vua không có râu trên lá bài K cơ là hình ảnh cách điệu của hoàng đế Charlemagne, còn gọi Charles Đại đế (742 - 814). Charlemagne là vị vua vĩ đại của người Franks. Về sau, ông trở thành hoàng đế La Mã. Nắm quyền trong hơn 50 năm, hoàng đế Charlemagne cai trị vùng đất rộng khoảng 1/2 châu Âu. Để đạt được điều đó, ông hoàng Charlemagne, với tài cầm quân đánh trận, đã tiến hành hơn 50 cuộc chinh phạt, xâm chiếm nhiều vùng lãnh thổ rộng lớn. Trong số này, hoàng đế Charlemagne chinh phục một vùng lãnh thổ rộng lớn ngày nay thuộc Pháp, Đức, Italy... Dưới thời Charles Đại đế, thành Rome bước vào thời kỳ đỉnh cao. Giống nhiều vị vua thời xưa, hoàng đế Charlemagne cũng để râu. Tuy nhiên, thợ đục gỗ trên bản khắc vô tình làm chiếc đục trượt qua môi khiến ria mép của ông bị mất. Do đó, trong số các lá bài K, chỉ có hình ảnh một vị vua không có ria mép. là hoàng đế Charlemagne. TÂM ANH (TH) Tượng "Phật ngồi lưng Vua" độc đáo nhất Việt Nam TRI THỨC NHÂN LOẠI 15 THÂM CUNG BÍ SỬ Vị vua duy nhất trong bộ bài Tây không có râu QUỐC LÊ Trong bộ bài Tây, 4 vị vua trong 4 lá bài K đều được lấy nguyên mẫu từ nhân vật có thật. Trong số này, một nhà vua không để râu. Tương truyền ngôi chùa Hòe Nhai (Hồng Phúc tự) được khởi lập từ thời nhà Lý (1010 - 1225). Nơi đây được biết đến như “chốn tổ” của phái Tào Động, một trong hai phái lớn của Phật giáo ở Việt Nam thời xưa. Chùa Một Cột Bánh coóc mò là đặc sản của dân tộc nào ở Việt Nam? A: Dao B: Tày C: H’mong Đáp án đúng Quizz test số trước: A: Quảng Ninh Quảng Ninh được coi là “thủ phủ than đá” của Việt Nam, theo cổng thông tin điện tử của tỉnh, trữ lượng than đá ở đây vào khoảng 3,6 tỷ tấn, tập trung tại 3 khu vực: Hạ Long, Cẩm Phả và Uông Bí - Đông Triều. Mỗi năm, các khu vực này cho phép khai thác khoảng 30-40 triệu tấn, đưa Quảng Ninh thành tỉnh khai thác than đá chính của Việt Nam. Các mỏ đá vôi, đất sét, cao lanh… ở đây cũng có trữ lượng tương đối lớn, phân bố rộng khắp trong tỉnh. Nổi tiếng là mỏ đá vôi ở Hoành Bồ, Cẩm Phả; mỏ cao lanh ở các huyện miền núi Hải Hà, Bình Liêu, Ba Chẽ, Tiên Yên; mỏ đất sét ở Đông Triều, Hoành Bồ và thành phố Hạ Long... Đây là nguồn nguyên liệu quan trọng để sản xuất vật liệu xây dựng cung cấp cho thị trường trong nước và xuất khẩu. Với những nguồn tài nguyên khoáng sản, du lịch đặc biệt, cùng vị trí chiến lược đã giúp Quảng Ninh trở thành vùng kinh tế trọng điểm của Việt Nam.

RkJQdWJsaXNoZXIy MTYzNTY5OA==