Khoa học và Đời sống số 03-2024

Số 3 (4317) Thứ Năm (18/1/2024) 7 SỨC KHỎE MỚI phun, xăm, thêu trên da không được phép sử dụng thuốc gây tê dạng tiêm. Nhưng thực tế, Thanh tra Sở cũng phát hiện và xử lý nghiêm những cơ sở làm đẹp thuộc nhóm này đã lén lút triển khai phẫu thuật thẩm mỹ. Nhóm ba là cơ sở khám chữa bệnh cung cấp dịch vụ thẩm mỹ có sử dụng thuốc, các chất, thiết bị để can thiệp vào cơ thể người. Những cơ sở này, ngoài giấy phép kinh doanh do UBND quận, huyện hoặc Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp, phải bắt buộc được Sở Y tế cấp giấy phép hoạt động và phê duyệt danh mục kỹ thuật theo quy định của pháp luật. Các cơ sở trên có thể là bệnh viện chuyên khoa thẩm mỹ, phòng khám chuyên khoa thẩm mỹ hay phòng khám đa khoa có chuyên khoa thẩm mỹ. Hầu hết nơi cung cấp dịch vụ thẩm mỹ tại các cơ sở theo loại hình này đều có sử dụng thuốc gây tê dạng tiêm. Tuy nhiên, tất cả kỹ thuật can thiệp phải được Bộ Y tế hoặc Sở Y tế thẩm định, phê duyệt danh mục kỹ thuật. Các kỹ thuật sử dụng ngoài danh mục cho phép đều trái quy định pháp luật. PGS.TS Tăng Chí Thượng cho rằng, Sở Y tế TP HCM xác định có 3 thách thức chính đối với công tác quản lý nhà nước. Thứ nhất, quảng cáo không đúng Muốn phẫu thuật mí mắt đẹp, cần chuẩn bị kỹ những việc này Những rủi ro của phẫu thuật thẩm mỹ phạm vi hoạt động, từ đó gây cho người dân hiểu nhầm và sử dụng các dịch vụ thẩm mỹ chưa được thẩm định đủ điều kiện về đảm bảo an toàn trong y khoa. Thứ hai, hoạt động hậu kiểm cơ sở cung ứng dịch vụ thẩm mỹ chưa được quan tâm và chú trọng đúng mức. Hơn 85% là do UBND quận, huyện cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, trong khi số lượng cơ sở có xu hướng ngày càng tăng. Thứ ba, hoạt động thẩm mỹ "chui" ngày càng tinh vi để né tránh cơ quan quản lý Nhà nước. Điều đáng lo ngại khi hoạt động thẩm mỹ "chui" đang có xu hướng chuyển vào khách sạn, nhà trọ để né tránh, gây ra tai biến, thậm chí tử vong. Bên cạnh đó, khó khăn không nhỏ cho cả người dân và cơ quan quản lý khi chưa có quy định chi tiết hướng dẫn về biển hiệu của cơ sở cung ứng dịch vụ làm đẹp. Hầu hết biển hiệu của các cơ sở cung cấp dịch vụ làm đẹp đều chọn tên "thẩm mỹ viện…" hay "viện thẩm mỹ…". Thực tế, qua thanh tra, kiểm tra các cơ sở dịch vụ chăm sóc sắc đẹp nhóm 1 và nhóm 2, Sở Y tế TP HCM đã phát hiện, xử lý nghiêm một số cơ sở sử dụng thuốc tê dạng tiêm và cung cấp các dịch vụ làm đẹp trái phép. Có người phẫu thuật mí mắt để loại bỏ da mắt dư thừa, giúp vẻ ngoài trẻ trung, trong khi số khác làm đẹp vì mí mắt trên bị chùng xuống, cản trở tầm nhìn. Phẫu thuật thẩm mỹ, phẫu thuật ngực có thể gặp rủi ro tương tự bất kỳ quá trình phẫu thuật nào khác. Tắc mạch máu phổi: Tắc nghẽn động mạch phổi, có thể gây tử vong. Chảy máu: Chảy máu ra bên ngoài hoặc dưới da (tụ máu). Người bệnh huyết áp cao hoặc sử dụng các loại thuốc (aspirin, thuốc giảm đau và kháng viêm và một số thảo dược) dễ gây ra hiện tượng chảy máu bất thường nên cần ngừng thuốc và thông báo cho bác sĩ trước phẫu thuật. Nhiễm trùng: Nguy cơ xảy ra với mọi ca phẫu thuật, dù quy trình vô trùng được tuân thủ nghiêm ngặt. Nhiễm trùng xảy ra lâu sau khi phẫu thuật, trong quá trình theo dõi. Tuân thủ chặt chẽ hướng dẫn của bác sĩ không chỉ giúp tránh nguy cơ nhiễm trùng, mà còn cho phép chẩn đoán nhiễm trùng sớm. Tắc mạch: Những cục máu đông phát triển ở chân trong hoặc sau phẫu thuật. Đây là một trong những biến chứng nghiêm trọng nhất, xảy ra với bất kỳ loại phẫu thuật nào. Những cục máu đông này có thể dẫn đến sự tắc mạch máu phổi (tắc nghẽn động mạch phổi), thậm chí gây tử vong. Gây tê/Gây mê: Các phản ứng với gây tê giảm đau từ khó chịu hoặc kích ứng nhẹ tại vị trí gây tê cục bộ, đến tình trạng buồn nôn, với gây mê toàn thân có thể từ rối loạn nhịp tim và thậm chí đến tử vong. Sẹo lồi hoặc sẹo xấu: Các vết sẹo không phải là nguy cơ của phẫu thuật ngực, nhưng chúng vẫn xảy ra. Việc hình thành sẹo lồi sẹo quá phát sẹo xấu phụ thuộc cơ địa, chủng tộc của người bệnh cũng như tay nghề và sự chăm chút tỉ mỉ của phẫu thuật viên. Tử vong: Tỷ lệ biến chứng nghiêm trọng của các ca phẫu thuật thẩm mỹ được thực hiện tại cơ sở phẫu thuật được cấp phép là dưới 0,5%. Tỷ lệ tử vong là 1 trong 57.000 trường hợp. Sự nhiễm trùng ở mức 0,74% các ca. Các bệnh nhân phải chuyển đến bệnh viện lớn, tuyến cao hơn ở mức 0,12% các trường hợp. PGS.TS NGUYỄN HỒNG HÀ (Trưởng khoa Phẫu thuật tạo hình Răng - Hàm - Mặt và Thẩm mỹ, Bệnh viện Việt Đức) Trước khi tiến hành phẫu thuật mí mắt, bạn cần khám mắt toàn diện để đánh giá sức khỏe mắt và thị lực. Việc kiểm tra mắt toàn diện sẽ giúp đánh giá dấu hiệu sớm của một số tình trạng và rối loạn mắt phổ biến, bao gồm thoái hóa điểm vàng liên quan tuổi tác, bệnh tăng nhãn áp, đục thủy tinh thể, bệnh mắt do tiểu đường, khô mắt và thị lực kém. Không chỉ khám mắt, bạn cũng cần đi khám sức khỏe để bảo đảm cho phẫu thuật. Trong quá trình này, bạn sẽ cần lấy mẫu máu và nước tiểu, trải qua các xét nghiệm về tim và phổi... Người có thói quen hút thuốc lá sẽ phải dừng trong vài tuần trước và sau khi phẫu thuật. Bởi việc hút thuốc làm tăng nguy cơ gây ra loại biến chứng trong quá trình phẫu thuật, cản trở khả năng hồi phục của cơ thể sau khi phẫu thuật. Bạn cũng nên ngừng sử dụng một số loại thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ phẫu thuật. Lý do là nó có thể làm loãng máu, hoặc gây chảy máu quá nhiều trong quá trình phẫu thuật. Mặc dù phẫu thuật cắt mí mắt đơn giản nhưng vẫn nên nhờ người thân đưa đi, cũng như ở bên cạnh sau khi phẫu thuật. Trước khi phẫu thuật, khách sẽ được hướng dẫn chi tiết về những việc nên thực hiện. Hãy bảo đảm thực hiện theo tất cả hướng dẫn này để cuộc phẫu thuật cắt mí mắt đạt kết quả tốt nhất. HÀ NGUYỄN (Theo Facemakernyc) Trước khi tiến hành phẫu thuật mí mắt, cần phải khám mắt toàn diện. ẢNH: BODY-HARNESS Nhiễm trùng: Là sự xâm nhập vào cơ thể của các vi sinh vật có khả năng gây bệnh. Trụ sở Thẩm mỹ Quốc tế - Yonsei TP trên đường Trần Quốc Toản, quận 3 (hình ảnh chụp chiều 16/1). ẢNH: HỮU THÔNG

RkJQdWJsaXNoZXIy MTYzNTY5OA==