Số 11 (4325) Thứ Năm (14/3/2024) Vật chứng quý về kỹ nghệ đúc trống đồng của người Việt cổ Công trình kiến trúc nổi tiếng Được Vua Louis XIV của nước Pháp cho xây dựng vào cuối thế kỷ 17, điện Invalides là một trong những công trình kiến trúc nổi tiếng của thành phố Paris. Với mục đích ban đầu là bệnh viện dành cho thương, bệnh binh của quân đội hoàng gia, cung điện được thiết kế với những tòa nhà chức năng như bệnh viện, nhà điều dưỡng, doanh trại, tu viện. Các dãy nhà của điện Invalides được xây dựng vuông góc, đối xứng Đông Tây, tạo thành 15 sân và vườn nhỏ bên trong. Sân lớn nhất mang tên sân danh dự (cour d'honneur), nằm ở chính giữa. Hai dãy nhà phía Đông và Tây là bốn phòng ăn tập thể lớn, có thể phục vụ 1.500 người. Phía Nam của cung điện là nhà thờ Saint-Louis, vừa là nhà thờ quân đội, vừa là nhà thờ hoàng gia. Công trình có mái vòm dát 10 kg vàng, phần đỉnh vòm cao trên 30 m. Thời kỳ cao điểm, 4.000 thương binh an dưỡng ở đây. Họ được chia thành các nhóm làm việc trong xưởng may quân trang, đóng giày, đóng sách và sản xuất thảm. Ngoài ra, khoảng 100 người bị thương nặng được điều trị trong bệnh viện. Lăng mộ Napoleon đại đế Dưới thời Napoleon Đại đế, điện Invalides đã trở thành khu nghĩa trang của quân đội hoàng gia. Sau khi Napoleon mất, thi hài của ông được Vua LouisPhilippe chuyển tới đây năm 1840. Đặt dưới mái vòm nhà thờ SaintLouis, mộ của vị hoàng đế nổi tiếng thế giới được làm bằng đá hoa cương, hình yên ngựa cách điệu. Điện Invalides tiếp tục chức năng dưỡng đường và bệnh viện quân y cho tới cuối thế kỷ 19. Năm 1900, nơi đây chỉ còn 127 bệnh binh trú ngụ và chức năng bệnh viện bị loại bỏ. Giai đoạn Thế chiến I và Thế chiến II, điện Invalides trở thành nơi yên nghỉ của nhiều tướng lĩnh Pháp tham gia hai cuộc đại chiến này. Dưới thời kỳ Charles de Gaulle, cung điện suýt được sử dụng làm Dinh Tổng thống. Hiện nay, điện Invalides thuộc Viện Thương binh Quốc gia, tiếp tục là nơi điều dưỡng cho khoảng 100 thương, bệnh binh. Đây cũng là bảo tàng vũ khí nổi tiếng, sở hữu những bộ sưu tập của các vua Pháp, trong đó có nhiều hiện vật quan trọng của lịch sử quân sự thế giới. Trên phương diện kiến trúc, cung điện này chính là hình mẫu cho một số công trình nổi tiếng khác, như điện Capitol và tòa thị chính San Francisco ở Mỹ. T.B (tổng hợp) TRI THỨC NHÂN LOẠI 15 THÂM CUNG BÍ SỬ Khám phá nơi chôn cất hoàng đế Napoleon QUỐC LÊ Sau khi Napoleon mất, thi hài của ông được Vua LouisPhilippe chuyển tới điện Invalides (Paris, Pháp) năm 1840. Mộ của vị hoàng đế nổi tiếng được làm bằng đá hoa cương, hình yên ngựa cách điệu. Đèo nào cao nhất Việt Nam? A: Ô Quy Hồ B: Pha Đin C: Mã Pì Lèng Đáp án đúng Quizz test số trước: B: Hà Nội Theo Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, toàn quốc có hơn 7.900 lễ hội, trong đó lễ hội dân gian nhiều nhất với trên 7.000, chiếm trên 88,3%, theo sau là lễ hội tôn giáo (544). Hà Nội cũng là địa phương có nhiều lễ hội nhất với hơn 1.000. Ít lễ hội nhất là tỉnh Lai Châu (17 lễ hội). Thủ đô Hà Nội luôn được coi là cái nôi văn hóa của cả nước với nhiều lễ hội đặc sắc thể hiện những nét đẹp truyền thống dân tộc qua từng thời kỳ lịch sử. Trong hơn 1000 lễ hội ở Hà Nội, có thể kể đến một số lễ hội đặc sắc và được nhiều người biết điến như: Lễ hội đền Cổ Loa; Lễ hội Đống Đa; Hội chùa Hương; Lễ hội chùa Thầy; Lễ hội Làng Bát Tràng; Lễ hội Đền Gióng Sóc Sơn; Lễ hội đền Hai Bà Trưng – Mê Linh; Lễ hội Võng La... Hiện vật tìm được đã giải đáp bí ẩn liên quan phương pháp và kỹ thuật đúc trống đồng của người Việt cổ, đồng thời là minh chứng cho sức sống lâu bền của văn hóa Đông Sơn trong dòng chảy lịch sử dân tộc. Trống đồng là di vật tiêu biểu của văn hóa Đông Sơn. Người xưa làm cách nào đúc được trống đồng có kích cỡ lớn, hoa văn tinh xảo là bí ẩn trong nhiều thập niên. Phát hiện mảnh khuôn đúc trống đồng đầu tiên Năm 1998, nhà khảo cổ học Nhật Bản Nishimura Masanari phát hiện một mảnh khuôn đúc trống đồng đầu tiên tại di tích Luy Lâu (Thuận Thành, Bắc Ninh), nơi từng là trụ sở của quận Giao Chỉ thời Bắc thuộc, đồng thời là trung tâm kinh tế, văn hóa, tôn giáo của Việt Nam trong 10 thế kỷ đầu Công nguyên. Sự kiện này gây tiếng vang lớn trong giới nghiên cứu. Đến năm 2001, Nishimura tìm thấy mảnh khuôn đúc trống khác. Từ đó đến nay, Luy Lâu liên tục được nhiều cơ quan, đơn vị nghiên cứu khai quật. Đặc biệt, năm 2014 và 2015, các nhà khảo cổ thuộc Bảo tàng Lịch sử Quốc gia (Việt Nam) và Đại học Đông Á (Nhật Bản) phát hiện gần nghìn mảnh khuôn đúc trống, gồm khuôn ngoài và khuôn trong ở các vị trí mặt, tang, lưng và chân trống. Chất liệu làm khuôn là đất sét trộn trấu, pha thêm một số sạn sỏi nhỏ, được nung ở 900 độ C. Hoa văn được tạo bằng cách khắc trực tiếp lên khuôn (nét chìm) hoặc phương pháp in khuôn (nét nổi). Nhiều dấu vết kỹ thuật được để lại trên khuôn như vị trí mở đầu rót, vết ghép khuôn góc, khuôn quai... Dựa trên địa tầng và hiện vật đi kèm, niên đại của sưu tập khuôn đúc Luy Lâu được xác định trong khoảng thế kỷ 3-6. Kỹ thuật đúc trống đồng của người Việt cổ Bên cạnh khuôn đúc, nhiều hiện vật liên quan hoạt động đúc đồng như bát đậu, nồi rót đồng, đáy lò, xỉ lò... cũng được tìm thấy ở Luy Lâu. Ngoài khu vực này, một số mảnh khuôn đúc trống đồng cũng được phát hiện tại di tích Mon Hong Hor ở Thái Lan năm 2010-2011. Dù vậy, di tích Luy Lâu là nơi duy nhất trên thế giới lưu giữ các mảnh khuôn trống đồng với số lượng lớn và được nghiên cứu đầy đủ. Phát hiện quan trọng ở Luy Lâu đã giải đáp những bí ẩn về phương pháp và kỹ thuật đúc trống đồng của người Việt cổ, đồng thời là minh chứng cho sức sống lâu bền của văn hóa Đông Sơn trong dòng chảy lịch sử dân tộc. Năm 2022, trên cơ sở nghiên cứu thông tin khoa học thu được từ Điện Invalides. ẢNH: PARISTICKETS.TOURS Mộ Napoleon bằng khối đá đỏ đặt trên khối đá hoa cương màu xanh. ẢNH: VECTEEZY Trống đồng được trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia. mảnh khuôn Luy Lâu, các chuyên gia của Bảo tàng Lịch sử Quốc gia đã phác dựng lại hình dáng, hoa văn chiếc trống, khảo sát các làng nghề đúc đồng truyền thống và chọn làng Chè Đông (Thanh Hóa) để thực nghiệm đúc trống đồng Luy Lâu. Sau hơn một tháng thực hiện, trống được đúc đạt yêu cầu về kỹ thuật, mỹ thuật, độ âm vang…, đồng thời đặt ra một số vấn đề cần hoàn thiện cho những lần đúc trống trong tương lai. Quá trình đúc thực nghiệm đã kiểm chứng thông tin thu được từ bộ sưu tập mảnh khuôn trống, từ đó làm rõ nhiều mặt về kỹ thuật đúc trống của cư dân Đông Sơn và tính nối tiếp trong cộng đồng người Việt đang đúc trống hiện nay.
RkJQdWJsaXNoZXIy MTYzNTY5OA==