Khoa học và Đời sống số 13-2024

Số 13 (4327) Thứ Năm (28/3/2024) Đế chế Aztec là một trong những nền văn minh cổ xưa nổi tiếng thế giới. Vùng đất sinh sống của người Aztec ngày nay là thành phố Mexico. Trong suốt nhiều thế kỷ qua, không ít chuyên gia săn lùng tung tích kho báu “khủng” của hoàng đế Aztec. Đế chế Aztec Cụ thể, Montezuma là hoàng đế thứ 9 của đế chế Aztec. Là người đứng đầu vương quốc, ông hoàng này sở hữu số của cải khổng lồ và sống trong cung điện lộng lẫy ở kinh đô Tenochtitlan. Năm 1519, tướng Hernando Cortés dẫn đầu lực lượng Tây Ban Nha đến kinh đô Tenochtitlan. Khi ấy, nhà vua Montezuma tiếp đón họ một cách trọng thể vì cho rằng Cortés là hóa thân của vị thần Quetzalcoatl. Tuy nhiên, sau khi biết Cortés không phải hóa thân của vị thần Quetzalcoatl, vua Montezuma quyết định tặng cho vị tướng này nhiều vàng bạc nhằm khiến họ mau chóng rời đi. Vua Montezuma không thể ngờ rằng việc làm trên khiến tướng Cortés và lực lượng Tây Ban Nha nổi lòng tham. Sau khi trở về, Cortés chuẩn bị cho cuộc chinh phạt đế chế Aztec để lấy đi nguồn của cải khổng lồ của nền văn minh này. Kho báu bí ẩn Năm 1520 - 1521, tướng Cortés và lực lượng Tây Ban Nha thực hiện cuộc tấn công, chinh phục đế chế Aztec. Lúc biết tin kẻ địch sắp tiến đến kinh đô Tenochtitlan, nhà vua Montezuma đã sai người đem chôn giấu kho báu khổng lồ gồm vàng bạc, châu báu, kỳ trân dị bảo để chúng không rơi vào tay kẻ địch. Tương truyền, vua Montezuma giấu kho báu khổng lồ gần khu vực hồ Texcoco. Vậy nên, sau khi chinh phục được đế chế Aztec, tướng Cortés cho người tìm kiếm khắp khu vực xung quanh hồ Texcoco, cũng như kinh đô Tenochtitlan, nhưng không tìm thấy gì. Trong những năm tiếp theo, tin đồn về kho báu của đế chế Aztec được nhiều người biết đến và khao khát có được số của cải này để "đổi vận". Không ít thợ săn kho báu dùng đủ mọi cách để lần tìm manh mối, xác định vị trí số của cải khổng lồ trên nhưng đều không có kết quả. Đến nay, kho báu của vua Montezuma vẫn là bí ẩn. TÂM ANH (theo Ancient-origins) 4 ngôi chùa cổ linh thiêng ở nội đô Hà Nội TRI THỨC NHÂN LOẠI 15 THÂM CUNG BÍ SỬ Gian nan truy tìm kho báu của hoàng đế Aztec QUỐC LÊ Trước khi người Tây Ban Nha tấn công kinh đô Tenochtitlan, vua Montezuma của đế chế Aztec được cho là đã chôn giấu kho báu khổng lồ. Suốt nhiều thế kỷ, không ít người truy tìm kho báu này ở Mexico nhưng chưa có kết quả. Hồ nước ngọt tự nhiên lớn nhất Việt Nam ở tỉnh nào? A: Hòa Bình B: Bắc Kạn C: Đồng Nai Đáp án đúng Quizz test số trước: C: Cao Bằng Đèo Mẻ Pia nằm trên quốc lộ 4A đoạn nối từ xã Xuân Trường đến trung tâm huyện biên giới Bảo Lạc thuộc tỉnh Cao Bằng, dài khoảng 2,5 km. Đây là cung đường nổi tiếng bởi sự khúc khuỷu, hiểm trở và hùng vĩ bậc nhất núi rừng Đông Bắc. Đèo Mẻ Pia còn được biết đến với tên gọi là đèo 14 tầng hay đèo Khau Cốc Chà. Đoạn đường đèo chỉ khoảng 2,5km nhưng lại khúc khủy và phân thành 14 tầng dốc. Đoạn đường đèo là dốc thẳng đứng, sở dĩ xây dựng thành 14 tầng như vậy để tạo thành 14 khúc cua nhầm hạ độ cao và dốc để các phương tiện giao thông có thể đi lại dễ dàng hơn. Người ta kể lại rằng, đèo Mẻ Pia có từ thời Pháp thuộc, vốn dĩ chỉ là một con đường mòn chỉ có thể cưỡi ngựa đi qua. Đoạn rộng nhất của con đèo chỉ vào khoảng 40cm. Đến tận năm 2009, con đèo mới được khởi công xây dựng và hoàn thành vào năm 2011. Giờ đây, đường đèo được mở lối thông thoáng hơn, với bề ngang được mở rộng chừng 5m. Chùa Một Cột (quận Ba Đình) Nằm bên Quảng trường Ba Đình, chùa Một Cột nổi tiếng với lối kiến trúc độc đáo, gồm điện thờ đặt trên cột trụ duy nhất. Đây là biểu tượng lịch sử của Thủ đô, cũng như nền văn hóa có bề dày ngàn năm của Việt Nam. Tương truyền, chùa được xây dựng theo giấc mơ của vua Lý Thái Tông. Theo đó, năm 1049, vua mơ thấy mình được Phật bà Quan Âm đưa lên tòa sen. Tỉnh dậy, nhà vua kể lại chuyện cho quần thần nghe và được nhà sư Thiền Tuệ khuyên dựng chùa có hình dáng như đài sen. Do những biến thiên lịch sử, chùa Một Cột được xây dựng lại nhiều lần, mỗi lần lại có những sửa đổi khác nhau nên diện mạo không còn giống thời Lý. Thời Nguyễn, chùa được trùng tu lớn vào những năm 1840-1850 và 1922. Năm 1954, chùa Một Cột bị thực dân Pháp và tay sai phá hủy khi rút khỏi Hà Nội. Đến năm 1955, công trình được kiến trúc sư Nguyễn Bá Lăng tái dựng theo kiến trúc để lại từ thời Nguyễn. Chùa Quán Sứ (quận Hoàn Kiếm) Nằm ở số 73 phố Quán Sứ, chùa Quán Sứ có lịch sử hình thành và phát triển mang nhiều nét đặc biệt. Theo sử sách, thời Vua Lê Thế Tông (1573-1599), triều đình cho dựng tòa nhà gọi là Quán Sứ để tiếp đón sứ thần đến Thăng Long. Vì sứ thần các nước này theo đạo Phật nên một ngôi chùa được dựng trong khuôn viên Quán Sứ để họ có điều kiện hành lễ. Theo thay đổi của thời cuộc, nhà Quán Sứ không còn, nhưng ngôi chùa thì vẫn tồn tại để phục vụ nhu cầu tín ngưỡng của người dân, được gọi là chùa Quán Sứ. Năm 1934, khi Tổng hội Phật giáo Bắc Kỳ thành lập, chùa Quán Sứ được chọn làm trụ sở trung ương. Năm 1942, chùa đã được xây dựng lại theo bản thiết kế của hai kiến trúc sư Nguyễn Ngọc Ngoạn và Nguyễn Xuân Tùng. Kiến trúc chùa là sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống và hiện đại. Ngày nay, chùa Quán Sứ là trụ sở của Giáo hội Phật giáo Việt Nam, cũng là nơi đặt Phân viện Nghiên cứu Phật học thuộc Giáo hội và văn phòng tổ chức Phật giáo Châu Á vì hòa bình ở Việt Nam. Chùa Láng (quận Đống Đa) Nằm trên phố Chùa Láng, chùa Láng hay Chiêu Thiền tự được xây dựng từ thời Vua Lý Anh Tông (11381175). Đây là nơi thờ Thiền sư Từ Đạo Hạnh, một trong những nhà tu hành nổi tiếng nhất lịch sử Việt Nam. Với quần thể kiến trúc bề thế, được bố trí hài hòa, cân xứng trong một không gian thoáng đãng, chùa Láng đã từng được coi là “đệ nhất tùng lâm” ở phía Tây kinh thành Thăng Long xưa. Ngày nay, đây vẫn là một trong những ngôi chùa có khuôn viên rộng nhất khu vực nội thành Hà Nội. Quần thể kiến trúc chia thành nhiều lớp, từ ngoài vào trong gồm ba lớp cổng, nhà bát giác và khu chùa chính gồm bái đường, nhà thiêu hương, thượng điện, các dãy hành lang, nhà tổ, tăng phòng… Trong đó, nhà bát giác là công trình nổi bật, tạo nên nét đặc trưng của kiến trúc chùa Láng. Các không gian thờ tự ở chùa Láng được bài trí tôn nghiêm với Ảnh minh hoạ. khoảng 200 bức tượng. Đây là một trong những ngôi chùa có số lượng tượng thờ nhiều nhất Việt Nam, nhiều bức trong đó có giá trị nghệ thuật cao. Ngoài ra, chùa còn lưu giữ được hàng chục văn bia cổ có giá trị. Chùa Liên Phái (quận Hai Bà Trưng) Nằm trong ngõ Liên Phái, phố Bạch Mai, chùa Liên Phái được ví như đóa sen tuyệt đẹp của kinh thành Thăng Long xưa. Theo văn bia, chùa được xây dựng thời Vua Lê Dụ Tông (1705-1729). Ngôi chùa này chính là chốn tổ của phái Liên Tông (dòng hoa sen), một trong những phái thiền của Phật giáo bản địa Việt Nam, xuất hiện cuối thời Hậu Lê. Kiến trúc hiện tại của chùa được định hình vào đợt tu bổ năm 1855, với chùa chính gồm tòa tam bảo, nhà bái đường và nhà thờ tổ. Công trình kiến trúc tiêu biểu của chùa Liên Phái là tháp Diệu Quang nằm phía trước chùa. Tháp có hình lục lăng cao 10 tầng, quy mô tương đối lớn, được coi là kiến trúc quý hiếm vào bậc nhất trong các ngôi chùa ở Hà Nội. Sau chùa là khu vườn tháp được xây dựng trên gò đất cao, có 9 ngôi tháp xây thành ba hàng. Trong đó, tháp Cửu Sinh xây bằng đá niên đại hơn 250 tuổi, là tòa tháp cổ nhất trong nội thành Hà Nội. Ba Đình, Hoàn Kiếm, Đống Đa và Hai Bà Trưng được UBND Hà Nội xác định là 4 quận nội đô lịch sử của thành phố. Cùng khám phá 4 ngôi chùa cổ nổi tiếng nhất 4 quận này. Chùa Một Cột Chùa Quán Sứ

RkJQdWJsaXNoZXIy MTYzNTY5OA==