Khoa học và Đời sống số 12-2024

Số 12 (4326) Thứ Năm (21/3/2024) 10 Sáng 16/3, Hội Khoa học Lịch sử Hà Tĩnh (thuộc Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Hà Tĩnh) và UBND huyện Kỳ Anh phối hợp dòng họ Lê ở Kỳ Anh tổ chức hội thảo khoa học “Hoàng giáp Lê Tuấn và dòng họ Lê Kỳ Anh trong sự nghiệp bảo vệ và xây dựng đất nước”. PGS.TS Nguyễn Tất Thắng, Chủ nhiệm Khoa Lịch sử (Đại học Sư phạm Huế); Thạc sĩ Nguyễn Trí Sơn,Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Hà Tĩnh; ông Lê Trọng Bính, Trưởng ban liên lạc Hội đồng họ Lê Kỳ Anh; Phó Chủ tịch UBND huyện Kỳ Anh Võ Tá Cương; ông Lê Hồng Chương, đại diện con cháu họ Lê xã Kỳ Văn - đồng chủ trì hội thảo. Hoàng giáp Thượng thư Lê Tuấn sinh năm Mậu Dần (1818), tại làng Mỹ Lụ, tổng Hà Trung, huyện Hà Hoa, nay là thôn Thanh Sơn, xã Kỳ Văn (huyện Kỳ Anh). Thuở nhỏ, ông nổi tiếng thông minh, hiếu học, đậu tú tài năm 1842, đậu cử nhân năm 1851. Tại kỳ thi Đình năm Quý Sửu (1853), niên hiệu Tự Đức thứ 7, Lê Tuấn đỗ Nhị giáp Tiến sĩ (Hoàng giáp). Ông là vị quan đại thần có tiếng thanh liêm, tài đức vẹn toàn, được nhà vua quý trọng, người đương thời mến mộ. Cuộc đời và sự nghiệp khoa cử, hoan lộ của Hoàng giáp Thượng thư Lê Tuấn tiêu biểu cho truyền thống cần cù, hiếu học, ý chí vươn lên mạnh mẽ của người dân Kỳ Anh nói riêng và Hà Tĩnh nói chung. Hội thảo nhận được 20 tham luận của các nhà khoa học ở Viện Sử học, Đại học Sư phạm Hà Nội, Đại học Khoa học Huế, Đại học Sư phạm Huế, Đại học Hà Tĩnh, Sở VH-TT&DL Hà Tĩnh, Bảo tàng Hà Tĩnh, Trường Chính trị Trần Phú, Hội Khoa học Lịch sử Hà Tĩnh… Các tham luận tập trung làm rõ hơn thân thế, sự nghiệp và công lao đóng góp của Hoàng giáp Thượng thư Lê Tuấn trong việc thực thi nhiệm vụ triều đình giao, nhất là trên lĩnh vực chính trị, quân sự và ngoại giao. Đồng thời, nêu bật những đóng góp của dòng họ Lê Kỳ Anh trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng quê hương đất nước... Thông qua hội thảo khoa học, các đại biểu làm sáng tỏ thêm đóng góp to lớn của Hoàng giáp Thượng thư Lê Tuấn và các nhân vật lịch sử dòng họ Lê ở Kỳ Anh trong sự nghiệp bảo vệ và xây dựng đất nước. Đồng thời, cung cấp thêm nguồn tư liệu quý báu để hiểu thêm về giai đoạn lịch sử cụ thể của đất nước, phục vụ thiết thực cho công tác nghiên cứu lịch sử địa phương. Qua đó, hội thảo góp phần giáo dục truyền thống, nâng cao niềm tự hào dân tộc, khơi dậy, phát huy tinh thần đoàn kết, ý thức tự cường, tự tôn dân tộc trong thời đại hội nhập phát triển, tạo nên nguồn lực nội sinh thúc đẩy tỉnh Hà Tĩnh nói chung, huyện Kỳ Anh nói riêng, thực hiện mục tiêu phát triển bền vững. ANH THÙY - THÁI SƠN Mới đây, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Cà Mau phối hợp Trung tâm Phát triển Nông thôn Bền vững (Trung tâm SRD) tổ chức hội thảo tổng kết dự án “Bảo vệ khí hậu và rừng ngập mặn kết hợp với cải thiện thu nhập cho các cộng đồng bị tổn thương”. Phó Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam Phạm Ngọc Linh, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Cà Mau Trần Văn Thức, Chủ tịch Hội Liên hiệp Hội Phụ nữ tỉnh Cà Mau Trần Thị Kiều Yến, Phó Giám đốc Trung tâm SRD Nguyễn Phú Hùng chủ trì hội thảo. Dự án “Bảo vệ khí hậu và rừng ngập mặn kết hợp với cải thiện thu nhập cho các cộng đồng bị tổn thương” do tổ chức Bánh mỳ cho Thế giới (BFTW) của Đức tài trợ với nguồn vốn không hoàn lại 800.000 EUR và 140.000 EUR vốn đối ứng do Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau bố trí. Dự án được VUSTA phê duyệt theo Quyết định số 129/QĐ-LHHVN ngày 8/3/2021. Sau 3 năm thực hiện, dự án đạt những kết quả tích cực. Nhiều mô hình sinh kế bền vững kết hợp bảo vệ rừng ngập mặn, hạn chế biến đổi khí hậu, cụ thể. Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh phối hợp Trung tâm SRD, Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau, Ban Quản lý rừng phòng hộ Tam Giang tổ chức 46 lớp tập huấn kỹ thuật nuôi trồng thủy sản dưới tán rừng cho các nhóm nông dân có đất sản xuất, với sự tham gia của 1.300 lượt hộ gia đình vùng dự án tại xã Tam Giang Đông và Đất Mũi. Dự án hỗ trợ 244 hộ thực hiện mô hình nuôi sò huyết thương phẩm, nuôi vọp, nuôi tôm sú quảng canh cải tiến 2 giai đoạn, nuôi cua thương phẩm cho các hộ gia đình có đất sản xuất tại xã Tam Giang Đông và Đất Mũi. Mỗi mô hình tương đương 10 triệu đồng. Dự án cũng hỗ trợ tài chính xây dựng 2 bể ương tôm (giai đoạn 1) của mô hình nuôi tôm sú quảng canh cải tiến 2 giai đoạn tại xã Đất Mũi và Tam Giang Đông. Kinh phí mỗi bể khoảng 70 triệu đồng. Bên cạnh đó, dự án cũng góp phần thúc đẩy sự tham gia của nữ giới, tăng cường bình đẳng giới trong nỗ lực quản lý bảo vệ rừng, thích ứng biến đổi khí hậu. Dự án nhận được sự đánh giá cao của cơ quan chủ quản, UBND tỉnh Cà Mau quan tâm, chỉ đạo và có sự phối hợp chặt chẽ giữa sở, ban, ngành, đoàn thể, các tổ chức tại địa phương trong quá trình triển khai. Với những kết quả cụ thể, dự kiến dự án tiếp tục được triển khai giai đoạn 2 thời gian tới. CÔNG NGHỆ SỐ NGUYỄN THỊ THANH HUYỀN Dự án Bảo vệ khí hậu và rừng ngập mặn đạt kết quả tích cực Đại diện các sở, ban, ngành cấp tỉnh, nhà nghiên cứu văn hóa, lịch sử trong nước và đại diện dòng họ Lê Kỳ Anh dự hội thảo. Sau khi được Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) phê duyệt và 3 năm thực hiện, dự án “Bảo vệ khí hậu và rừng ngập mặn kết hợp với cải thiện thu nhập cho các cộng đồng bị tổn thương”đạt những kết quả tích cực. Phó Chủ tịch VUSTA Phạm Ngọc Linh phát biểu tại hội thảo. Đại biểu tham dự hội nghị tổng kết dự án chụp ảnh lưu niệm. Hội thảo khoa học về Hoàng giáp Lê Tuấn HÀ TĨNH: Hội thảo làm rõ hơn thân thế, sự nghiệp và công lao đóng góp của Hoàng giáp Thượng thư Lê Tuấn trong việc thực thi nhiệm vụ triều đình giao, nhất là trên lĩnh vực chính trị, quân sự và ngoại giao.

RkJQdWJsaXNoZXIy MTYzNTY5OA==