Số 11 (4325) Thứ Năm (14/3/2024) 17 l HỎI: Tôi mới đi nội soi và làm xét nghiệm, được chẩn đoán có polyp + viêm loét dạ dày và dương tính với HP. Tôi nghe nói HP gây ung thư dạ dày, không biết có đúng không? Khi nào cần điều trị HP? Nguyễn Thu Phương (Hà Nội) - Trả lời: Theo thống kê, hơn 70% số người Việt Nam mang vi khuẩn HP. Tuy nhiên, không phải trường hợp nào mang vi khuẩn cũng gây bệnh lý của đường tiêu hoá. Vi khuẩn HP cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến ung thư dạ dày, nhưng tỷ lệ người nhiễm HP tiến triển thành ung thư dạ dày chỉ khoảng 1%, chứ không phải ai mắc vi khuẩn HP sẽ bị ung thư dạ dày. Vi khuẩn HP có tới hơn 200 loại. Nhiễm loại HP mang gen CagA có độc lực cao, làm tăng nguy cơ ung thư. Tuy nhiên, chỉ có số ít loại HP mang gen này. Bệnh nhân có thể làm xét nghiệm vi khuẩn HP thuộc nhóm có độc lực mang gen CagA hay không. Nếu có, nghĩa là nguy cơ trở thành ung thư dạ dày trong tương lai, cần có kế hoạch điều trị diệt vi khuẩn và theo dõi bệnh định kỳ, nhằm phát hiện, xử lý sớm. Điều trị diệt HP được chỉ định trong các trường hợp sau: - Khi vi khuẩn gây ra viêm, loét dạ dày tá tràng, thiếu máu do thiếu sắt, xuất huyết giảm tiểu cầu, ung thư dạ dày đã được điều trị. - Những người có nguy cơ cao mắc bệnh ung thư dạ dày như: Người có tiền sử gia đình mắc ung thư, polyp dạ dày, viêm teo niêm mạc dạ dày và người thường xuyên phải sử dụng thuốc chống viêm giảm đau. - Một số tổn thương đặc biệt như Maltoma dạ dày do vi khuẩn HP. ThS.BS TRẦN ĐỨC CẢNH (Bệnh viện K) l HỎI: Nhà nước mới có quy định về xét và truy tặng huy chương cho thanh niên xung phong có đúng không? Đối tượng nào được xét tặng? Nguyễn Thị Lý (Thái Bình) - Trả lời: Vấn đề bạn hỏi mới được Chính phủ ban hành trong Nghị định 28/2024/NĐ-CP ngày 6/3/2024 quy định chi tiết trình tự, thủ tục xét tặng, truy tặng “Huy chương Thanh niên xung phong vẻ vang” và việc khen thưởng tổng kết thành tích kháng chiến. Theo đó, Nghị định quy định mốc thời gian để tính khen thưởng như sau: 1. Thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp từ ngày 15/7/1950 đến 20/7/1954. 2.Thời kỳ kháng chiến chống đế quốc Mỹ từ ngày 21/7/1954 đến 30/4/1975, gồm: Chống đế quốc Mỹ ở miền Bắc; chống đế quốc Mỹ ở miền Nam; làm nhiệm vụ giúp nước bạn Lào từ tháng 5/1972 đến tháng 12/1975. 3.Thời kỳ bảo vệ Tổ quốc: - Chiến tranh biên giới Tây Nam từ tháng 5/1975 đến ngày 7/01/1979; - Chiến tranh biên giới phía Bắc từ tháng 02 năm 1979 đến ngày 31/12/1988; - Làm nhiệm vụ giúp nước bạn Lào từ tháng 5/1975 đến ngày 31/12/1988; - Làm nhiệm vụ quốc tế ở nước bạn Campuchia từ tháng 1/1979 đến ngày 31/8/1989. - Truy quét Fulro từ tháng 5/1975 đến tháng 12/1992. Thanh niên xung phong được xét tặng, truy tặng "Huy chương Thanh niên xung phong vẻ vang" 1 lần. Về nguyên tắc xét tặng, truy tặng "Huy chương Thanh niên xung phong vẻ vang", Nghị định nêu rõ, Thanh niên xung phong có thành tích trong các cuộc kháng chiến, bảo vệ Tổ quốc, hoàn thành nhiệm vụ, có thời gian tại ngũ từ đủ 24 tháng trở lên, thì được tặng, truy tặng "Huy chương Thanh niên xung phong vẻ vang". Thanh niên xung phong hy sinh trong khi làm nhiệm vụ trong các cuộc kháng chiến, bảo vệ Tổ quốc, đã được công nhận liệt sĩ thì được truy tặng "Huy chương Thanh niên xung phong vẻ vang". Thanh niên xung phong khi xét khen thưởng được cộng dồn thời gian tham gia công tác trong các mốc thời gian quy định trên để đảm bảo đủ tiêu chuẩn xét tặng, truy tặng "Huy chương Thanh niên xung phong vẻ vang". Không tặng, truy tặng "Huy chương Thanh niên xung phong vẻ vang" đối với những trường hợp sau: Bị kết tội bằng bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật về một trong các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc tội khác bị áp dụng hình phạt tù hoặc tham gia chống phá chế độ, Đảng, Nhà nước, đào ngũ, phản bội, chiêu hồi mà bị chấm dứt hưởng chế độ ưu đãi theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng. Theo quy trình, thanh niên xung phong hoặc thân nhân của thanh niên xung phong lập hồ sơ đề nghị theo quy định, nộp trực tiếp hoặc qua đường bưu điện 1 bộ hồ sơ đến UBND cấp xã nơi thanh niên xung phong đăng ký cư trú (đối với trường hợp còn sống) hoặc nơi cư trú trước khi tham gia Thanh niên xung phong (đối với thanh niên xung phong đã hy sinh, từ trần). Sau đó, UBND cấp xã sẽ trình hồ sơ lên cấp huyện, cấp huyện trình cấp tỉnh. Cấp tỉnh trình Thủ tướng Chính phủ (qua Bộ Nội vụ) xem xét, đề nghị khen thưởng đối với các trường hợp đủ điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định. Hồ sơ đề nghị tặng, truy tặng “Huy chương Thanh niên xung phong vẻ vang” theo quy định. ThS.LS TRẦN KIM THỌ (Liên Đoàn Luật Sư Hà Nội) BẠN ĐỌC THÔNG TIN DOANH NGHIỆP Nhiễm khuẩn HP có gây ung thư dạ dày? ALO CHUYÊN GIA Đối tượng được xét tặng, truy tặng “Huy chương Thanh niên xung phong vẻ vang” TƯỢNG BỒ TÁT DI LẶC TRÊN NÚI BÀ ĐEN – KỲ QUAN TỪ ĐÁ SA THẠCH Sử dụng chất liệu đá lần đầu tiên ứng dụng dựng tượng tại Việt Nam, biện pháp ghép đá từng làm nên kỳ quan kim tự tháp Ai Cập - đó là vài trong rất nhiều câu chuyện “thâm cung bí sử” làm nên kỳ tích mang tên Tôn tượng Bồ Tát Di Lặc trên đỉnh núi Bà Đen, Tây Ninh. Từng viên đá sa thạch được đánh số chính xác để ghép tôn tượng Di Lặc. ẢNH: SUN WORLD BA DEN MOUNTAIN Mỗi viên đá là một … tác phẩm điêu khắc Có rất nhiều tôn tượng trên thế giới được đúc bằng bê tông, được tạc trên núi đá, thậm chí được đúc bằng vàng nguyên khối, nhưng một bức đại tượng được ghép bởi hàng ngàn viên đá sa thạch với đủ loại kích cỡ khác nhau như tôn tượng Bồ Tát Di Lặc trên núi Bà Đen thì đây là lần đầu tiên có tại Việt Nam, và cũng vô cùng hiếm hoi trên thế giới. Theo KTS Phạm Thanh Quang – Ban Quản lý Thiết kế Tập đoàn Sun Group, đơn vị đã cân nhắc rất nhiều về vật liệu, nhưng cuối cùng đá sa thạch xanh đã được lựa chọn với mong muốn tạo ra được một tác phẩm nghệ thuật trường tồn, dù chi phí cao hơn và khó thi công hơn rất nhiều so với các chất liệu thông thường. Anh Nguyễn Văn Chung, một nhà thầu cung cấp đá cho công trình cho biết đây là lần đầu tiên tại Việt Nam dùng đá sa thạch để xây dựng tượng Phật. Đá sa thạch hình thành từ những hạt cát, trong đó có silic, một phần của đá vôi. Khi chế tác đá sa thạch, đòi hỏi người thợ phải có kỹ thuật và tay nghề rất cao và con mắt rất lành nghề mới có thể dùng búa, dùng đục để cắt bỏ những phần cần cắt bỏ, giữ lại những đường nét đẹp nhất và thổi hồn vào từng viên đá. Chỉ riêng việc đảm bảo nguồn đá sa thạch cho bức tượng Bồ Tát Di Lặc bằng đá sa thạch khổng lồ cao 36m, chiều rộng lớn nhất 45m, diện tích bề mặt tượng lên đến 4.651m2, với tổng trọng lượng lên đến 5.112 tấn đã là một là thách thức chưa từng có. Đơn vị thi công đã ròng rã nhiều tháng trời để đi …tìm đá khắp đất nước ở tất cả các mỏ đá lớn nhỏ nhằm tìm ra được những viên đảm bảo chất lượng cho một công trình để đời. Mỗi viên đá đều được lọc lựa kỹ lưỡng, kiểm tra màu, vân đá, sau đó được điêu khắc theo mẫu thiết kế với chiều dài 100-120cm, cao bình quân 70cm, dày 50cm. Thêm vào đó, để tạo hình cho tôn tượng, từng viên đá được xếp chồng lên nhau kiến tạo những đường cong uốn lượn mềm mại tựa các thửa ruộng bậc thang vùng cao, nên khi gia công đòi hỏi từng đường phẳng, đường viền phải cực kỳ ăn khớp và chính xác. Tìm đá, điêu khắc đá đã kỳ công, nhưng quá trình ghép đá mới thật sự là thách thức. KTS Phạm Thanh Quang cho biết: “Kiến trúc sư và kỹ sư của chúng tôi đã phải vừa học hỏi vừa áp dụng công nghệ thiết kế BIM mô hình hóa công trình hiện đại hàng đầu để triển khai phương án thi công. Tất cả các hạng mục kết cấu và những phiến đá đều được mô hình hóa 3D, sau đó được đánh dấu thứ tự cẩn thận rồi chế tác một cách chính xác trước khi được ghép thành một khối hoàn chỉnh”. Từ Ai Cập cổ đến nóc nhà Nam bộ Cách thức tạo tác tôn tượng Di Lặc Bồ Tát trên đỉnh núi Bà Đen dễ khiến ta liên tưởng đến cách người Ai Cập cổ đại xây dựng Kim tự tháp với các khối đá vôi, đá granite xếp chồng lên nhau một cách đối xứng gần như hoàn hảo về mặt hình học, mà cho đến ngày nay, cách thức vận chuyển hàng triệu tấn đá và xây dựng nên kỳ quan này vẫn là một bí ẩn. Với tôn tượng Bồ Tát Di Lặc, việc ghép 6.688 viên đá sa thạch chính xác đến từng centimet theo kiểu kim tự tháp không phải là nhiệm vụ khó khăn nhất. Là người trực tiếp điều phối thiết kế và thi công, anh Bùi Nhất Thi - trưởng bộ phận điều phối thiết kế dự án cho biết mỗi viên đá lại có biện pháp lắp đặt khác nhau, trong đó có biện pháp xếp chồng lên theo kiểu kim tự tháp. 3 cột tháp và 5 con robot đã được sử dụng để vận chuyển và lắp đặt từng viên đá, với mỗi viên nặng từ 1,2-1,5 tấn. Các viên đá được đánh số thứ tự theo lớp để quá trình thi công được đúng vị trí. Theo anh Thi, phần ghép đá phức tạp nhất nằm ở các vị trí như mũi, môi và hai bàn tay tôn tượng, các kỹ sư đã phải sử dụng đến một biện pháp vô cùng phức tạp, đó là treo ngược đá. Điều dễ gây kinh ngạc hơn cả với công trình này là từ những viên đá sa thạch vô tri, cả một tôn tượng Bồ Tát Di Lặc khổng lồ đã hiện hình vô cùng sống động, với nụ cười hoan hỉ, ánh mắt từ ái, dáng ngồi an yên, đẹp và sinh động như một tác phẩm nghệ thuật điêu khắc. PV
RkJQdWJsaXNoZXIy MTYzNTY5OA==