Khoa học và Đời sống số 14-2024

Số 14 (4328) Thứ Năm (4/4/2024) 7 SỨC KHỎE MỚI Khi nhổ răng, bệnh nhân có thể gặp nhiều biến chứng như chảy máu kéo dài do vết thương bị rách hoặc chăm sóc răng sau nhổ không đúng cách. Triệu chứng này có thể khiến cơ thể mất máu nhiều, gây choáng váng, mệt mỏi hay ngất xỉu… BS.CKII Lê Thị Thanh Thủy, Trưởng khoa Liên chuyên khoa Mắt – Tai mũi họng – Răng hàm mặt, Bệnh viện Đa khoa Phú Thọ, cho biết, viêm xương hàm là một trong những biến chứng có thể gặp sau khi nhổ răng, đặc biệt trên người bệnh mắc các bệnh toàn thân mãn tính như: Đái tháo đường, bệnh lý tim mạch…. và người bệnh không được xử lý triệt để tình trạng tại chỗ như: Xương ổ viêm hay nang chân răng… trong khi nhổ răng. Ngoài viêm xương hàm, sau khi nhổ răng còn có thể gặp một số biến chứng như: Đau, viêm lợi, viêm huyệt ổ răng,… Vì vậy, trước khi nhổ răng, người bệnh cần được thăm khám, làm các xét nghiệm tổng quát và chỉ định cận lâm sàng cần thiết tại các bệnh viện hoặc cơ sở y tế uy tín. Đặc biệt, khi xuất hiện những dấu hiệu đau nhức, sưng nề sau nhổ răng người bệnh nên đến ngay bệnh viện hoặc các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị bởi các bác sĩ chuyên khoa. BS.CKII Lê Thị Thanh Thủy khuyến cáo, để hạn chế biến chứng có thể xảy ra sau khi nhổ răng, người bệnh nên chọn địa chỉ nha khoa uy tín để thăm khám, điều trị tốt nhất. Đặc biệt, những người bệnh gặp phải biến chứng trên nền có bệnh lý toàn thân, sau khi điều trị ổn định, vẫn phải theo dõi, kiểm tra định kỳ thường xuyên. 8 cách đơn giản ngừa sâu răng không cần dùng thuốc Cách tự kiểm tra sức khỏe răng miệng cơ bản Nếu không muốn gặp nha sĩ vì các vấn đề răng lợi, bạn hãy tự mình chăm sóc chúng thật tốt. Các bác sĩ khuyên nên kết hợp vệ sinh răng miệng sạch sẽ với một số thay đổi chế độ ăn uống. Ban hay đưng trươc gương, tư kiêm tra sưc khoe răng miêng theo cac bươc đươc hương dẫ n. Nên lam thương xuyên đê co ham răng khoe. Thay đổi thói quen ăn uống khoa học và lành mạnh có thể tăng cường sức khỏe răng miệng. Một nghiên cứu công bố trên Tạp chí Y học Anh khẳng định, chế độ ăn uống có thể giúp ngừa sâu răng. Nhai kẹo cao su không đường thực sự có thể giúp ngăn ngừa sâu răng. Hầu hết loại kẹo cao su không đường đều chứa thành phần gọi là xylitol, chất làm ngọt tự nhiên. Khi nhai kẹo, nước bọt được tiết ra, còn có thể làm sạch răng. Thường xuyên vệ sinh và thay đổi bàn chải đánh răng định kỳ là cách giúp răng miệng luôn chắc khỏe. Để vệ sinh răng sạch sẽ, cần chọn bàn chải có kích cỡ phù hợp và rửa sạch bàn chải bằng nước sau mỗi lần sử dụng. Nếu muốn bảo vệ răng, bạn hãy tuân thủ quy tắc: Đánh răng ít nhất hai lần mỗi ngày và tối thiểu trong 2 phút. Cố gắng chải đều tất cả bề mặt của răng, kể cả khe hở nhỏ nhất. Không chỉ đánh răng, hãy sử dụng nước súc miệng và chỉ nha khoa để loại bỏ các mảng bám và vi khuẩn trong miệng. Khám nha sĩ và lấy cao răng thường xuyên là bước rất quan trọng trong cuộc chiến chống sâu răng. Tốt nhất, bạn hãy đến nha sĩ để lấy cao răng ít nhất 1 hoặc 2 lần trong năm. Bổ sung vitamin vào khẩu phần ăn giúp có hàm răng khỏe mạnh. Nên chọn các thực phẩm giàu chất xơ như hoa quả, hạt và rau. Bên cạnh đó, bạn đừng quên bổ sung ngũ cốc nguyên hạt để tăng cường sức khỏe răng miệng. Sử dụng dầu dừa để đánh răng có tác dụng chống mòn men răng. Cần dùng thìa nhỏ dầu dừa và chà lên răng trong khoảng 20 phút là hàm răng sẽ được bảo vệ khỏi vi khuẩn. THẢO NGUYÊN (Theo BS) Đê co bô răng khoe, chúng ta cân thương xuyên kiêm tra sưc khoe răng miêng. Cùng học một số cách cơ bản để co thê tư lam viêc đo tai nha nhăm phat hiên dâu hiêu đang ngai vê sưc khoe răng miêng. 1. Lay nhẹ răng hoặc sử dụng bàn chải đánh răng để quan sát xem răng của mình có hiện tượng lung lay hay không. 2. Dùng lưỡi cảm nhận mỗi chiếc răng, kiểm tra xem có bị lỗ hỏng, mảnh vỡ nào không. 3. Đứng trước gương há rộng miệng, kiểm tra xem răng có bị sâu, đốm đen, cao răng hay không. 4. Bạn cần tự cảm nhận xem khoang miệng của bạn có bị loét, mùi hôi không. 5. Quan sát màu sắc chân răng có màu hồng nhạt hay không, có dấu hiệu sưng hay không. 6. Khi ăn đồ lạnh, nóng, chua, ngọt xong, lập tức đánh răng, bạn có cảm nhận được răng có hiện tượng đau hoặc chảy máu. 7. Cảm nhận xem hoạt động tiết nước bọt có hiện tượng khô hay không. TÂN GIA Địa chỉ trụ sở MQ Group treo biển hiệu của Viện thẩm mỹ Lọ Lem. ẢNH: HỮU THÔNG Fanpage quảng cáo Viện thẩm mỹ Lọ Lem và Nha khoa Lọ Lem. Ảnh chụp màn hình.

RkJQdWJsaXNoZXIy MTYzNTY5OA==