CHUYỂN ĐỘNG 247 Số 10 (4324) Thứ Năm (7/3/2024) 3 Theo TS Phạm Quang Long, việc xử phạt vi phạm nồng độ cồn chỉ là phần ngọn, vì khi đó hành vi diễn ra rồi. Quan trọng là phải làm thế nào để mọi người ý thức được sự nguy hiểm của việc uống rượu bia mà vẫn lái xe. Nhiều năm gần đây, Bộ Công an, Bộ Giao thông Vận tải, cũng như các cơ quan chức năng đưa ra những văn bản kiên quyết xử lý tài xế vi phạm nồng độ cồn, tạo cho người dân thói quen “uống rượu bia thì không lái xe”. Mặc dù đạt hiệu quả trong công tác phòng, chống người có nồng độ cồn điều khiển phương tiện giao thông, vẫn còn những nỗi lo về ý thức không chấp hành của một số trường hợp cố tình vi phạm, gây hậu quả nghiêm trọng, thậm chí vì rượu bia mà phải dính vào vòng lao lý. Theo TS Phạm Quang Long, Phó chủ tịch Hiệp hội Khoa học Hành chính Việt Nam (Hội thành viên Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam), việc xử phạt vi phạm nồng độ cồn chỉ là phần ngọn, vì khi đó hành vi diễn ra rồi. Quan trọng nhất là phải làm thế nào để mọi người ý thức được sự nguy hiểm của việc uống rượu bia mà vẫn lái xe. “Những năm qua, việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật được tăng cường, triển khai mạnh mẽ, ý thức của nhiều người đã được nâng lên. Dù vậy, công việc này vẫn cần phải được tiếp tục triển khai sâu rộng hơn, để suy nghĩ “đã uống không lái” thực sự trở thành văn hóa, nếp suy nghĩ đối với mỗi công dân”, TS Phạm Quang Long nói. Ông Long nhấn mạnh, ngoài việc nghiên cứu bổ sung chế tài tăng nặng, cơ quan chức năng cũng cần nghiên cứu thêm việc đa dạng hóa hình thức xử phạt để tạo thêm sự răn đe. “Dù ngành công an xử lý rất quyết liệt, vi phạm nồng độ cồn vẫn phổ biến. Riêng năm 2023, CSGT toàn quốc xử lý hơn 770.000 trường hợp vi phạm, trung bình mỗi ngày xử lý khoảng 2.100 trường hợp”, TS Phạm Quang Long dẫn chứng. THIÊN TUẤN Tại buổi lễ trao tặng danh hiệu NSND, NSƯT lần thứ 10 diễn ra sáng 6/3 ở Nhà hát Lớn Hà Nội, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng nhấn mạnh và đánh giá cao tinh thần lao động sáng tạo của các thế hệ nghệ sĩ được vinh dự đón nhận danh hiệu "Nghệ sĩ Nhân dân", "Nghệ sĩ Ưu tú". Chủ tịch nước khẳng định, các NSND, NSƯT thực sự là "vốn quý của đất nước", dù ở lứa tuổi nào, thành phần dân tộc nào, cũng đều đóng góp quý báu cho nền văn hóa Việt Nam, góp phần quan trọng vào những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử của đất nước. Chủ tịch nước đề nghị các cơ quan, tổ chức, bộ, ngành, địa phương, tiếp tục nhận thức sâu sắc về vai trò của văn hóa nghệ thuật và các nghệ sĩ; tiếp tục quan tâm, động viên, khích lệ đội ngũ hoạt động văn hóa nghệ thuật nước nhà phát huy tài năng, sáng tạo nghệ thuật, say mê cống hiến với ý thức đầy đủ về khó khăn, thách thức và cơ hội trong phát triển, trách nhiệm xã hội và nghĩa vụ công dân của mình, đóng góp nhiều hơn nữa vào sự nghiệp phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đồng thời, có chính sách phù hợp để chăm lo, đảm bảo để nghệ sĩ sống được bằng nghề. Coi trọng công tác bồi dưỡng tài năng trẻ, nhất là ở các lĩnh vực nghệ thuật truyền thống, đang thiếu hụt lớp kế cận. Tôn trọng đặc trưng sáng tạo nghệ thuật, tự do sáng tạo của người nghệ sĩ, thúc đẩy đời sống dân chủ lành mạnh. Tạo điều kiện, môi trường thuận lợi, khuyến khích nghệ sĩ thâm nhập thực tế, dấn thân vào thực tiễn rộng lớn, sinh động của đời sống xã hội, khám phá, khai thác các giá trị, vẻ đẹp của đất nước, con người Việt Nam, đưa nghệ thuật truyền thống tiến cùng thời đại, lan tỏa tình yêu cuộc sống và những khát vọng đẹp đẽ, lớn lao của toàn dân tộc. Khuyến khích nghệ sĩ tham gia hoạt động văn hóa đối ngoại, đưa hình ảnh, đất nước, con người Việt Nam đến với bạn bè thế giới, nâng cao sức hấp dẫn của văn hóa dân tộc Việt Nam, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, bồi đắp thêm sự giàu có của nền văn hóa Việt Nam. Kịp thời tôn vinh, khen thưởng xứng đáng với cống hiến, lao động của người nghệ sĩ. Rà soát kỹ lưỡng để xét tặng danh hiệu NSND, NSƯT đối với nghệ sĩ có tài năng nghệ thuật xuất sắc, xứng đáng nhưng chưa được vinh danh. Chủ tịch nước tin tưởng rằng, các thế hệ nghệ sĩ nối tiếp nhau vững chắc với năng lực sáng tạo phong phú, đa dạng và tình yêu Tổ quốc nồng nàn, gắn bó sâu sắc với nhân dân, với sự nghiệp đổi mới do Đảng lãnh đạo, đội ngũ nghệ sĩ nước nhà sẽ sáng tạo nên nhiều tác phẩm hay, có giá trị cao về tư tưởng và nghệ thuật, mang tầm thời đại, xây đắp nền tảng tinh thần xã hội, đóng góp to lớn hơn nữa trên hành trình đi tới của dân tộc. Lễ trao danh hiệu NSND, NSƯT lần thứ 10 tôn vinh 389 nghệ sĩ có tài năng nghệ thuật xuất sắc, có nhiều cống hiến trong sự nghiệp xây dựng và phát triển nền văn hóa nghệ thuật của dân tộc. Trong đó, 125 nghệ sĩ được trao tặng, truy tặng NSND; 264 nghệ sĩ được tặng, truy tặng danh hiệu NSƯT. TIỂU PHƯƠNG Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng trao tặng danh hiệu Nghệ sĩ Nhân dân cho các nghệ sĩ. ẢNH: THỐNG NHẤT/TTXVN. CHỦ TỊCH NƯỚC VÕ VĂN THƯỞNG: Các Nghệ sĩ Nhân dân, Nghệ sĩ Ưu tú là "vốn quý của đất nước" Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng khẳng định, các Nghệ sĩ Nhân dân (NSND), Nghệ sĩ Ưu tú (NSƯT) thực sự là "vốn quý của đất nước", đóng góp cho nền văn hóa Việt Nam, góp phần quan trọng vào những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử của đất nước. Đừng để xử lý nồng độ cồn là phần ngọn Ông Vũ Kiêm Văn - Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký Hội Truyền thông số Việt Nam. Bí thư Thành ủy TP HCM nói về vụ Vạn Thịnh Phát “Tuấn Phò Mã” bị bắt Hoàng Đình Tuấn, thường được gọi là Tuấn "Phò mã", người khá nổi tiếng trên mạng xã hội, bị Công an Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh, bắt giữ để điều tra về tội đánh bạc. Ngày 6/3, Công an huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh ra quyết định bắt giam Hoàng Đình Tuấn (SN 1984, ở Thanh Hóa) để điều tra tội "Đánh bạc". Hoàng Đình Tuấn được biết đến với tên Tuấn "Phò mã" hay "Tuấn Phò mã 36". Tuấn là người khá nổi tiếng trên mạng xã hội với nhiều clip ghi lại hoạt động công vụ của lực lượng CSGT. Thậm chí, trong các clip, Tuấn còn trực tiếp can thiệp, xin bỏ qua lỗi vi phạm giao thông của cá nhân và nhiều người khác, gây bức xúc dư luận. Hiện, trên các nền tảng mạng xã hội, kênh Tuấn "Phò mã" hay "Tuấn Phò mã 36" do Hoàng Đình Tuấn làm chủ, có lượng theo dõi và tương tác khá lớn, gây ảnh hưởng tiêu cực người xem. Ngoài việc quay các clip về lực lượng CSGT, Hoàng Đình Tuấn còn đăng các clip bán máy cạo râu nhưng thường bị đặt nghi vấn về nguồn gốc và hóa đơn. THIÊN TUẤN Theo Bí thư Thành uỷ TP HCM Nguyễn Văn Nên, vụ án Vạn Thịnh Phát liên quan 30.000 người. Các cơ quan cần lên kế hoạch truyền thông để người dân theo dõi phiên xét xử. Ngày 6/3, tại phiên họp tình hình, kết quả kinh tế - xã hội tháng 2, hai tháng đầu năm, nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm tháng 3/2024 của UBND TP HCM, ông Nguyễn Văn Nên, Bí thư Thành uỷ TP HCM, chia sẻ về vụ án Vạn Thịnh Phát đang được TAND TP HCM xét xử. “Đây là vụ án hình sự, kinh tế lớn, số lượng người có liên quan rất lớn và thời gian xét xử khoảng 60 ngày", ông Nên nói và cho biết, để chuẩn bị cho công tác xét xử, TP HCM đã lên kế hoạch, chương trình, nội dung chi tiết, kể cả bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội... Bí thư Thành ủy TP HCM cũng nhấn mạnh: “Cố gắng hạn chế, không để vụ việc này xảy ra mà ảnh hưởng những hoạt động khác của TP HCM”. Ông Nên chia sẻ thêm, phải có sự phối hợp từ truyền thông, đến công tác bảo vệ, xét xử để đảm bảo có phán xét cuối cùng đúng người, đúng tội, đúng pháp luật. Đồng thời, đảm bảo được các yêu cầu về mặt cải cách tư pháp trong tình hình mới. “Đặc biệt là chuẩn bị kế hoạch thi hành án để tổ chức thi hành án ngay sau khi bản án có hiệu lực, không để tác động đến những việc khác”, Bí thư Thành ủy TP HCM Nguyễn Văn Nên nhấn mạnh. Cũng theo Bí thư Nguyễn Văn Nên, vụ án Vạn Thịnh Phát liên quan 30.000 người. Các cơ quan cần lên kế hoạch truyền thông, để người dân theo dõi phiên xét xử trực tuyến, tránh tập trung dồn về một chỗ. Từng địa phương, từng ngày có liên quan phải tham gia trách nhiệm và kịp thời phát hiện, phòng ngừa âm mưu phá hoại, không để bất cứ tình huống nào xảy ra ảnh hưởng phiên xét xử. NGUYỄN ĐỨC Đối tượng Hoàng Đình Tuấn. Bí thư Thành ủy TP HCM Nguyễn Văn Nên phát biểu chỉ đạo tại hội nghị. Chốt kiểm tra nồng độ cồn.
RkJQdWJsaXNoZXIy MTYzNTY5OA==