Khoa học và Đời sống số 11-2024

Số 11 (4325) Thứ Năm (14/3/2024) 4 NGHE & NHÌN THU HƯƠNG Sau hơn một tháng thí điểm, làn đường dành cho xe đạp chạy dọc sông Tô Lịch (Hà Nội) bị chắn lối ra vào, người dân phải bê xe luồn lách qua rào chắn, rác thải xuất hiện ở nhiều nơi. Tuyến đường đầu tiên dành cho xe đạp ở Hà Nội chạy dọc sông Tô Lịch và đường Láng nối từ Ngã Tư Sở tới Cầu Giấy với tổng chiều dài là 2,3 km, đi qua các nút giao cầu Cống Mọc, Láng - Nguyễn Chí Thanh - Trần Duy Hưng; nút giao đường Láng - Lê Văn Lương; cầu 361 tới cầu Cót. Làn đường dành cho xe đạp hai chiều, rộng 3 m, kết hợp làn đi bộ rộng 1m, thí điểm hoạt động từ ngày 1/2/2024. Dù mới đưa vào sử dụng thí điểm, đường này đã xuất hiện rác thải vứt bừa bãi. Lá cây, cỏ dại, thậm chí chất thải của động vật… ở khắp làn đường dành cho xe đạp. Thực trạng đó không chỉ làm mất mỹ quan, ô nhiễm môi trường, mà còn gây ra vấn đề về sức khỏe cộng đồng. Những loại rác thải từ túi nilon, chai nhựa, đến các vật dụng gia đình, cũng như vỏ hộp đựng thức ăn nhanh, nằm trên đường, gây khó chịu cho người dân. Ngay cả khi có biển cấm đổ rác kèm thông báo mức phạt, rác vẫn chất thành đống. Bất cập trên đường dành cho xe đạp ở Thủ đô Tình trạng ô nhiễm nguồn nước, môi trường quanh sông Tô Lịch ngày càng nghiêm trọng, bởi nước thải và rác của các hộ dân xung quanh. Theo người dân gần khu vực này, rác thải được dọn dẹp khoảng 22h - 23h trong ngày. Tuy nhiên, ghi nhận lúc 6h sáng 12/2, khi chưa có người dân qua lại, rác thải vẫn chất đống, có dấu hiệu để lâu ngày. Ông Ngô Đình Ba (74 tuổi, ở Láng Hạ) chia sẻ, từ khi có đường này, ông đạp xe tập thể dục mỗi ngày. Người dân chỉ đi lại trong một quãng đường vì từ cầu nọ sang cầu kia phải qua một nút giao. Họ vừa phải bê xe qua vách ngăn, vừa phải qua đường. “Ngày nắng nóng, rác bốc mùi kinh lắm, không chịu được”, ông Ba nói. Sự xuất hiện của các vách ngăn nhằm không cho phương tiện khác như xe máy, ô tô… vào làn đường này. Tuy nhiên, đa số người dân đi xe đạp qua đây là người cao tuổi, gặp khó khăn vì phải bê xe. “Thanh niên bê xe qua dễ, chứ chúng tôi đi một lúc lại phải xách xe rất mệt”, bà Hoàng Thanh Mai (Cầu Giấy) cho hay. Theo ghi nhận từ nút giao cầu 361 tới cầu Cót, không có nhiều người đi xe đạp. Đường bị các phương tiện khác ngang nhiên lấn chiếm. Phổ biến nhất là tình trạng xe ba gác hoặc xe máy chặn ngang trước đầu làn đường, cản trở lưu thông.

RkJQdWJsaXNoZXIy MTYzNTY5OA==