Khoa học và Đời sống số 09-2024

CHUYỂN ĐỘNG 247 Số 9 (4323) Thứ Năm (29/2/2024) 3 Phát biểu kết luận tại Hội nghị triển khai nhiệm vụ phát triển thị trường chứng khoán (TTCK) năm 2024 ngày 28/2, Thủ tướng Phạm Minh Chính thể hiện sự vui mừng khi sau 25 năm xây dựng và phát triển TTCK, một hội nghị liên quan chứng khoán được tổ chức với sự tham gia và quan tâm rất lớn của hàng trăm đại biểu. Thủ tướng khẳng định, Chính phủ và cá nhân ông rất quan tâm thị trường tài chính, trong đó có TTCK. "Có lẽ không tuần nào tôi không nói chuyện và làm việc với các đồng chí lãnh đạo có liên quan TTCK, luôn theo dõi TTCK. Lúc 12h40 hằng ngày, tôi luôn theo dõi bản tin xem TTCK hôm nay thế nào để có phản ứng chính sách kịp thời, nếu không theo dõi được thì rất sốt ruột. Khi có biến động nào đó, chúng tôi luôn đặt mình vào vị trí của các nhà đầu tư, nhà phát hành, trên tinh thần cùng thắng, lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ. Các bên đều thắng tức là góp phần phát triển kinh tế Việt Nam nhanh, bền vững, lành mạnh theo chủ trương của Đảng, Nhà nước Việt Nam. Chúng tôi cũng luôn suy nghĩ Chính phủ phải bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của các nhà đầu tư, các chủ thể liên quan tới TTCK", Thủ tướng phát biểu. Thủ tướng Phạm Minh Chính cũng bày tỏ: "Chúng ta cùng nhau xây dựng và phát triển TTCK Việt Nam còn non trẻ. Qua 25 năm, thị trường có nhiều thăng trầm, đột phá và tiếp tục phát triển theo tinh thần tiến kịp, đi cùng, tăng tốc, nên không thể không có khó khăn, trong bối cảnh Việt Nam là nước đang phát triển, nền kinh tế đang chuyển đổi, quy mô còn khiêm tốn, sức chống chịu có hạn nhưng độ mở lớn, một tác động nhỏ bên ngoài cũng có thể ảnh hưởng lớn tới bên trong". Theo Thủ tướng, trong hai năm vừa qua, các chủ thể đã cùng nhau chia sẻ, vượt qua khó khăn. Nhờ đó, nếu 2022 là năm thăng trầm của thị trường thì năm 2023 đã khắc phục nhiều khó khăn, cải thiện tình hình, tập trung làm những việc phải làm và có tiến bộ hơn. Năm 2024 phải tăng tốc và năm 2025 phải bứt phá. Điều này cần cùng phát huy trách nhiệm của Chính phủ, các bộ, ngành, nhà đầu tư, nhà phát hành và của các chủ thể liên quan. Nhấn mạnh thêm một số nội dung, Thủ tướng cho rằng, trước hết, phân tích về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của TTCK Việt Nam. TTCK là một cấu phần quan trọng của thị trường tài chính (thị trường tiền tệ, thị trường vốn) nói riêng và nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta nói chung. Khi phát triển đến trình độ cao, TTCK có vai trò là "hàn thử biểu" của nền kinh tế. TTCK cũng là một kênh đầu tư linh hoạt, hấp dẫn của các tổ chức và cá nhân đầu tư; đồng thời là kênh huy động vốn trung và dài hạn quan trọng cho doanh nghiệp thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh, tạo công ăn việc làm, sinh kế cho người dân. TTCK góp phần quan trọng thúc đẩy tái cơ cấu nền kinh tế, cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước, đổi mới mô hình tăng trưởng, phát triển kinh tế xã hội, nhất là kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế chia sẻ, kinh tế tri thức. "Tóm lại, phát triển kinh tế thì không thể thiếu TTCK. Phát triển TTCK là một yêu cầu khách quan", Thủ tướng nhấn mạnh. ANH NHI Theo Phó Chủ tịch Hội Truyền thông số Việt Nam, tình trạng “a dua” trên mạng xã hội xuất phát từ nhận thức về pháp luật và văn hoá sử dụng Internet của người sử dụng mạng xã hội. Ông Vũ Kiêm Văn - Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký Hội Truyền thông số Việt Nam (Hội thành viên Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam) - nhận định, các nền tảng số xuyên biên giới bùng nổ rất nhanh trong thời gian ngắn tại Việt Nam thời gian qua. Trong khi đó, nhận thức về pháp luật của người dùng chưa đồng đều, chưa ý thức hết được trách nhiệm pháp lý và trách nhiệm xã hội của mình trong mọi hành vi trên không gian số. Ngoài ra, văn hoá ứng xử của người sử dụng Internet nói chung và mạng xã hội nói riêng chưa theo kịp môi trường giao tiếp mới. Ông Văn cho rằng, ở Việt Nam, phần lớn những người ảnh hưởng trên mạng xã hội nhiều khi chưa được trang bị năng lực, kiến thức để hiểu đúng vai trò của mình. Xã hội đang dịch chuyển sang mối quan hệ mở rộng không giới hạn, đặc biệt trên môi trường Internet. Khi độ mở đạt đến mức gần như tối đa, không biên giới, chính những Facebooker, Tiktoker, KOL chưa ý thức được đầy đủ tác động đối với xã hội từ những hành vi trên không gian mạng của mình. Điều này dẫn đến những sai phạm, gây nguy hại cho xã hội, thậm chí bị xử lý hình sự như các vụ livestream của một số người ảnh hưởng thời gian vừa qua. Ông Văn nhận định, sự phát triển của Internet và mạng xã hội không thể tránh khỏi trong biển thông tin vẫn còn thông tin xấu. Mức độ của thông tin xấu, độc trên mạng xã hội hiện nay rất đa dạng và khá nghiêm trọng, từ cung cấp thông tin không chính xác, dễ dẫn đến lan truyền nhiều thông điệp tiêu cực. Một số tổ chức hoạt động ngoài vòng pháp luật có thể lợi dụng sự bức xúc của dư luận để dẫn dắt vấn đề theo hướng có lợi cho họ, gây thiệt hại cho Nhà nước và xã hội; hay là những hiện tượng lợi dụng lòng tin đề lừa đảo, phục vụ kinh doanh bất hợp pháp... Bên cạnh việc tuyên truyền, phổ biến kỹ năng, văn hoá sử dụng Internet và mạng xã hội của người dân, cơ quan chức năng cần có các giải pháp công nghệ như để hỗ trợ kiểm soát. Có một số công cụ để khoanh vùng như Lắng nghe mạng xã hội (Social listening); các công nghệ giám định độ chính xác… Tuy nhiên, để kiểm soát được những vấn đề này toàn diện, phải có sự tham gia của chính các nền tảng mạng xã hội. Họ sở hữu cộng dồn, hiểu rõ hành vi của người dùng và cần phải phối hợp cơ quan chức năng để xử lý sai phạm. THIÊN TUẤN Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu chỉ đạo Hội nghị triển khai nhiệm vụ phát triển thị trường chứng khoán năm 2024. ẢNH: DƯƠNG GIANG/TTXVN THỦ TƯỚNG PHẠM MINH CHÍNH: Quyết tâm nâng hạng thị trường chứng khoán Việt Nam Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định, Chính phủ và cá nhân ông rất quan tâm thị trường tài chính, trong đó có thị trường chứng khoán. Xóa nạn “a dua” trên mạng xã hội Ông Vũ Kiêm Văn - Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký Hội Truyền thông số Việt Nam. Bệnh viện Việt Nam - Cuba Đồng Hới có chịu trách nhiệm vụ ma túy? Địa phương đầu tiên bỏ thi tiếng Anh tuyển sinh lớp 10 Ngày 27/2, UBND tỉnh Quảng Bình ban hành Quyết định số 3893/QĐ-UBND về việc Phê duyệt Kế hoạch tuyển sinh lớp 10 THPT, lớp 10 THPT chuyên, lớp 10 phổ thông dân tộc nội trú, lớp 10 giáo dục thường xuyên trên địa bàn tỉnh năm học 2024-2025. Theo đó, tỉnh Quảng Bình bỏ môn Tiếng Anh ra khỏi kỳ thi tuyển sinh lớp 10 THPT năm nay, giữ lại hai môn Toán và Ngữ văn. Thời gian làm bài mỗi môn là 120 phút, dự kiến diễn ra ngày 4/6. Điểm xét tuyển vào lớp 10 được Sở GD&ĐT Quảng Bình tính theo công thức: Điểm thi Toán + điểm thi Ngữ văn + điểm kết quả học tập rèn luyện 4 năm THCS + điểm ưu tiên (nếu có). Chế độ cộng điểm ưu tiên được thực hiện theo quy chế của Bộ GD&ĐT. Riêng đối với tuyển sinh lớp 10 Trường THPT chuyên Võ Nguyên Giáp vẫn bao gồm các môn thi: Ngữ văn, Toán (mỗi môn 120 phút), tiếng Anh (60 phút) và môn chuyên (150 phút). Đến hiện tại, Quảng Bình là địa phương duy nhất tổ chức kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT chỉ với 2 môn. HẠO NHIÊN Mới đây, Cục Quản lý Khám chữa bệnh (Bộ Y tế) có công văn gửi Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam - Cuba Đồng Hới, yêu cầu báo cáo nhanh vụ phát hiện hàng trăm viên ma túy trong bệnh viện. Cục Quản lý Khám, chữa bệnh đề nghị Giám đốc bệnh viện phối hợp chặt chẽ, cung cấp thông tin và tạo mọi điều kiện để cơ quan chức năng điều tra kịp thời, xử lý nghiêm đúng người, đúng tội. Trước đó, Phòng Cảnh sát Điều tra Tội phạm về ma túy, Công an tỉnh Quảng Bình, phối hợp Bệnh viện Hữu Nghị Việt Nam - Cuba Đồng Hới bắt quả tang Đặng Thanh Vũ (SN 1994) và Hoàng Hải Đức (SN 1990), đều trú TP Đồng Hới, có hành vi tàng trữ trái phép chất ma túy. Đức và Vũ là nhân viên của Công ty Ngọc Minh Châu, trụ sở tại TP Hà Nội, đang có hợp đồng giặt đồ với Bệnh viện Hữu Nghị Việt Nam - Cuba Đồng Hới. Tiến sĩ, luật sư Đặng Văn Cường, Đoàn Luật sư TP Hà Nội, cho rằng, Cơ quan điều tra sẽ tiếp tục làm rõ số lượng ma túy mà các đối tượng tàng trữ trái phép có nguồn gốc từ đâu, mục đích để làm gì, có liên quan tổ chức, cá nhân nào để xem xét xử lý theo quy định. Nêu ý kiến về việc nơi phát hiện ma túy thuộc khu vực của bệnh viện, luật sư Cường cho rằng, cơ quan điều tra sẽ làm rõ công tác quản lý ở khu vực này thế nào, có tổ chức, cá nhân nào biết về hành vi tàng trữ trái phép chất ma túy của các đối tượng hay không? Trường hợp có căn cứ cho thấy ngoài hai đối tượng đã bị bắt, còn có đồng phạm khác, người khác biết đối tượng tàng trữ trái phép chất ma túy nhưng không tố giác, thì những người này sẽ bị xử lý hình sự. Còn trường hợp đây là khu vực bệnh viện cho thuê và không trực tiếp quản lý, việc các đối tượng thực hiện hành vi phạm tội về ma túy, cán bộ, nhân viên bệnh viện không biết, thì không phải chịu trách nhiệm trước pháp luật. Nói về hành vi tàng trữ trái phép chất ma túy của hai đối tượng, luật sư Cường dẫn quy định tại Điều 249 Bộ luật Hình sự, hình phạt cao nhất của tội danh này là phạt tù từ 15 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân. Bởi vậy, cơ quan điều tra sẽ làm rõ khối lượng ma túy mà các đối tượng này tàng trữ là bao nhiêu để xác định khung hình phạt cho phù hợp với quy định. TÂM ĐỨC Tang vật vụ án.

RkJQdWJsaXNoZXIy MTYzNTY5OA==