Số 10 (4324) Thứ Năm (7/3/2024) 22 ình trạng ô nhiễm môi trường tại Cụm công nghiệp (CCN) Phú Lâm (xã Phú Lâm, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh) kéo dài nhưng chưa có phương án xử lý dứt điểm. Nhiều doanh nghiệp không có giấy phép môi trường, đã bị đình chỉ hoạt động. 9 doanh nghiệp bị đình chỉ hoạt động Ngày 5/2/2024, ông Lê Vũ Tuấn Anh, Chánh Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường, đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường đối với nhiều doanh nghiệp hoạt động tại CCN Phú Lâm. Trong đó, 9 doanh nghiệp bị đình chỉ hoạt động 4,5 tháng, do không có giấy phép môi trường. Cụ thể, những đơn vị bị đình chỉ hoạt động gồm Công ty TNHH Sản xuất và Kinh doanh giấy Anh Quốc; Công ty Nam Long (TNHH); Công ty Cổ phần giấy Bình Minh; Công ty Việt Toàn (TNHH); Công ty TNHH Toàn Mỹ; Công ty TNHH Hùng Phát; Công ty Cổ phần giấy Hưng Lợi; Công ty Cổ phần Giấy Liên Việt; Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Ngọc Minh Giang. UBND huyện Tiên Du được giao giám sát việc đình chỉ hoạt động của các doanh nghiệp trên theo quyết định xử phạt đã được ban hành. Theo ông Ngô Lương Xuân, Phó Chủ tịch UBND xã Phú Lâm, ngày 22/8/2023, Đoàn Giám sát của Cục Kiểm soát Ô nhiễm Môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường) đã kiểm tra, làm rõ nhiều vấn đề liên quan quản lý chất thải của các doanh nghiệp trong CCN Phú Lâm. Nhiều doanh nghiệp thừa nhận có sai phạm, đồng ý tạm dừng hoạt động để khắc phục ô nhiễm. Ô nhiễm môi trường tại CCN Phú Lâm là vấn đề phức tạp nhiều năm qua. Trong 2 năm 2021 và 2022, UBND tỉnh Bắc Ninh đã ban hành 24 văn bản, thông báo, kết luận về công tác quản lý, xử lý ô nhiễm, vi phạm về bảo vệ môi trường. UBND huyện Tiên Du cũng kiểm tra, xử phạt 18 cơ sở với tổng số tiền hơn 4,8 tỷ đồng. Nhiều giải pháp nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường về khí thải, nước thải, chất thải rắn được đưa ra như: Yêu cầu cơ sở thực hiện mua hơi thương phẩm; thường xuyên, kiểm tra phát hiện và xử lý kịp thời đối với cơ sở sản xuất hơi thương phẩm sử dụng rác thải làm nguyên liệu sản xuất; cải tạo hạ tầng đường giao thông, thoát nước CCN; thành lập tổ tự quản môi trường trong CCN. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, tình trạng ô nhiễm môi trường tại CCN Phú Lâm vẫn chưa được giải quyết. Bao giờ xử lý dứt điểm? Mặc dù 9 doanh nghiệp trên đã bị đình chỉ hoạt động, nhưng khảo sát ngày 27/2/2024 của PV cho thấy, nhiều đơn vị vẫn hoạt động bình thường. Trong buổi làm việc ngày 28/2/2024 với UBND huyện Tiên Du, PV đặt câu hỏi, vì sao quyết định đình chỉ đã ban hành 3 tuần nhưng các doanh nghiệp vi phạm vẫn hoạt động? Ông Nguyễn Trọng Thịnh, Chánh văn phòng HĐND - UBND huyện Tiên Du, cho hay, sẽ truyền đạt lại vấn đề này cho người phụ trách về môi trường của huyện. Một ngày sau (29/2/2024), bà Nguyễn Thị Yến, Phó Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường UBND huyện Tiên Du, ra thông báo về kế hoạch thực hiện đình chỉ hoạt động nguồn phát sinh chất thải của các công ty, theo quyết định xử phạt vi phạm hành chính. Theo đó, các doanh nghiệp liên quan phải ngừng hoạt động từ 8h ngày 1/3/2024. Câu hỏi đặt ra là tại sao sau 3 tuần mới triển khai quyết định xử phạt của Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường? Bao giờ tình trạng ô nhiễm ở CCN Phú Lâm mới được giải quyết dứt điểm? Khoa học và Đời sống/Báo Tri thức và Cuộc sống tiếp tục thông tin vụ việc. ĐỜI SỐNG XANH MINH CHÂU T Trong năm 2024, Đồng Nai sẽ thu hồi khoảng 3.700 ha đất nông nghiệp để thực hiện các dự án giao thông, công nghiệp, dịch vụ nhà ở… Theo các quyết định của UBND tỉnh Đồng Nai hồi cuối năm 2023 phê duyệt về kế hoạch sử dụng đất của các huyện, thành phố năm 2024, chỉ riêng 4 địa phương của tỉnh là TP Biên Hòa, huyện Long Thành, Nhơn Trạch và Trảng Bom sẽ thu hồi khoảng 3.700 ha đất nông nghiệp để chuyển đổi mục đích sử dụng và triển khai thực hiện các dự án trên nhiều lĩnh vực như giao thông, công nghiệp, dịch vụ nhà ở… Cụ thể, huyện Long Thành sẽ thu hồi gần 1.980 ha đất nông nghiệp. Các xã có chỉ tiêu thu hồi đất cao là: Bình Sơn (700 ha), Long Đức (gần 330 ha), Long Phước (204 ha). Huyện Nhơn Trạch sẽ thu hồi đất nông nghiệp năm 2024 hơn 860 ha. Các xã sẽ thu hồi đất nông nghiệp nhiều là: Phước Khánh (hơn 250 ha), Đại Phước (hơn 120 ha), Vĩnh Thanh (gần 120 ha)… TP Biên Hòa sẽ thu hồi hơn 520 ha đất nông nghiệp, trong đó phường Hiệp Hòa sẽ thu hồi hơn 265 ha, phường Phước Tân 77 ha… Huyện Trảng Bom sẽ thu hồi 414 ha đất nông nghiệp, trong đó xã Bắc Sơn thu hồi nhiều nhất với hơn 270 ha, tiếp đến là xã Sông Trầu gần 84 ha. UBND tỉnh Đồng Nai yêu cầu UBND các huyện, thành phố thực hiện thu hồi đất theo đúng kế hoạch đã được phê duyệt; kiểm tra, phát hiện và xử lý kịp thời các trường hợp vi phạm kế hoạch sử dụng đất. Tổ chức thực hiện kế hoạch sử dụng đất chặt chẽ, bảo đảm các chỉ tiêu sử dụng đất đã được phê duyệt. Việc thu hồi đất cũng phải đảm bảo quyền lợi của người dân có đất bị thu hồi. XUÂN THỌ Đồng Nai sẽ thu hồi 3.700 ha đất nông nghiệp để làm dự án Trong năm 2024, Đồng Nai sẽ thu hồi khoảng 3.700 ha đất nông nghiệp để chuyển đổi mục đích sử dụng đất và thực hiện nhiều dự án. (Ảnh: Xuân Thọ) Nhiều năm qua, tình trạng ô nhiễm tại CCN Phú Lâm chưa được giải quyết dứt điểm. Nước thải từ CCN Phú Lâm. Ô nhiễm tại CCN Phú Lâm có thể thấy qua khác biệt màu nước xả thải Bao giờ xử lý dứt điểm ô nhiễm
RkJQdWJsaXNoZXIy MTYzNTY5OA==