CHUYỂN ĐỘNG 247 Số 4 (4318) Thứ Năm (25/1/2024) 3 Phó giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội Mạc Đình Minh cho biết, thực hiện chỉ đạo của Thường trực Thành ủy, UBND TP đã ban hành quyết định về việc thành lập tổ soạn thảo đề án quản lý, khai thác, sử dụng vỉa hè trên địa bàn toàn thành phố. Tổ soạn thảo gồm 36 người, trong đó có đại diện 11 sở, ngành và các quận, huyện. Đơn vị đang xây dựng, hoàn thiện đề án quản lý vỉa hè trên cơ sở 3 nguyên tắc. Thứ nhất, lòng đường, vỉa hè được sử dụng cho mục đích chính là phục vụ giao thông. Thứ hai, hè phố phục vụ chủ yếu cho người đi bộ, kết hợp bố trí hệ thống hạ tầng đô thị theo dọc tuyến. Thứ ba, việc sử dụng tạm thời một phần vỉa hè ngoài mục đích giao thông phải được cơ quan thẩm quyền cấp phép hoặc chấp thuận sử dụng đúng mục đích, đúng phạm vi cho phép. "Toàn bộ đề án đang được dự thảo và lấy ý kiến của thành viên tổ soạn thảo, cũng như quận, huyện. Thời gian tới, tổ soạn thảo báo cáo thành phố và có thông tin cụ thể nội dung đề án, nguyên tắc tổ chức quản lý vỉa hè, lòng đường", ông Minh nói. Lãnh đạo Sở Xây dựng Hà Nội cho biết, đề án liên quan từng tuyến phố, địa phương, quận huyện, trong khi mỗi nơi có tính chất và đặc thù khác nhau. Do đó, ban soạn thảo sẽ lên đề cương và thống nhất nguyên tắc chung khi soạn thảo. Sau khi báo cáo và được Thành ủy, UBND TP Hà Nội thông qua, tổ soạn thảo mới tính toán tiếp về thời gian, tiến độ cụ thể để triển khai đề án này. Dự kiến, Sở Xây dựng Hà Nội trình Ban Cán sự Đảng bộ thành phố về đề án quản lý, thu phí vỉa hè vào quý II/2024; sau đó là quy trình để các cấp có thẩm quyền thông qua. HIỂU LAM Chuyên gia lên tiếng việc cho trẻ nghỉ học dưới 10 độ C Cho trẻ nghỉ học khi trời rét dưới 10 độ C là chủ đề đang gây tranh luận. Bên cạnh những ý kiến đồng tình, nhiều người cho rằng, việc cho trẻ nghỉ làm yếu đi sức đề kháng, thích nghi. PGS.TS.BS Nguyễn Tiến Dũng, nguyên Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội), cho biết, không nên quá cực đoan trong các quan điểm. Không thể nói cần cho trẻ ra ngoài giá rét để rèn luyện sức khỏe, tăng sức đề kháng. Cũng không có căn cứ khoa học về việc bao nhiêu độ phải cho trẻ nghỉ học. Ở đây, chúng ta phải căn cứ tình hình thực tế. Điều quan trọng là trong điều kiện nhiệt độ đó, trường có đảm bảo đủ ấm cho trẻ không. Trường hợp đủ ấm, cần căn cứ yếu tố thứ hai là điều kiện gia đình đưa trẻ đến trường, lớp, có đảm bảo giữ ấm, chống lại giá rét cho trẻ. Một điều lưu ý nữa, cũng không nên áp điều kiện của mình làm chuẩn buộc người khác phải theo. Chẳng hạn, trong lớp học có 30 học sinh, 28 em đủ điều kiện, có thể tới lớp, còn 2 em không đủ điều kiện có thể nghỉ. Không thể vì 2 em mà bắt 28 em phải nghỉ học và ngược lại. “Tùy từng trường, gia đình mà có xử lý linh hoạt, tự quyết định, không nên áp đặt, tranh luận không dựa trên cơ sở thực tiễn”, PGS.TS.BS Nguyễn Tiến Dũng nhấn mạnh. MAI LOAN Thủ tướng Phạm Minh Chính hội kiến Tổng thống CHLB Đức Frank-Walter Steinmeier. ẢNH: DƯƠNG GIANG/TTXVN. GS.TS Nguyễn Ngọc Phú - Phó Chủ tịch, kiêm Tổng Thư ký Hội Khoa học Tâm lý Giáo dục Việt Nam (hội thành viên Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật và Việt Nam) cho rằng, việc bỏ dùng điểm thi tốt nghiệp THPT để xét tuyển vào các trường đại học và cao đẳng được xem là cách làm hay, có khả thi trong việc đánh giá đúng năng lực của học sinh và chọn đầu vào chất lượng. “Tuy nhiên, bên cạnh việc bỏ xét điểm thi tốt nghiệp THPT, nên kèm theo các điều kiện, tiêu chuẩn nhất định để có được học sinh chất lượng. Nên xem xét việc sử dụng hai hệ số, đó là điểm trong học bạ và điểm thi tốt nghiệp để đánh giá thí sinh. Điểm thi đánh giá năng lực cũng là một cách hiệu quả và thực tế”, GS.TS Nguyễn Ngọc Phú bày tỏ quan điểm. Theo Phó Chủ tịch Hội Khoa học Tâm lý Giáo dục Việt Nam, cơ quan chức năng cũng cần đánh giá lại các kỳ thi tốt nghiệp THPT đã hiệu quả chưa, có cần phải bỏ thi tốt nghiệp mà chỉ cần xét tốt nghiệp. Cuối năm 2023, Trường Đại học Nha Trang công bố việc sẽ bỏ dùng điểm thi tốt nghiệp THPT để xét tuyển, thay vào đó xét kết hợp học bạ và điểm thi đánh giá năng lực. Đây là trường đại học đầu tiên của cả nước thay đổi về phương thức tuyển sinh khi chỉ lấy điểm của học sinh ở một số môn nhất định trong ba năm THPT, tùy theo ngành đào tạo, và phải đạt yêu cầu tối thiểu do trường công bố hàng năm. Với điểm thi đánh giá năng lực, trường tập trung vào khả năng Toán (Toán, suy luận logic và xử lý số liệu); Ngôn ngữ (tiếng Việt và tiếng Anh) và Khoa học (giải quyết vấn đề). Riêng phần Khoa học, thí sinh được lựa chọn phạm vi tương ứng với môn học đã học ở THPT và phù hợp với ngành, chuyên ngành đào tạo theo quy định của trường. THIÊN TUẤN THỦ TƯỚNG PHẠM MINH CHÍNH: Làm sâu sắc hơn nữa quan hệ Việt Nam - Đức Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định, Việt Nam luôn coi trọng vai trò, vị thế của Đức tại khu vực và trên thế giới; mong muốn làm sâu sắc hơn nữa quan hệ Việt Nam - Đức trên tất cả lĩnh vực. Nên bỏ xét điểm thi tốt nghiệp THPT? Nên bỏ xét điểm thi tốt nghiệp THPT? Ảnh minh hoạ. PGS.TS.BS Nguyễn Tiến Dũng, nguyên Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội. Ngày 24/1, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính hội kiến với Tổng thống Đức Frank - Walter Steinmeier, nhân dịp có chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam, theo lời mời của Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng. Khuyến khích doanh nghiệp Đức đầu tư vào Việt Nam Thủ tướng Phạm Minh Chính bày tỏ tin tưởng rằng, chuyến thăm của Tổng thống CHLB Đức sẽ tạo động lực mới, đưa quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam - Đức ngày càng phát triển sâu rộng, hiệu quả trong thời gian tới; khẳng định trong đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ quốc tế, Việt Nam luôn coi trọng vai trò, vị thế của Đức tại khu vực và trên thế giới và mong muốn làm sâu sắc hơn nữa quan hệ Việt Nam - Đức trên tất cả các lĩnh vực. Thủ tướng Phạm Minh Chính chia sẻ với Tổng thống Đức những thành tựu nổi bật về phát triển kinh tế xã hội và hội nhập quốc tế của Việt Nam sau 35 năm Đổi mới. Để thúc đẩy tăng trưởng, Việt Nam sẽ tập trung trong thực hiện các đột phá chiến lược giúp hoàn thiện thể chế, phát triển cơ sở hạ tầng, phát triển nguồn nhân lực và cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, trong đó ưu tiên kinh tế số và chuyển đổi số, tăng trưởng xanh, kinh tế tuần hoàn; đẩy mạnh khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo; cam kết có trách nhiệm về chống biến đổi khí hậu. Đây là những lĩnh vực Việt Nam mong muốn nhận được sự hợp tác của Đức. Để thúc đẩy hơn nữa hợp tác song phương, hai bên nhất trí tăng cường trao đổi đoàn các cấp, nhất là cấp cao, qua đó giúp gia tăng tin cậy chính trị, hiểu biết lẫn nhau và tạo xung lực mới cho hợp tác hai nước; tiếp tục phối hợp, ủng hộ lẫn nhau trên các diễn đàn đa phương như Liên Hợp Quốc, khuôn khổ hợp tác ASEAN - Đức, ASEAN - EU. Khẳng định hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư là trụ cột của quan hệ song phương, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Tổng thống Đức nhất trí tăng cường khuyến khích doanh nghiệp Đức đầu tư vào Việt Nam, nhất là trong các lĩnh vực Đức có thế mạnh như năng lượng, đường sắt, thiết bị y tế, dược phẩm, hạ tầng… Đẩy mạnh hợp tác đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị Đức sớm phê chuẩn Hiệp định Bảo hộ đầu tư Việt Nam - EU (EVIPA); tiếp tục hợp tác với Việt Nam triển khai hiệu quả khuôn khổ Quan hệ đối tác chuyển đổi năng lượng công bằng (JETP) mà Đức là một bên tham gia để Việt Nam thực hiện mục tiêu giảm phát thải như đã cam kết tại COP 26, cũng như phối hợp hiệu quả triển khai dự án hợp tác phát triển do Đức tài trợ thời gian tới, ưu tiên các lĩnh vực xây dựng hạ tầng, phát triển bền vững, năng lượng tái tạo. Hai nhà lãnh đạo nhất trí đẩy mạnh hợp tác đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, tăng cường xây dựng các cơ chế, khuôn khổ hợp tác trong lĩnh vực đào tạo nghề. Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị Tổng thống Đức tiếp tục hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho cộng đồng hơn 200.000 người Việt Nam tại Đức hội nhập thành công, đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội Đức, là cầu nối cho quan hệ hữu nghị giữa hai nước. Trao đổi về các vấn đề quốc tế và khu vực cùng quan tâm, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Tổng thống Steinmeier nhấn mạnh sự cần thiết trong việc duy trì hòa bình, ổn định, giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, phù hợp luật pháp quốc tế. Hai bên nhấn mạnh ủng hộ tự do hàng hải, hàng không ở Biển Đông trên cơ sở luật pháp quốc tế, UNCLOS 1982. Tổng thống Steinmeier và phu nhân thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam ngày 23-24/1 theo lời mời của Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng và phu nhân. Chiều 24/1, trong khuôn khổ chuyến thăm Việt Nam, Tổng thống Đức FrankWalter Steinmeier và phái đoàn đã tới Trường Đại học Việt - Đức, tọa lạc tại thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương. Đây là ngôi trường biểu tượng cho quan hệ hợp tác tốt đẹp giữa hai nước. Trước đó, sau cuộc hội đàm chiều 23/1, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng và Tổng thống Đức Frank-Walter Steinmeier cùng chứng kiến lễ ký Thỏa thuận hợp tác về lao động di cư giữa Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội và Bộ Lao động và Xã hội Liên bang Đức. TIỂU PHƯƠNG Khi nào Hà Nội thu phí vỉa hè? Khi nào Hà Nội thu phí vỉa hè? Ảnh minh hoạ
RkJQdWJsaXNoZXIy MTYzNTY5OA==