Khoa học và Đời sống số 14-2024

Số 14 (4328) Thứ Năm (4/4/2024) 5 ác chuyên gia cảnh báo, 2024 là năm dịch sởi có nguy cơ bùng phát. Thai phụ mắc sởi và rubella, ngoài gặp biến chứng, có thể tăng nguy cơ thai nhi dị tật, sảy thai, sinh non... Nhiễm sởi, rubella... dễ bị biến chứng nguy hiểm C SỨC KHỎE MỚI QUÉT QRCODE ĐỌC CHI TIẾT GS.TS Phùng Đắc Cam, chuyên gia đầu ngành về vi sinh lâm sàng Việt Nam, Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương, cho biết, sởi, rubella không chỉ gây triệu chứng cấp tính, mà còn có nguy cơ cao ảnh hưởng hệ thống thần kinh, tổn thương đa cơ quan, để lại nhiều biến chứng nặng nề suốt đời cho người mắc bệnh như viêm não, viêm tai giữa, viêm loét giác mạc… Đặc biệt, bệnh nhân đã khỏi, được xuất viện về nhà, vẫn biến chứng suy giảm miễn dịch và tử vong. Đã tiêm vắc xin, bị bệnh rồi… vẫn mắc Đầu năm 2024 tới nay, Bộ Y tế ghi nhận 78 trường hợp sốt phát ban nghi sởi, rubella tại nhiều tỉnh, thành phố trên cả nước. Đặc biệt, một chùm ca bệnh sởi tập trung tại Hà Tĩnh xuất hiện ở nhóm trẻ dưới 10 tuổi. Các chuyên gia cảnh báo, 2024 là năm dịch sởi có nguy cơ bùng phát theo chu kỳ 4-5 năm/lần, cần tiêm bù, tiêm vét cho số trẻ chưa được tiêm vắc xin. Hai chu kỳ gần nhất là 2019 và 2014, cả nước đều ghi nhận số ca mắc sởi tăng cao, riêng năm 2014 có hơn 110 trẻ tử vong. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cũng đưa ra cảnh báo về việc tăng số ca mắc sởi, rubella và nguy cơ bùng phát dịch sởi ở nhiều quốc gia trên toàn thế giới. Tại khu vực châu Âu, 300.000 ca mắc trong năm 2023, tăng hơn 30 lần so với năm 2022. Gần 21.000 ca nhập viện, chủ yếu là trẻ em từ 1-4 tuổi (chiếm 40%). Trong đó, 5 trường hợp không qua khỏi. Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF) nhận định, sự tăng lên đáng kể của số ca mắc sởi/rubella trên thế giới vì tỷ lệ tiêm chủng giảm sút đáng kể, do ảnh hưởng của dịch Covid-19 khiến hàng triệu trẻ em có nguy cơ đối mặt với bệnh. Khảo sát cho thấy, không chỉ người chưa tiêm phòng vắc xin, chưa mắc bệnh mới bị nhiễm, mà cả người đã đến sảy thai, thai chết lưu, sinh non hoặc trẻ sơ sinh bị hội chứng rubella bẩm sinh (CRS) với các dị tật như: Sinh nhẹ cân, đục thủy tinh thể, điếc, chậm phát triển, dị tật tim, tật đầu nhỏ, thiểu năng trí tuệ… Cẩn thận tử vong vì biến chứng GS.TSKH Phùng Đắc Cam, nguyên Trưởng khoa Virus, Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương, khẳng định, bệnh sởi ít gây tử vong, nhưng từ xưa đến nay, sởi biến chứng vẫn được coi là căn bệnh nặng nề, tỷ lệ tử vong cao dưới 1% nếu không chữa trị kịp thời. Để tránh diễn biến nặng và tử vong do sởi, GS.TS Phùng Đắc Cam khuyên, trong giai đoạn này, trẻ nhỏ và cả người lớn, nếu chưa tiêm hoặc tiêm chưa đủ liều vắc xin sởi, rubella, cần đi tiêm để phòng bệnh. Vắc xin sởi có hiệu lực bảo vệ trên 95%. Khi phát hiện bị sởi, người bệnh cần đi khám sớm, tránh tình trạng bị biến chứng nặng. “Nhiều người thấy con phát ban ít, tưởng bị nhẹ. Trên thực tế, đánh giá tiên lượng sởi phải căn cứ chủ yếu hội chứng nhiễm khuẩn nhiễm độc toàn thân, không nên chỉ dựa vào ban. Ban thưa có thể gặp ở thể nhẹ nhưng cũng có thể gặp ở thể nặng khi trẻ suy dinh dưỡng tính phản ứng yếu. Ngược lại, ban mọc dày không nhất thiết là nặng, vì có thể gặp ở trẻ dinh dưỡng tốt, tính phản ứng mạnh”, GS.TSKH Phùng Đức Cam nhấn mạnh. Đặc biệt, nguy hiểm ở chỗ các dấu THÚY NGA Cách phòng bệnh sởi và rubella hiệu quả, đơn giản nhất là tiêm vắc xin sớm, đầy đủ và đúng lịch. Cha mẹ cần đưa con đi chích ngừa sởi càng sớm càng tốt để bảo vệ trẻ, cũng như góp phần bảo vệ cộng đồng. Hiện, nước ta lưu hành 3 loại vắc xin có thể bảo vệ sức khỏe trước sự tấn công của bệnh sởi là vắc xin sởi đơn MVVac của Việt Nam, vắc xin sởi-rubella và vắc xin 3 trong 1: Sởi - quai bị - rubella MMR II của Mỹ, MMR của Ấn Độ và Priorix của Bỉ. Lịch tiêm vắc xin sởi mũi 1 cho trẻ là 9 tháng tuổi và mũi 2 lúc trẻ 18 tháng tuổi. Vắc xin sởi - rubella tiêm cho trẻ trẻ từ 12 tháng tuổi trở lên. Vắc xin sởi - quai bị- rubella tiêm cho trẻ thường theo lịch: Mũi 1 vào lúc 12 tháng tuổi, mũi 2 vào lúc 4-6 tuổi... Phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ được khuyến cáo tiêm ngừa vắc xin sởi - quai bị và rubella trước khi có thai 3 tháng. Địa chỉ tiêm sởi, rubella uy tín tại Hà Nội: Phòng tiêm chủng - xét nghiệm dịch vụ, Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương: 131 Lò Đúc, Hà Nội. Trung tâm Y tế Dự phòng Hà Nội: 70 Nguyễn Chí Thanh, Ba Đình, Hà Nội. Phòng tiêm chủng Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương: 78 Giải Phóng, Đống Đa, Hà Nội. Phòng tiêm chủng Đại học Y Hà Nội: Số 1 Tôn Thất Tùng, Đống Đa, Hà Nội. Phòng tiêm chủng Bệnh viện Nhi Trung ương: Ngõ 80, Phố chùa Láng, Đống Đa, Hà Nội. Hệ thống Trung tâm Tiêm chủng VNVC trên toàn quốc. NHẬT HÀ tiêm vắc xin, nhiễm sởi cũng bị bệnh. Chẳng hạn, ca mắc rubella đầu tiên tại Hà Nội là bé gái 7 tuổi (ở huyện Đan Phượng) đã được tiêm chủng hai mũi vắc xin phòng bệnh rubella, hay những ca người lớn đã mắc bệnh vẫn bị lại và biến chứng nặng tại Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương. Ngày 19/3, Bộ Y tế ban hành Công văn số 1276/BYT-DP đề nghị các địa phương tăng cường giám sát, phát hiện sớm trường hợp mắc bệnh sởi tại cộng đồng và cơ sở khám, chữa bệnh; triển khai biện pháp xử lý triệt để ổ dịch ngay khi phát hiện trường hợp mắc bệnh. BS Bạch Thị Chính, Giám đốc Y khoa Hệ thống tiêm chủng VNVC, thông tin, sởi là bệnh truyền nhiễm, có tốc độ lây lan rất nhanh. 90-100% người chưa tiêm vắc xin hoặc chưa từng mắc bệnh tiếp xúc nguồn bệnh sẽ bị mắc. Một người nhiễm bệnh có thể lây cho 20 người khỏe mạnh. Người nhiễm virus sởi có thể lây nhiễm cho người khác thông qua giọt bắn, dịch tiết từ niêm mạc mũi họng khi ho, hắt hơi, nói chuyện. Do vậy, bệnh sởi rất dễ lây lan ở những nơi đông người như khu dân cư, khu công nghiệp, trường học, ký túc xá, bệnh viện… Hơn nữa, thời tiết giao mùa ở miền Bắc cũng là thời điểm phát triển mạnh bệnh rubella. Từ 20% đến 50% bệnh nhân nhiễm rubella không xuất hiện triệu chứng nên nguồn lây khó kiểm soát. Nếu thai phụ nhiễm virus rubella, đặc biệt trong 3 tháng đầu, có thể dẫn hiệu ác tính thường xuất hiện nhanh chóng trong vài giờ trên thể địa quá mẫn, vào cuối giai đoạn khởi phát, trước lúc mọc ban với các triệu chứng như: Sốt cao 39 - 41 độ C, u ám, vật vã, mê sảng, hôn mê, co giật, mạch nhanh, huyết áp tụt, thở nhanh, tím tái, nôn, xuất huyết dưới da hay phủ tạng... Các biến chứng của bệnh thường nặng nề như: Viêm thanh quản: Giai đoạn sớm, do virus sởi. Nó xuất hiện ở giai đoạn khởi phát, giai đoạn đầu của mọc ban thường mất theo ban, hay có viêm thanh khí phế quản giả, gây cơn khó thở do co thắt thanh quản. Giai đoạn muộn: Do bội nhiễm (hay gặp do tụ cầu, liên cầu, phế cầu…), xuất hiện sau mọc ban. Diễn biến thường nặng: Sốt cao vọt lên, ho ông ổng, khàn tiếng, khó thở, tím tái. Viêm phế quản: Thường do bội nhiễm, xuất hiện vào cuối thời kỳ mọc ban. Biểu hiện sốt lại, ho nhiều, ho rũ rượi, ho kéo dài. Bệnh nhi sốt cao 40 độ C, háo nước, li bì do loét, phù nề thanh đới. Bệnh Nhi ngạt thở cần phải hồi sức và điều trị. Viêm phế quản - phổi: Thường là nguyên nhân gây tử vong trong bệnh sởi, nhất là ở trẻ nhỏ. Do bội nhiễm, thường xuất hiện muộn sau mọc ban. Biểu hiện nặng: Sốt cao khó thở, khám phổi có ran phế quản và ran nổ. Viêm não - màng não - tủy cấp: Là biến chứng nguy hiểm gây tử vong và di chứng cao. Gặp ở 0,1 - 0,6% bệnh nhân sởi. Thường gặp ở trẻ lớn (tuổi đi học), vào tuần đầu của ban (ngày 3 - 6 của ban). Khởi phát đột ngột, sốt cao vọt co giật, rối loạn ý thức: U ám - hôn mê, liệt ½ người hoặc 1 chi, liệt dây III, VII hay gặp hội chứng tháp - ngoại tháp, tiểu não, tiền đình… Đường tiêu hóa: Gây viêm niêm mạc miệng; cam mã tấu gây loét niêm mạc miệng, lan sâu rộng vào xương hàm gây hoại tử niêm mạc, viêm xương, rụng răng, hơi thở hôi thối; viêm ruột do bội nhiễm các loại vi khuẩn như shigella, E. coli… Ngoài ra, bệnh còn gây biến chứng tai mũi họng: Viêm mũi họng bội nhiễm, viêm tai giữa, viêm tai xương chũm…, đặc biệt viêm cơ tim khiến tim đập nhanh, yếu, có thể loạn nhịp dẫn đến ngừng đập. Đặc biệt cần lưu ý, nhiều trường hợp bị sởi nhập viện điều trị khỏi được xuất viện về nhà nhưng chỉ vài ngày sau lại phải tái nhập viện do biến chứng bệnh sởi gây suy giảm miễn dịch, viêm phổi, viêm não,... sau sởi dễ tử vong. Các chuyên gia cảnh báo, 2024 là năm dịch sởi có nguy cơ bùng phát. Ảnh minh hoạ. Nơi tiêm chủng sởi và rubella tốt ở Hà Nội Phòng tránh bệnh sởi tốt nhất là cho trẻ đi tiêm vắc xin sởi đủ liều, đúng kỳ hạn. Vệ sinh cá nhân sạch sẽ, môi trường nhà cửa sạch sẽ, thông thoáng… Phát hiện trẻ mắc bệnh sởi để cách ly, điều trị kịp thời, tránh bội nhiễm và biến chứng. Bệnh nhân sởi đang bị sốt cần cho ăn nhẹ như sữa, cháo, thịt, súp thịt, nước cam, xoài, dưa hấu, long nhãn, thanh long và uống đủ nước. Trẻ hết sốt, cho ăn bình thường nhưng tăng cường chất đạm, vitamin nhằm chống gầy yếu, phục hồi sức lực. Khi trẻ đã phục hồi vẫn phải tắm nước nóng trong phòng kín, tránh lạnh…

RkJQdWJsaXNoZXIy MTYzNTY5OA==