Khoa học và Đời sống số 11-2024

Số 11 (4325) Thứ Năm (14/3/2024) 19 BẠN ĐỌC Ngày 11/3, Viện KSND tỉnh Tây Ninh hoàn tất thủ tục chuyển hơn 2,5 tỷ đồng bồi thường cho người bị bắt oan là ông Nguyễn Văn Dũng (63 tuổi, ở Bình Dương). Tại trụ sở Viện KSND tỉnh Tây Ninh, ông Lê Hồng Phúc - Trưởng phòng 7, Viện KSND tỉnh Tây Ninh - đã bàn giao hơn 2,5 tỷ đồng cho ông Nguyễn Văn Dũng (ngụ xã Minh Tân, huyện Dầu Tiếng), bồi thường theo bản án dân sự phúc thẩm của TAND Cấp cao tại TP HCM từ tháng 8/2022. Đây là vụ án oan xảy ra từ năm 1979. Cụ thể, ngày 26/7/1979, nhà máy xay lúa ở xã Đôn Thuận (huyện Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh) xảy ra vụ cướp. Từ lời khai của một nghi phạm, ông Dũng cùng cha, mẹ, chị gái và 4 người khác bị bắt giữ. Đến năm 1983, Công an tỉnh Tây Ninh không chứng minh được hành vi phạm tội của các bị can nên trả tự do. Tuy nhiên, ông Dũng cùng người nhà không nhận được quyết định đình chỉ điều tra của công an. Đến tháng 4/2019, ông Dũng và những người liên quan mới được nhận quyết định đình chỉ bị can và giải oan. Cuối năm 2019, Viện KSND tỉnh Tây Ninh tổ chức xin lỗi công khai, bồi thường thiệt hại. Lúc này, cha của ông Dũng (cũng là người bị bắt oan) đã qua đời. Có 7 người (nhiều người đã mất) đồng ý nhận bồi thường thiệt hại. Ông Dũng không đồng ý mức bồi thường thời điểm đó, khởi kiện ra TAND tỉnh Bình Dương. Ông Dũng yêu cầu các cơ quan gây oan sai cho ông phải bồi thường thiệt hại về sức khỏe, tinh thần, chi phí kêu oan, mất thu nhập gần 11 tỷ đồng, sau đó giảm xuống còn 3,6 tỷ đồng. TAND tỉnh Bình Dương chấp nhận bồi thường hơn 1 tỷ đồng. Không đồng ý, ông Dũng tiếp tục kháng cáo. Ngày 31/8/2022, TAND Cấp cao tại TP HCM tuyên Viện KSND tỉnh Tây Ninh phải bồi thường cho ông Dũng 2 tỷ 574 triệu đồng. NGUYỄN ĐỨC Người bị bắt oan được bồi thường hơn 2,5 tỷ đồng Trao đổi với Khoa học và Đời sống/Báo Tri thức và Cuộc sống, ông Phan Ngọc Truyền - Trưởng phòng Cảnh sát Giao thông TP Đà Nẵng - cho biết, có xe chở cát chảy nước. Ông Truyền nói, ông đã đi thực tế trên tuyến, khi chặn được vài xe đầu để xử lý, các xe chở cát dừng hết. Trước khi xuống trình giấy tờ, lái xe gọi điện báo chủ xe và chủ mỏ không cho xe đi thêm nữa. “Về nguyên tắc, vi phạm là chúng tôi xử lý nghiêm. Điều đáng nói ở đây, họ (nhóm lái xe - PV) dùng Zalo để báo tin cho nhau. Khi có lực lượng xử lý, họ sẽ đỗ xe vào cây xăng hoặc bãi đất trống để tránh CSGT”, ông Truyền nói. Lực lượng CSGT TP Đà Nẵng đang quyết liệt triển khai xử lý tình trạng xe chở cát chảy nước trên Quốc lộ 14B và tuyến tránh Nam Hải Vân. Ông Nguyễn Văn Dũng (bên trái) được Viện KSND tỉnh Tây Ninh bồi thường hơn 2,5 tỷ đồng. Xe chở cát ướt hoạt động rầm rộ, đủ “chiêu” trốn CSGT Liên tục trong nhiều ngày, các phương tiện chở cát ướt, nước chảy thẳng xuống mặt đường, hoạt động rầm rộ trên Quốc lộ 14B và đường tránh Nam Hải Vân, đoạn qua TP Đà Nẵng. THANH HẢI Ghi nhận của PV trong ngày 11 - 12/3 cho thấy, nhiều xe ben tải trọng lớn chở cát ướt liên tục lưu thông từ các mỏ đi vào tuyến Quốc lộ 14B và tuyến đường tránh Nam Hải Vân, đoạn qua TP Đà Nẵng. Xe tải biển kiểm soát 43H- 010.19 chở cát ướt chạy từ hướng Tuý Loan xuống trung tâm thành phố, cách trạm CSGT cửa ô Hòa Nhơn vài bước chân. Nước từ thùng xe mang theo cát chảy tràn xuống mặt đường. Xe tải biển kiểm soát 92H - 004.93 chạy từ nút giao thông cao tốc Quảng Ngãi - Đà Nẵng đi tuyến tránh Nam Hải Vân chở cát ướt, nước cũng chảy xuống đường. Đoàn xe ben tải trọng lớn mang biển kiểm soát như 43C- 127.34, 43H-018.02, 43C-123.28… chở cát ướt chảy nước hoạt động rầm rộ, khiến bụi bay mù mịt. Trong khi đó, phương tiện tham gia giao thông trên Quốc lộ 14B ngày càng đông, nguy cơ gây mất an toàn giao thông nghiêm trọng. Anh N.T.S cho hay, ngày nào anh cũng tham gia giao thông qua khu vực Quốc lộ 14B. “Xe chở cát ướt chảy nước xuống đường, chạy nối đuôi nhau, rất nguy hiểm cho người tham gia giao thông như tôi”, anh S. nói.

RkJQdWJsaXNoZXIy MTYzNTY5OA==