Khoa học và Đời sống số 14-2024

Số 14 (4328) Thứ Năm (4/4/2024) Trong loạt sách Advances in Parasitology mới công bố, nhiều nhà nghiên cứu cho biết, đã phân tích các xác ướp Ai Cập. Họ phát hiện khoảng 2/3 số xác ướp mang nhiều loại mầm bệnh khác nhau. Trong số này, 22% là bệnh sốt rét và 40% là chấy rận. Xác ướp mang nhiều loại mầm bệnh Cụ thể, 4 trong số 16 xác ướp tìm thấy tại Thung lũng các vị vua được các chuyên gia kiểm tra ký sinh trùng Plasmodium falciparum - loại gây ra dạng sốt rét nguy hiểm - cho kết quả dương tính. Một trong số những xác ướp đó thuộc về pharaoh Tutankhamun nổi tiếng Ai Cập. Ông hoàng này mắc 2 chủng sốt rét khác nhau, dù nguyên nhân tử vong có thể là ngã xe ngựa. Tác giả nghiên cứu, ông Piers D. Mitchell, thuộc Đại học Cambridge, cho hay, 49 trên số 221 xác ướp Ai Cập được phân tích để kiểm tra khả năng mắc sốt rét đều dương tính. Ông và đồng nghiệp suy đoán bệnh sốt rét ảnh hưởng lớn tới số ca tử vong ở trẻ em và bệnh thiếu máu ở tất cả dân cư sống dọc sông Nile ở Ai Cập thời cổ đại. Theo nhóm nghiên cứu, 92% xác ướp mắc bệnh sốt rét có xương xốp và nhiều dấu hiệu của bệnh thiếu máu với đặc điểm là số lượng tế bào hồng cầu giảm. Việc người dân Ai Cập cổ đại mắc nhiều bệnh tật như vậy chắc chắn ảnh hưởng lớn tới thể lực và năng suất lao động. Nhóm nghiên cứu cũng phát hiện một số loại ký sinh trùng khác ở xác ướp Ai Cập gồm mầm bệnh toxoplasmosis liên quan tâm thần phân liệt. Theo nhóm nghiên cứu, con người có thể nhiễm toxoplasmosis khi tiếp xúc gần với mèo. Do mèo là loài vật linh thiêng, được người dân Ai Cập tôn sùng, thờ phụng nên chúng cũng được ướp xác và dùng trong nghi lễ tôn giáo. Nhóm nghiên cứu của ông Mitchell ước tính 10% xác ướp dương tính với bệnh leishmaniasis gắn liền thiếu máu và gây tử vong ở 95% ca bệnh do không được điều trị. Ký sinh trùng trong dạ dày như sán dây cá cũng được phát hiện ở 2 xác ướp. Hai trường hợp này nhiễm bệnh có thể do ăn cá đánh bắt từ sông Nile nhưng chưa nấu chín. Nghi ngờ liên quan sông Nile? Bệnh giun xoắn được ghi nhận ở cơ ngực của xác ướp có tên Nakht - thợ dệt trong nhà thờ hoàng tộc ở Thebes. Loài giun nhỏ này thường lây nhiễm qua thịt lợn chưa nấu chín. Chúng làm tổ bên trong mô cơ, có thể gây tử vong nếu tiến vào tim. Thêm nữa, xác ướp của Nakht còn có giun sán ở cả mạch máu và đường tiết niệu. Giống như 65% xác ướp được nghiên cứu, người đàn ông này còn mắc bệnh do sán máng ký sinh. Một xác ướp khác ở Bảo tàng Manchester thậm chí có giun sán ở não. Khoảng 40% trong số 218 xác ướp bị nhiễm chấy. Các chuyên gia nghi ngờ các xác ướp Ai Cập mang nhiều mầm bệnh liên quan sông Nile. Dòng sông này đóng vai trò như nguồn lây ký sinh trùng nhiệt đới trong nước, thường không gặp ở các vùng khô hạn. Do đó, muỗi mang mầm bệnh sốt rét và nhiều bệnh nguy hiểm khác phát triển mạnh ở Ai Cập thời cổ đại, dù lượng mưa thấp. Tuy nhiên, sông Nile cũng giúp đất đai nông nghiệp trở nên màu mỡ nhờ phù sa bồi đắp trong mùa lũ hàng năm. Nhờ đó, nông dân không cần dùng phân bón, cây trồng vẫn tươi tốt, cho sản lượng thu hoạch cao. Đây cũng được cho là lý do xác ướp Ai Cập có tỷ lệ nhiễm giun tóc và giun đũa thấp hơn so với cư dân sống ở vùng Trung Đông và Địa Trung Hải. TÂM ANH (theo ) 5 năm chế tác mô hình điện Kính Thiên TRI THỨC NHÂN LOẠI 15 THÂM CUNG BÍ SỬ Hiểm họa tiềm ẩn trong xác ướp Ai Cập QUỐC LÊ Nghiên cứu của giới chuyên gia chỉ ra rằng, khoảng 2/3 số xác ướp Ai Cập được kiểm tra mang những loại mầm bệnh khác nhau, bao gồm 22% là bệnh sốt rét và 40% chấy rận. Ngay cả pharaoh Tutankhamun cũng mắc 2 chủng sốt rét. Tỉnh nào được coi là “thủ phủ than đá” của Việt Nam? A: Quảng Ninh B: Thái Nguyên C: Hòa Bình Đáp án đúng Quizz test số trước: B: Bắc Kạn Hồ Ba Bể là một hồ nước ngọt ở Bắc Kạn, Việt Nam. Đây là hồ nước ngọt tự nhiên lớn nhất Việt Nam và là một trong một trăm hồ nước ngọt lớn nhất thế giới. Theo cổng thông tin điện tử tỉnh Bắc Kạn, hồ Ba Bể cách thành phố Bắc Kạn 70km về phía Tây Bắc, nằm ở trung tâm Vườn Quốc gia Ba Bể, thuộc xã Nam Mẫu, huyện Ba Bể; phía Đông Bắc giáp xã Cao Trĩ và Khang Ninh; phía Đông Nam giáp xã Nam Cường và xã Đà Vị, huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang. Hồ Ba Bể được hợp thành từ 3 hồ có tên là Pé Lèng, Pé Lù và Pé Lầm. Hồ có chiều dài hơn 8km, nơi rộng nhất là 2km, diện tích mặt nước khoảng 500ha, độ sâu trung bình 20m, có nơi sâu đến 35m. Tại hồ có nhiều loài thủy vật và cá nước ngọt sinh sống, trong đó nhiều loài đặc biệt quý hiếm được ghi vào Sách đỏ Việt Nam như cá Chép Kình, cá Rầm Xanh, cá Chiên. Hồ Ba Bể nằm ở cánh cung sông Gâm, địa hình gồ ghề và cắt xé bởi các ngọn núi cao từ 1.400m đến 1.600m và xen kẽ là các thung lũng. Hồ được nước của hai con sông chảy vào là sông Chợ Lèng và sông Nam Cường rồi chảy ra sông Năng, đổ xuống thác Đầu Đẳng. Năm 2012, Thủ tướng ban hành quyết định xếp hạng Danh lam thắng cảnh Hồ Ba Bể là Di tích quốc gia đặc biệt (Quyết định số 1419/QĐ-TTg). Hiện tại, có khoảng 10.000ha quanh hồ Ba Bể đang thuộc diện cần bảo vệ. Điện Kính Thiên là tòa điện quan trọng nhất nằm giữa trung tâm Cấm thành của Hoàng thành Thăng Long thời Lê sơ. Đây là nơi diễn ra các nghi thức quan trọng của quốc gia như lễ Đăng cơ (Hoàng đế lên ngôi), Đại triều và triều đình đón tiếp sứ thần các nước... Bí ẩn kiến trúc điện Kính Thiên Theo các nhà khoa học của Viện Nghiên cứu Kinh thành, những năm gần đây, hàng chục cuộc khai quật diễn ra xung quanh điện Kính Thiên. Kết quả nghiên cứu có nhiều phát hiện mới giá trị, cung cấp tư liệu khoa học cho công tác phục dựng cung điện này. Cuộc khai quật khảo cổ học năm 2002 đến 2004 tại 18 Hoàng Diệu, phía Tây điện Kính Thiên, đã phát lộ những loại đấu xuyên tâm và loại bình áng đầu chim. Đó là manh mối đầu tiên, quan trọng, gợi mở hướng nghiên cứu về hệ khung giá đỡ mái của kiến trúc cung điện thời Lê sơ. Được gọi nôm na là hệ đấu củng, đây là hệ thống gồm các ngàm và khóa có răng gỗ ăn khớp nhau, được đặt bên dưới mái hiên và trên cột chống, có tác dụng đỡ hệ mái, chịu lực và trang trí cho kiến trúc. Hệ này bao gồm những thanh ngàm (đấu - củng), bình áng và đấu. Trong cuộc khai quật xung quanh khu vực điện Kính Thiên năm 2017 - 2018, các chuyên gia tìm được 70 cấu kiện gỗ của kiến trúc, bao gồm cột, xà góc, rui hiên, ván sàn, rường nóc trên bộ vì... nằm dưới đáy một dòng chảy thời Lê. Khi nghiên cứu hình dáng, kích thước, kỹ thuật tạo rãnh ngàm của bình áng, nhà khoa học của Viện Nghiên cứu Kinh thành đã lắp ghép ba loại bình áng thành một cụm đấu củng hoàn chỉnh. Ngoài ra, tại hố đào phía đông điện Kính Thiên, cùng vị trí phát hiện các loại bình áng, còn tìm thấy xà góc, rui hiên và thượng lương. Đây là những cấu kiện quan trọng, liên quan kết cấu bộ khung giá đỡ mái và hình thái bộ mái của công trình kiến trúc đấu củng. Điều đặc biệt là nhiều cấu kiện gỗ có thể thấy còn nguyên lớp sơn thếp màu đỏ và vàng tô trên họa tiết hoa văn. Phân tích cho thấy những lớp này đều là vàng chất lượng cao. Mô hình 3D về chính điện Kính Thiên Từ những dữ liệu khảo cổ, kết hợp nghiên cứu lịch sử, các nhà khoa học của Viện Nghiên cứu Kinh thành khảo sát, đối sánh với hệ thống kiến trúc cung điện cổ tại Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc. Trên cơ sở đó, họ phối hợp C.M.Y.K Việt Nam - công ty chuyên về lĩnh vực 3D - phục dựng 3D kiến trúc điện Kính Thiên. Quá trình này kéo dài khoảng 5 năm, với công nghệ in 3D, scan 3D có hỗ trợ công nghệ mapping (trình chiếu). Bằng những suy luận, tài liệu, nghiên cứu sử liệu do Viện Nghiên cứu Kinh thành cung cấp, ê-kíp thực hiện phục dựng đưa ra hình ảnh tương đối sát với những dấu tích còn lại. Sau quá trình phục dựng, mô hình 3D về chính điện Kính Thiên đã được trưng bày trang trọng tại sảnh chính Bảo tàng Hà Nội, đem lại cho công chúng hình dung tương đối hoàn chỉnh về lầu son gác tía của Hoàng thành Thăng Long trong thời kỳ lịch sử huy hoàng. Thành quả nghiên cứu này được xem là bước tiến dài trong lịch sử nghiên cứu, đánh giá giá trị khu di tích Hoàng thành Thăng Long sau hơn hai thập niên khai quật, nghiên cứu khảo cổ học. Sự ra đời của mô hình này được xem là bước tiến dài trong lịch sử nghiên cứu, đánh giá giá trị khu di tích Hoàng thành Thăng Long sau hơn hai thập niên khai quật, nghiên cứu khảo cổ học. Chùa Một Cột

RkJQdWJsaXNoZXIy MTYzNTY5OA==