Khoa học và Đời sống số 03-2024

CHUYỂN ĐỘNG 247 Số 3 (4317) Thứ Năm (18/1/2024) 3 Tại tọa đàm, Thủ tướng Phạm Minh Chính chia sẻ một số yếu tố mang tính chất nền tảng để Việt Nam trở thành điểm đến đầu tư an toàn, lành mạnh, bền vững; đồng thời nhấn mạnh những bài học kinh nghiệm lớn, quý báu của Việt Nam: Kiên định con đường độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; Nhân dân là người làm nên lịch sử; phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc, đoàn kết quốc tế; kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, vận dụng sáng tạo Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và truyền thống văn hóa, lịch sử phù hợp điều kiện, hoàn cảnh đất nước và bối cảnh thế giới hiện nay; phát huy vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định, trong bối cảnh khó khăn vừa qua, Việt Nam tiếp tục giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng, bảo đảm các cân đối lớn, nợ công, nợ Chính phủ, nợ nước ngoài, bội chi trong kiểm soát. Về những định hướng lớn của Việt Nam, Thủ tướng cho biết, Việt Nam xây dựng nền dân chủ XHCN, Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân, xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. Việt Nam là nước đang phát triển, nền kinh tế đang chuyển đổi, quy mô kinh tế còn khiêm tốn, sức chống chịu còn hạn chế nhưng độ mở lớn, một biến động nhỏ bên ngoài có thể ảnh hưởng lớn tới bên trong, do đó nền kinh tế cần có sự điều tiết của nhà nước khi cần thiết. Cùng đó, Việt Nam xác định xuyên suốt là nhân tố con người, lấy con người là trung tâm, chủ thể, động lực, nguồn lực quan trọng nhất và là mục tiêu của sự phát triển. Việt Nam kiên định đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hữu nghị, hợp tác, phát triển, đa dạng hóa, đa phương hóa, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng, có hiệu quả; là bạn, đối tác tin cậy, thành viên tích cực, có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế; kiên trì chính sách quốc phòng "bốn không". Việt Nam phát triển nền kinh tế độc lập, tự chủ, tích cực, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng, thực chất, hiệu quả; lấy nguồn lực bên trong là cơ bản, chiến lược, lâu dài, quyết định; nguồn lực bên ngoài là quan trọng, đột phá, thường xuyên. Thời gian tới, Việt Nam tiếp tục đẩy mạnh 3 đột phá chiến lược gồm xây dựng hạ tầng chiến lược để giảm chi phí logistics, chi phí đầu vào, tăng sức cạnh tranh của sản phẩm; đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao; hoàn thiện thể chế để tạo thuận lợi, giảm chi phí tuân thủ cho doanh nghiệp, người dân. Việt Nam có cơ chế, chính sách ưu tiên phù hợp các lĩnh vực ưu tiên, mũi nhọn, mới nổi như chuyển đổi số, khoa học - công nghệ, trí tuệ nhân tạo, chuyển đổi xanh… "Chính sách phải thông thoáng, hạ tầng thông suốt, quản trị thông minh. Dù thế giới có chao đảo, chúng tôi vẫn kiên trì những chính sách này, trên tinh thần hài hòa lợi ích giữa Nhà nước, người dân và doanh nghiệp, nhà đầu tư và cùng chia sẻ khi có rủi ro. Đây chính là sự cân bằng lớn nhất", Thủ tướng Phạm Minh Chính nói. Thủ tướng mong các nhà đầu tư tiếp tục đến với Việt Nam, mang tới nguồn vốn, công nghệ hiện đại, góp ý hoàn thiện thể chế, đào tạo nhân lực, nâng cao năng lực quản trị hiện đại; khẳng định Chính phủ, các bộ, ngành luôn lắng nghe, sẵn sàng đối thoại, chia sẻ, đàm phán, "đã hứa là làm, đã cam kết phải thực hiện" và cũng mong các nhà đầu tư theo tinh thần này; Việt Nam luôn bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của các nhà đầu tư. TIỂU PHƯƠNG Thủ tướng Phạm Minh Chính. ẢNH: VGP/NHẬT BẮC Liên quan gần 10 ha rừng ngập mặn ở huyện Cát Hải (Hải Phòng) sẽ bị “ôm” trọn bởi dự án sân golf quốc tế Xuân Đám, tuy mới chỉ được đồng ý về chủ trương, các chuyên gia bày tỏ lo ngại hệ sinh thái sẽ bị tác động tiêu cực. GS.TSKH Đặng Huy Huỳnh, Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam (Hội thành viên Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam), cho rằng, việc đầu tư sân golf nhằm phát triển du lịch là chủ trương đúng của Nhà nước, cần được ủng hộ. Tuy nhiên, cần phải xem xét thật kỹ, thậm chí hạn chế tối thiểu việc xây dựng sân golf làm ảnh hưởng, tác động đến môi trường thiên nhiên, đặc biệt rừng ngập mặn và hệ sinh thái. “Đối với dự án sân golf quốc tế Xuân Đám tại huyện Cát Hải, cơ quan Nhà nước cần rà soát, đánh giá lại vị trí địa lý xem có nằm trong vùng bảo vệ Di sản Thiên nhiên thế giới quần thể Vịnh Hạ Long - Quần đảo Cát Bà vừa được Ủy ban Di sản Thế giới UNESCO công nhận hay không. Có thể dự án sân golf quốc tế Xuân Đám sẽ có nguy cơ xâm hại rừng ngập mặn, vì vậy đề nghị chính quyền Hải Phòng xem xét kỹ và nếu tránh được sự tác động đối với 10 ha rừng ngập mặn thì tốt nhất”, GS.TSKH Đặng Huy Huỳnh nói. Theo GS.TSKH Đặng Huy Huỳnh, rừng ngập mặn ở Cát Hải là nơi rất quan trọng đối với đa dạng sinh học, giúp ngăn chặn sóng biển, xói lở bờ biển, bờ sông tại Hải Phòng. 10ha rừng ngập mặn có thể là diện tích không lớn đối với tổng thể hệ sinh thái rừng ngập mặn ở Hải Phòng nói riêng hay miền Bắc nói chung, nhưng đó là diện tích đủ để bảo vệ một hệ sinh thái quan trọng tại vùng biển Cát Hải, bảo đảm nguồn sinh kế cho các dân cư ven biển. Nếu sân golf xâm hại rừng ngập mặn, sẽ vi phạm Luật Lâm nghiệp và Luật bảo vệ môi trường 2020. Rừng ngập mặn đã được luật pháp bảo vệ. THIÊN TUẤN THỦ TƯỚNG PHẠM MINH CHÍNH: Việt Nam kiên trì chính sách để trở thành điểm đến hàng đầu Sáng 17/1 (theo giờ địa phương), tại Davos, Thụy Sĩ, trong khuôn khổ chuyến công tác tham dự Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) Davos 2024, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì tọa đàm "Việt Nam - Điểm đến hàng đầu ASEAN về đầu tư bền vững". Đại diện Công ty TNHH Nông nghiệp Thiên Phú Gia Lai gửi tâm thư xin lỗi việc giả mạo quyết định của UBND tỉnh Gia Lai về việc giao đất trồng rừng. Hành vi giả mạo này sẽ bị xử lý ra sao? Tiến sĩ, luật sư Đặng Văn Cường, Đoàn Luật sư TP Hà Nội, cho rằng, hành vi làm giả quyết định của UBND tỉnh Gia Lai là vi phạm pháp luật, vi phạm về quản lý hành chính nên cơ quan chức năng sẽ vào cuộc xác minh làm rõ để xử lý theo quy định. Tất cả văn bản không phải do cơ quan Nhà nước ban hành. Mạo danh cơ quan Nhà nước hoặc sử dụng chữ ký, con dấu giả hoặc tẩy sửa nội dung làm sai lệch nội dung văn bản đều được xác định là hành vi làm giả tài liệu, con dấu của cơ quan tổ chức. Người thực hiện hành vi này sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 341 Bộ luật Hình sự (BLHS) về tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan, tổ chức. Để xử lý người đã làm ra văn bản của UBND tỉnh Gia Lai, cơ quan chức năng cần thu giữ được tài liệu giả mạo, xác minh và có thể trưng cầu giám định để xác định tài liệu đó là tài liệu giả, làm căn cứ xử lý theo quy định. Người thực hiện hành vi làm giả tài liệu, con dấu của cơ quan tổ chức từ 16 tuổi trở lên sẽ bị xử lý hình sự, không phụ thuộc việc mục đích sử dụng tài liệu con dấu làm gì. Trường hợp người không làm giả tài liệu, con dấu nhưng biết là tài liệu, con dấu giả vẫn sử dụng để thực hiện hành vi trái pháp luật, cũng bị xử lý hình sự theo điều 341 BLHS. Để chứng minh tội phạm, cơ quan tiến hành tố tụng cần thu giữ bản chính giấy tờ giả để tiến hành trưng cầu giám định và xác minh làm rõ hành vi làm giả, làm rõ đối tượng thực hiện hành vi làm giả, đánh giá tác động của hành vi này đối với xã hội để xử lý theo quy định. Trường hợp đối tượng thực hiện hành vi làm giả file hình ảnh trên không gian mạng nhưng không in ra, không có bản chính có thể chỉ xử phạt hành chính về hành vi đưa thông tin giả mạo trên mạng internet theo quy định tại nghị định số 15/2020/NĐ-CP. Cơ quan chức năng cũng sẽ làm rõ quyết định giả mạo này được sử dụng vào mục đích gì. Nếu dùng để chiếm đoạt tài sản của người khác, sẽ xử lý về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo quy định tại Điều 174 BLHS. Trường hợp xử lý về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản sẽ không xử lý về tội làm giả tài liệu con dấu của cơ quan tổ chức bởi tài liệu giả chỉ là phương thức thủ đoạn để thực hiện hành vi lừa đảo. HẢI NINH Sân golf Xuân Đám có tác động tiêu cực đến rừng ngập mặn? Doanh nghiệp giả mạo quyết định của Chủ tịch tỉnh Gia Lai: Xử lý thế nào? GS.TSKH Đặng Huy Huỳnh. Bỏ xét tuyển học bạ sẽ công bằng, hạn chế bảng điểm “đẹp như mơ” Theo các chuyên gia, việc các trường đại học bỏ xét tuyển bằng học bạ sẽ đảm bảo công bằng hơn cho thí sinh, tránh tình trạng “mạ học bạ”, xin bảng điểm “đẹp như mơ”. TS Lê Viết Khuyến, Phó Chủ tịch Hiệp hội các trường Đại học, Cao đẳng Việt Nam, cho biết, trường đại học, đặc biệt là đại học tốp đầu, bỏ xét tuyển học bạ là tín hiệu đáng mừng. Ở nước ta, vẫn còn tình trạng chạy điểm, xin điểm, gian lận… Có thể thấy rõ điều đó qua những vụ việc gian lận thi cử thời gian qua. Cùng đó, việc xin điểm, nâng điểm cho đẹp học bạ vẫn diễn ra. Vì không có sự kiểm định chặt chẽ, điểm học bạ giữa các khu vực có thể rất khác nhau. “Trong bối cảnh vẫn còn có hai sự “bất an” như vậy mà lại thực hiện việc xét tuyển bằng học bạ, khó có sự tin tưởng. Một kỳ thi chung cả nước như tốt nghiệp THPT, chỉ chênh nhau nửa điểm đã có sự khác nhau giữa đỗ và trượt. Với xét điểm học bạ, có thể chênh nhau từ 5-7 điểm, chưa cần nói tới sự gian lận, sẽ rất khó đảm bảo sự công bằng”, ông Khuyến nói. Theo ông Khuyến, chỉ nên xem học bạ là tiêu chí phụ, cũng giống như xét các thành tích, giải thưởng ở những kỳ thi học sinh giỏi... Còn tiêu chí chính vẫn phải dựa vào kỳ thi tốt nghiệp phổ thông, hay đánh giá năng lực… MAI LOAN Quyết định giả mạo của UBND tỉnh Gia Lai về giao đất trồng rừng.

RkJQdWJsaXNoZXIy MTYzNTY5OA==