CHUYỂN ĐỘNG 247 Số 14 (4328) Thứ Năm (4/4/2024) 3 Theo Bộ Công an, ông Dương Công Minh, Chủ tịch Sacombank không nằm trong danh sách chú ý xuất nhập cảnh hoặc cấm xuất cảnh. Dư luận đặt câu hỏi người đưa thông tin sai sự thật bị xử lý thế nào? Tiến sĩ, luật sư Đặng Văn Cường, Đoàn Luật sư TP Hà Nội, cho biết, thông tin về việc cấm xuất cảnh đối với ông Minh đã và đang ảnh hưởng rất lớn đối với hoạt động của ngân hàng Sacombank và các hoạt động liên quan kinh doanh của ông Minh. Bởi vậy, cơ quan chức năng sẽ làm rõ nguồn tin từ tài khoản nào, xác định hành vi chia sẻ, đưa thông tin sai sự thật của các tổ chức, cá nhân để xử lý theo quy định. Trường hợp xác minh cho thấy người đưa thông tin sai sự thật đang ở nước ngoài, cơ quan chức năng sẽ tiến hành liên hệ, mời, triệu tập về Việt Nam để giải quyết hoặc ủy thác cho cơ quan tư pháp Việt Nam ở nước ngoài hoặc đề nghị nước sở tại phối hợp theo Hiệp định tương trợ tư pháp hay theo hình thức ngoại giao để làm rõ xử lý theo quy định. Hành vi đưa tin sai sự thật thực hiện ở Việt Nam hoặc đối với tổ chức, cá nhân người Việt Nam ở nước ngoài hay có liên quan tổ chức cá nhân ở Việt Nam sẽ được áp dụng theo pháp luật Việt Nam và bằng chế tài hành chính hoặc hình sự, tùy thuộc nội dung thông tin sai sự thật và hậu quả do hành vi đưa thông tin sai sự thật gây ra. Trường hợp hành vi đưa thông tin sai sự thật gây ảnh hưởng nghiêm trọng đời sống cá nhân, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của công dân hoặc ảnh hưởng nghiêm trọng hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, gây dư luận xấu, người thực hiện hành vi có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội lợi dụng quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức cá nhân theo Điều 331 Bộ luật Hình sự hoặc Tội vu khống theo Điều 156 Bộ luật Hình sự hay Tội đưa thông tin trái phép trên mạng Internet theo Điều 288 Bộ luật Hình sự. Trường hợp hành vi chưa gây ra hậu quả nghiêm trọng, người thực hiện hành vi cũng có thể bị xử phạt hành chính với mức đến 30 triệu đồng, theo quy định tại Nghị định số 15/2020/NĐ-CP về xử phạt hành chính trong lĩnh vực bưu chính viễn thông, tần số vô tuyến điện. Người bị đưa thông tin sai sự thật có thể yêu cầu người thực hiện hành vi bồi thường thiệt hại do danh dự nhân phẩm uy tín bị xâm phạm theo quy định tại Điều 592 của Bộ luật Dân sự năm 2015. Những người chia sẻ thông tin sai sự thật cũng có thể bị xử phạt vi phạm hành chính. Nếu hành vi là cố ý, biết rõ thông tin giả, sai sự thật, vẫn cố tình đưa tin, có thể bị xử lý hành chính hoặc hình sự tùy thuộc nhận thức và hậu quả của hành vi. HẢI NINH Nói về đề xuất xây dựng 2 đập dâng trên sông Hồng, KTS Đào Ngọc Nghiêm, Phó Chủ tịch Hội Quy hoạch Phát triển Đô thị Việt Nam (Hội thành viên Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam) cho rằng, việc xây dựng và khai thác đập để ổn định dòng chảy sông Hồng và lấy nước cho Hồ Tây đã được định hướng từ lâu, rất cần thực tiễn hiện nay. KTS Đào Ngọc Nghiêm cho hay, đã có kế hoạch khai thác phân khu sông Hồng, nhưng việc khai thác quỹ đất hai bên sông lại đang gặp vướng mắc về mực nước. Do đó, các nhà khoa học nghiên cứu và đề xuất xây dựng đập. Tuy nhiên, ngoài việc quan tâm đập của sông Hồng cũng cần phải nghiên cứu 6 dòng sông khác của vùng đồng bằng Bắc bộ sao cho không vì Thủ đô mà ảnh hưởng mực nước của các dòng sông khác. Trước khi triển khai xây đập cần phải có số liệu khí tượng thủy văn của thượng nguồn sông Hồng. Mực nước của sông Hồng phụ thuộc thượng nguồn và dòng sông này có khoảng 600 km chảy qua Việt Nam, trong đó 120 km chảy qua Hà Nội. Vì vậy, cần phải có nghiên cứu và dự báo đúng từ thượng nguồn, đặc biệt từ Trung Quốc, để khai thác có hiệu quả vốn đầu tư và phát huy được hiệu quả công trình. Phó Chủ tịch Hội Quy hoạch Phát triển Đô thị Việt Nam nhấn mạnh, đây là giải pháp cần thiết nhưng phải chú ý vấn đề đánh giá lại tác động môi trường của cả hệ thống các dòng sông của Bắc bộ trước khi triển khai dự án. Mới đây, lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cho biết, cần sớm nghiên cứu nâng cao đáy sông hoặc dâng mực nước. Giải pháp đầu tiên là làm các đập dâng, trước mắt có thể nghiên cứu xây hai đập ở khu vực Xuân Quan (huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên) và Long Tửu (huyện Đông Anh, TP Hà Nội), dự kiến khởi công trong giai đoạn 2026-2030. Ngoài việc đáp ứng nhu cầu lấy nước tưới tiêu, nước sông Hồng dâng lên sẽ giúp các sông Nhuệ, Đáy, thậm chí Tô Lịch, có dòng chảy tự nhiên như xưa. Tuy nhiên, đề xuất xây dựng đập dâng nhằm dâng mực nước sông Hồng đang gây nhiều lo ngại về tác động không mong muốn như dòng chảy thay đổi, kéo theo một loạt vấn đề môi trường. THIÊN TUẤN Bộ Công an khởi tố, bắt giam Phó Cục trưởng Cục Xúc tiến Thương mại (Bộ Công Thương) Trần Duy Đông, do liên quan vụ án Xuyên Việt Oil. Chiều 3/4, tại họp báo Chính phủ, Trung tướng Tô Ân Xô - Người phát ngôn Bộ Công an - cho biết, Cục An ninh Điều tra Bộ Công an (A09) đã khởi tố bị can, bắt bị can để tạm giam đối với 3 người, do có liên quan vụ án Xuyên Việt Oil. Cụ thể, ông Trần Duy Đông - Phó cục trưởng Cục Xúc tiến Thương mại, bị khởi tố, bắt tạm giam về tội nhận hối lộ. Ông Đinh Tiến Dũng - Kế toán trưởng Công ty Xuyên Việt Oil, và Nguyễn Tấn Long - Trưởng phòng Kinh doanh Công ty Xuyên Việt Oil, bị khởi tố, bắt tạm giam về tội Đưa hối lộ. Đây là kết quả của mở rộng điều tra vụ án “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí; thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng; đưa hối lộ; nhận hối lộ; lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi", xảy ra tại Công ty TNHH Thương mại Vận tải và Du lịch Xuyên Việt Oil và một số cơ quan, tổ chức liên quan. Cũng liên quan vụ án này, hàng loạt cán bộ, lãnh đạo đã bị bắt. Cụ thể, ông Đỗ Thắng Hải - Thứ trưởng Bộ Công Thương bị khởi tố, bắt tạm giam để điều tra về tội Nhận hối lộ. Ông Lê Duy Minh, Giám đốc Sở Tài chính TP HCM (nguyên Cục trưởng Cục Thuế TP HCM), cũng bị bắt về tội Nhận hối lộ. Ông Lê Đức Thọ - Cựu Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre - bị bắt để điều tra về tội "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi". Trước đó, đầu tháng 9, bà Mai Thị Hồng Hạnh - Giám đốc Công ty TNHH Thương mại Vận tải và Du lịch Xuyên Việt Oil; bà Nguyễn Thị Như Phương - Phó Giám đốc Xuyên Việt Oil - cũng bị bắt để điều tra về tội "Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí". GIA ĐẠT Trong đó, nêu cao tinh thần “Năm quyết tâm” gồm: Quyết tâm khắc phục mọi khó khăn, vượt qua mọi thách thức; Quyết tâm thực hiện, không nói không, không nói khó, không nói có mà không làm, không được chủ quan, lơ là, mất cảnh giác với phương châm “thắng không kiêu, bại không nản”; Quyết tâm bảo vệ cán bộ dám nghĩ, dám làm vì lợi ích chung, nghĩ thật, nói thật, làm thật, hiệu quả thật; Quyết tâm cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp, bảo đảm người dân, doanh nghiệp được hưởng thụ thật; Quyết tâm nỗ lực phấn đấu cao nhất để đạt kết quả tốt nhất trong năm 2024. Thủ tướng yêu cầu thực hiện tốt "Năm bảo đảm" gồm: Bảo đảm thực hiện đồng bộ, quyết liệt, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp theo Kết luận của Trung ương, Bộ Chính trị, lãnh đạo chủ chốt, các Nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ; Bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, các cân đối lớn của nền kinh tế và kiểm soát lạm phát; Bảo đảm phát triển lành mạnh, công khai, minh bạch các loại thị trường như thị trường bất động sản, thị trường vốn…; Bảo đảm đầy đủ điều kiện để triển khai chế độ tiền lương mới từ ngày 1/7/2024; Bảo đảm an sinh xã hội, an ninh, an toàn, an dân; tăng cường phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí; bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ. Cùng đó, người đứng đầu Chính phủ cũng yêu cầu tập trung thực hiện “Năm đẩy mạnh” là: Đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế trên tất cả lĩnh vực, trong đó tiếp tục làm mới các động lực tăng trưởng truyền thống và thúc đẩy động lực tăng trưởng mới, thúc đẩy chuyển dịch kinh tế theo hướng chuyển đổi xanh, phát triển kinh tế số, kinh tế tuần hoàn, kinh tế tri thức, kinh tế chia sẻ và các ngành, lĩnh vực mới nổi. Đẩy mạnh huy động mọi nguồn lực xã hội vào đầu tư phát triển, giải quyết khó khăn, vướng mắc, tạo thuận lợi cho sản xuất kinh doanh, tạo công ăn, việc làm, tạo sinh kế cho người dân, không tạo thêm rào cản cho người dân, doanh nghiệp; xử lý, giải quyết các vấn đề, dự án tồn đọng kéo dài. Đẩy mạnh 3 đột phá chiến lược, về hoàn thiện thể chế, phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, phát triển nguồn nhân lực phục vụ phát triển thời kỳ mới. Đẩy mạnh hoạt động đối ngoại, hội nhập quốc tế, củng cố và nâng cao vị thế, uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế, khẩn trương cụ thể hóa, khai thác có hiệu quả các điều ước quốc tế, thỏa thuận của Lãnh đạo cấp cao. Đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, lập nghiệp. Đẩy mạnh chuyển đổi số quốc gia, triển khai có hiệu quả Đề án 06 và Trung tâm dữ liệu quốc gia. TIỂU PHƯƠNG Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại phiên họp. ẢNH: BÁO NHÂN DÂN ĐIỆN TỬ THỦ TƯỚNG PHẠM MINH CHÍNH: Phấn đấu đạt và vượt các mục tiêu, chỉ tiêu năm 2024, nhất là về tăng trưởng Phát biểu tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3/2024 và Hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương ngày 3/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh thực hiện cao nhất, tốt nhất, phấn đấu đạt và vượt các mục tiêu, chỉ tiêu trong năm 2024, nhất là chỉ tiêu tăng trưởng khoảng 6,5% với tinh thần "Năm quyết tâm", "Năm bảo đảm" và "Năm đẩy mạnh". Thận trọng việc xây đập dâng trên sông Hồng Bắt tạm giam Phó Cục trưởng Cục Xúc tiến Thương mại Trần Duy Đông Người đưa tin sai sự thât về Chủ tịch Sacombank bị xử lý thế nào? Ông Dương Công Minh, Chủ tịch Ngân hàng Sacombank Phó Cục trưởng Cục Xúc tiến Thương mại Trần Duy Đông. KTS Đào Ngọc Nghiêm.
RkJQdWJsaXNoZXIy MTYzNTY5OA==