Số 10 (4324) Thứ Năm (7/3/2024) 5 iện tượng mồ hôi máu tưởng chỉ có trong những bộ phim viễn tưởng, nhưng ở Việt Nam cũng đã xuất hiện vài bệnh nhân. Căng thẳng, stress, lo âu, sợ hãi... được cho là những nguyên nhân chính của hội chứng này. H SỨC KHỎE MỚI Căng thẳng, stress… nguy cơ hội chứng mồ hôi máu QUÉT QRCODE ĐỌC CHI TIẾT “Mồ hôi máu vẫn là căn bệnh kỳ bí đối với giới y khoa thế giới và Việt Nam, chưa có nhiều thông tin trong sách vở, y văn. Cho tới nay, trên thế giới có khoảng gần 200 người mắc hiện tượng này và chưa có một phương pháp đặc hiệu nào để điều trị khỏi. Điều quan trọng nhất là phát hiện và xử lý các bệnh kèm theo, đồng thời giảm stress, lo âu, căng thẳng bằng thuốc hoặc liệu pháp tâm lý...” GS.TS Trần Hậu Khang, nguyên Chủ tịch Hội Da liễu Việt Nam, nguyên Giám đốc bệnh viện Da liễu Trung ương cho biết. Cú sốc khiến bé 7 tuổi mắc bệnh nặng Trong video buổi ra mắt “Bệnh da hiếm gặp” của GS.TS. Trần Hậu Khang do Viện Da liễu Trung ương tổ chức ngày 29/2 có giới thiệu, chàng trai bị mồ hôi máu đã được GS. Khang chữa khỏi, khiến nhiều người bất ngờ vì tưởng đó là căn bệnh chỉ có trên phim viễn tưởng. Theo GS.TS Khang, trong hơn 40 năm công tác và nghiên cứu bệnh hiếm gặp, các hiện tượng lạ về da liễu tại Việt Nam, ông đã trực tiếp phát hiện và điều trị khỏi cho 2 bệnh nhân và ghi nhận 1 bệnh nhân bị hiện tượng đặc biệt này tại Đắk Lắk. Trường hợp đầu tiên tại Việt Nam là nam thanh niên 24 tuổi (Hà Nội), vào tháng 5/2017, người này đến thăm khám với tấm khăn lau mặt, đôi dép nhuốm màu đỏ bất thường và phần cổ áo dính máu dù không có bất kỳ đau đớn hay vết thương nào trên cơ thể. Khai thác bệnh sử, được biết bệnh nhân mắc bệnh lạ sau khi gặp cú sốc rất về kinh tế khiến anh suy sụp tinh thần. Sau khi thăm khám và hỏi tiền sử bệnh, GS Khang nghĩ đến hiện tượng “mồ hôi máu”. Từ lâu, trong y văn và sử sách đã mô tả một số trường hợp bị mồ hôi máu rất đặc biệt. Đó là một số tử tù, thủy thủ gặp bão tố trên biển, sợ chết vì mắc trọng bệnh, căng thẳng trong gia đình.... Đa số các trường hợp này Còn trường hợp ở Đắk Lắk, bệnh nhân cũng có hiện tượng tương tự được các bác sĩ phát hiện nhưng chưa được làm xét nghiệm đặc hiệu. Bệnh da liễu nhưng chữa cả tâm/tinh thần Theo GS.TS. Trần Hậu Khang, mồ hôi máu là bệnh lý có nguyên nhân rất bí ẩn và phức tạp, đặc trưng bởi các đợt chảy máu tiết ra cùng mồ hôi trên bất cứ vùng da nào của cơ thể. Đây là tình trạng hiếm gặp, trong đó các mao mạch trên da do một lý do đặc biệt nào đó bị vỡ, hồng cầu chảy ra và đổ vào ống tuyến mồ hôi hoà lẫn với mồ hôi tiết ra da, khiến mồ hôi có màu đỏ hoặc màu hồng. Bệnh có thể xảy ra ở bất kỳ bộ phận nào trên cơ thể. Tuy nhiên, theo một số nghiên cứu, vị trí chảy máu phổ biến ở mắt, tai, trán; các vị trí khác bao gồm thân, tay, chân, và hiếm khi ở lòng bàn tay, lòng THÚY NGA Da được coi là một trong những cơ quan quan trọng nhất của cơ thể. Nó không chỉ một vỏ bọc đơn thuần mà cũng là cơ quan có nhiều chức năng quan trọng bảo vệ cơ thể khỏi các chất gây hại về sinh học, lý học, hóa học. Ngoài nhiệm vụ che chở, bảo vệ, da cũng mang lại chức năng hấp thu, dự trữ và chuyển hóa các chất, bài tiết các chất bảo vệ da (chất bã), đào thải các chất độc, thu nhận cảm giác, điều hòa thân nhiệt, cân bằng nội môi. Da cũng có chức năng miễn dịch. Bệnh ở da ngoài các biểu hiện lâm sàng ở da, niêm mạc, các cơ quan khác cũng có thể bị tổn thương như: tim mạch, tiêu hóa, thần kinh, hô hấp, nội tiết.... Chính vì vậy, việc phát hiện chẩn đoán và điều trị vô cùng khó khăn, cần phải có sự hợp tác của nhiều lĩnh vực, chuyên ngành sâu. Bệnh viện da liễu Trung Ương: 15A Phương Mai, Đống Đa, Hà Nội Bệnh viện Da liễu Hà Nội: 79B Nguyễn Khuyến, Văn Miếu, Đống Đa, Hà Nội; 20 Bế Văn Đàn, Hà Đông, Hà Nội; Khoa Điều trị Nội trú Quốc Oai, Quốc Oai, Hà Nội Khoa Da liễu, Bệnh viện Bạch Mai: 78 Đường Giải Phóng, Phương Mai, Đống Đa, Hà Nội Khoa Da liễu dị ứng, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108: Số 1B Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội Bệnh viện Đại học Y Hà Nội: Số 1, Đường Tôn Thất Tùng, Kim Liên, Đống Đa, Hà Nội Khoa Da liễu, Bệnh viện Quốc tế Thu Cúc: 286 Thụy Khuê, Tây Hồ, Hà Nội. NHẬT HÀ đều liên quan đến rối loạn tinh thần tột độ như: Lo âu, sợ hãi, quá căng thẳng, sợ chết, bị stress triền miên... Sau một tuần, dựa vào kết quả 2 xét nghiệm đặc hiệu: Phát hiện hồng cầu trong tuyến mồ hôi và sinh thiết da để xác định sự lưu thông giữa tuyến mồ hôi và các mao mạch, GS Khang khẳng định chính xác bệnh nhân bị căn bệnh “mồ hôi máu”. Bệnh nhân sau đó đã được điều trị và khỏi hoàn toàn sau 2 năm theo dõi, đến nay đã 7 năm không tái phát, trở thành ca điển hình được ghi vào y văn thế giới. Sau khi GS Khang công bố ca bệnh này năm 2018, liên tiếp 2 năm sau đó, thêm 2 trường hợp mồ hôi máu được ghi nhận. Đó là bé gái 7 tuổi ở Hưng Yên và 1 trường hợp ở Đắk Lắk. Trong đó, trường hợp bé gái 7 tuổi phát bệnh sau khi bà nội mất đột ngột. Vì quá thương nhớ bà, bé gái lo lắng, buồn chán, bỏ ăn, mất ngủ, bỏ học và sau đó 3 ngày xuất hiện nhiều máu ở cả hai bàn tay. Người mẹ đã tìm đến GS. Khang và được ông khám, xét nghiệm, chẩn đoán bệnh mồ hôi máu. bàn chân… Cho tới nay, căn sinh bệnh học còn nhiều tranh cãi. Nhưng từ nhiều trường hợp, dựa vào tiền sử bệnh tật, các yếu tố liên quan, hoàn cảnh xuất hiện, nguyên nhân chính của mồ hôi máu được cho là: Căng thẳng thần kinh tột độ, bị stress nặng, kéo dài, lo lắng quá mức, hoặc “sốc tinh thần đột ngột”... Một số yếu tố thuận lợi gây bệnh là: Mắc bệnh hệ thống mạn tính gắng sức lâu ngày rối loạn tâm, tinh thần, trên da có nhiều sẹo bất thường... Bệnh biểu hiện ở nhiều mức độ khác nhau, nếu thể nhẹ, mồ hôi có màu hồng nhạt, xuất hiện ở một số vị trí như trán, lưng, bụng, khi bệnh nhân dùng khăn hoặc mặc quần áo sáng màu, đặc biệt màu trắng sẽ xuất hiện vết màu hồng, đỏ. Trong khi đó, ở thể nặng, máu lẫn mồ hôi chảy ra từ một số vùng da, niêm mạc của cơ thể như: mặt, lỗ mũi, miệng… thậm chí nước mắt cũng có máu. Bệnh này lành tính không gây nguy hiểm tới tính mạng nhưng lại có tác động tiêu cực đến sức khỏe tinh thần và trạng thái tâm lý của người bệnh. Những người mắc bệnh này gặp khó khăn khi tương tác với người khác vì cảm giác sợ chảy máu, đặc biệt là trong những tình huống căng thẳng. Bệnh nhân dễ rơi vào trạng thái tự ti hoặc bị người khác kì thị, xa lánh. “Một số bệnh nhân bị bệnh từng chia sẻ, họ không chỉ bị suy sụp tinh thần mà còn rơi vào trạng thái bị cô lập nên chọn cách sống khép kín vì xấu hổ với căn bệnh mình đang mắc phải. Những lời chê trách, phàn nàn từ những người xung quanh cũng khiến họ bị chứng trầm cảm và rối loạn lo âu, thậm chí muốn tử tự...” GS. Khang nói thêm. Cho tới nay, không có một phương pháp đặc hiệu nào để điều trị khỏi hiện tượng này. Điều quan trọng nhất là phát hiện và xử lý các bệnh kèm theo đồng thời giảm stress, lo âu, căng thẳng bằng thuốc hoặc liệu pháp tâm lý... Một số các phương pháp như thư giãn, nghe nhạc, thể dục trị liệu... cũng được áp dụng và cho kết quả khả quan. Hai bệnh nhân tại Việt Nam được GS. Khang điều trị là sự kết hợp chặt chẽ giữa bác sĩ da liễu (50%) và 50% bác sĩ tâm thần, tâm lý... nhờ đó bệnh mới được kiểm soát, không tái phát. Để tránh bị bệnh mồ hôi máu, chúng ta luôn luôn phải làm chủ mình, tránh tình trạng thất vọng, buồn phiền, lo lắng quá trước khó khăn hay bất hạnh trong cuộc sống công việc, gia đình, tình yêu... Hãy tập cho mình những thói quen kiểm soát tâm trạng tốt, rèn luyện nâng cao sức khỏe như: Nghe nhạc, xem phim, nói chuyện cùng bạn bè, tập thiền, yoga, các bài tập hít thở… Ngoài ra, ăn uống đầy đủ, cân bằng các nhóm chất từ thịt, cá, rau xanh, trái cây, rau củ, uống đủ nước, hạn chế sử dụng các chất kích thích như thuốc lá, rượu bia, cà phê… đồng thời ngủ đủ giấc, đúng giờ và khám sức khỏe định kỳ để kiểm soát những yếu tố nguy cơ. Đôi dép nhuốm máu của bệnh nhân. Các bệnh viện da liễu uy tín tại Hà Nội CHĂM SÓC KHI BỊ BỆNH Khi căng thẳng, tình trạng đổ mồ hôi máu xảy ra với mức độ nghiêm trọng hơn. Vì vậy, cần giữ cho mình một tâm lý thoải mái, làm việc với cường độ vừa phải và có chế độ sinh hoạt, rèn luyện hợp lý giúp cải thiện và hạn chế tình trạng bùng phát các đợt tiết tiếp theo. Những người xung quanh nên có cái nhìn tích cực về căn bệnh này và khi người bệnh đang chịu nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe và tâm lý, hãy trò chuyện thoải mái, cởi mở và động viên họ để họ theo đuổi liệu trình điều trị. Mồ hôi bệnh nhân có màu đỏ.
RkJQdWJsaXNoZXIy MTYzNTY5OA==