Số 3 (4317) Thứ Năm (18/1/2024) 16 hi ly hôn, vợ không đòi chia tài sản mà chỉ giành quyền nuôi con trai, anh Đ.H nhanh chóng đồng ý. Vì quyết định này giờ đây anh cảm thấy hối hận vô cùng. Ngân hàng TMCP Bắc Á (BAC A BANK) tham gia Festival lúa gạo Việt Nam trong một năm đặc biệt, đánh dấu sự “chuyển mình” của ngành hàng lúa gạo nước ta sang giá trị chất lượng cao, lấy tăng trưởng xanh làm nền tảng. Festival trong một năm đặc biệt với nhiều kỷ lục được thiết lập Với chủ đề “Gạo xanh - Sống lành”, Festival Quốc tế ngành hàng lúa gạo Việt Nam - Hậu Giang 2023 do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với tỉnh Hậu Giang cùng Trung ương Hội nông dân Việt Nam tổ chức, diễn ra vào trung tuần tháng 12/2023 tại thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang. Festival là sự kiện quan trọng, khẳng định vai trò, định vị ngành hàng lúa gạo Việt Nam trong khu vực và trên trường quốc tế. Đây cũng là lần đầu tiên ngày hội ngành hàng lúa gạo Việt Nam được nâng lên tầm quốc tế, thu hút sự tham gia của 37 quốc gia, các tổ chức toàn cầu, 12 doanh nghiệp nước ngoài. Bên cạnh đó, khoảng 30 tỉnh, thành đã đăng ký chuỗi chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) với 60 gian hàng. Cùng với những “con số biết nói” trên, Festival diễn ra trong bối cảnh toàn ngành lúa gạo đang thiết lập nhiều kỷ lục mới, Việt Nam đang hướng tới trở thành quốc gia tiên phong trong sản xuất lúa chất lượng, giảm phát thải, phát triển theo hướng xanh và bền vững. 2023 là năm có nhiều yếu tố thuận lợi, xuất khẩu gạo của nước ta đạt hơn 8,1 triệu tấn với kim ngạch gần 4,7 tỷ USD - tăng 14,4% về lượng và tăng 35,3% về kim ngạch so với năm 2022, đây là mức kim ngạch cao nhất trong lịch sử xuất khẩu gạo của nước ta. Nổi bật tại sự kiện lần này, Ngân hàng TMCP Bắc Á (BAC A BANK) đã tổ chức gian hàng, bố trí đội ngũ cán bộ nhân viên giàu kinh nghiệm triển khai các hoạt động giới thiệu các sản phẩm, dịch vụ đa dạng tới khách hàng cá nhân và doanh nghiệp. Việc tích cực hỗ trợ, tham gia sự kiện Festival Lúa gạo Việt Nam cho thấy vai trò và nỗ lực của BAC A BANK trong việc hỗ trợ phát triển kinh tế, kết nối cơ hôi cho cac đơn vi, doanh nghiêp nganh hang lua gao Viêt Nam nói riêng và nông nghiệp, nông thôn nói chung; đồng thời khẳng định chiến lược đồng hành của BAC A BANK cùng các doanh nghiệp nông nghiệp công nghệ cao, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất lương thực, thực phẩm. Đồng hành cùng ngành nông nghiệp với nhiều sản phẩm chuyên biệt, đặc thù Xác định nông nghiệp là ngành sản xuất thế mạnh và quan trọng của Việt Nam, BAC A BANK luôn chú trọng triển khai, đồng bộ nhiều giải pháp, chính sách thiết thực đồng hành cùng các lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao; trồng và chăm sóc cây công nghiệp, rau, hoa, quả; sản xuất thực phẩm sạch... Việc thiết kế sản phẩm chuyên biệt giúp Ngân hàng tiệm cận gần hơn nhu cầu tín dụng của từng nhóm doanh nghiệp theo chuyên ngành, dễ dàng tối ưu quyền lợi Khách hàng. Tiếp nối các chương trình nêu trên, năm 2024, BAC A BANK dự kiến sẽ dành nguồn lực hàng ngàn tỷ đồng nguồn vốn vay ưu đãi cho các Doanh nghiệp ngành gạo. Đặc biệt BAC A BANK sẽ phối hợp với các Doanh nghiệp cung ứng giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật tài trợ cho bà con nông dân, các hợp tác xã nông nghiệp, đưa cơ giới hoá, công nghệ để xây dựng những cánh đồng không dấu chân. Đối với ngành lúa gạo nói riêng, hoạt động tín dụng của BAC A BANK trong thời gian gần đây đã có những đầu tư tích cực. Từ tháng 8/2023, sản phẩm Cấp tín dụng cho Khách hàng doanh nghiệp ngành gạo chính thức được triển khai trên toàn hệ thống ngân hàng, với nhiều đặc điểm ưu đãi riêng có. Theo đó, BAC A BANK triển khai linh hoạt các hình thức cấp tín dụng, từ cho vay trước và sau khi giao hàng đến chiết khấu bộ chứng từ, bảo lãnh, bao thanh toán. Hấp dẫn hơn, Ngân hàng luôn ưu tiên đơn giản hóa thủ tục hành chính, chấp nhận đa dạng các loại tài sản bảo đảm, phù hợp với đặc thù kinh doanh của ngành, bao gồm: Bất động sản, máy móc thiết bị, hàng hóa hay quyền đòi nợ với tỷ lệ cho vay trên giá trị tài sản bảo đảm ưu đãi. Đối tượng tham gia gói tín dụng ưu đãi của BAC A BANK là các doanh nghiệp xuất khẩu, cung ứng, sản xuất và chế biến lúa gạo. Tiếp cận được nguồn vốn có giá trị và thời hạn linh hoạt, phù hợp với nhu cầu và đặc thù kinh doanh, doanh nghiệp có thể tận dụng tối đa mọi cơ hội trong thời điểm “thiên thời, địa lợi, nhân hòa” của ngành như hiện nay. PV CHUYỆN ĐỜI Cưới vợ mà không yêu Cuộc sống là một hành trình vô cùng phức tạp, đa số mọi người đều theo đuổi tiền bạc, danh lợi và tình yêu. Nhưng đôi khi, để đạt được trạng thái thỏa mãn, con người sẽ làm những việc phi lý, tham lam, đưa ra những quyết định khiến bản thân mình về sau vô cùng hối hận. Câu chuyện của anh Đ.H khiến nhiều người phải suy ngẫm. Anh Đ.H (Ninh Bình) tâm sự: "Cuộc đời tôi thực sự có nhiều biến cô. Khi tôi 12 tuổi, bố tôi qua đời vì bệnh tật, tới khi tôi vừa tròn 15 tuổi, mẹ tôi lại qua đời vì tai nạn giao thông. May mà ông bà nội rất thương yêu tôi. Dưới sự nuôi nấng, chăm sóc của ông bà, tôi lớn khôn và thành tài. Học xong đại học tôi tiếp tục học thạc sĩ, tiến sĩ, có được công việc tốt. Sau khi tôi ổn định, bà nội nhất quyết bắt tôi cưới Mai. Tuy không hài lòng nhưng vì không muốn làm trái ý KIỀU DỤ bà nên tôi đành phải nghe lời. Lý do bà bắt tôi cưới Mai vì cô ấy là người đảm đang, tháo vát, lương thiện, rất tốt với gia đình chúng tôi". Theo anh Đ.H, anh và Mai là bạn thuở nhỏ. Mặc dù Mai đã bỏ học sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông nhưng cô lại cực kỳ có năng khiếu trong việc kinh doanh, buôn bán. Theo họ hàng làm ăn, nhờ sự nhanh nhẹn, chăm chỉ, chẳng mấy chốc Mai đã có vốn riêng. Trong những năm anh Đ.H học đại học, thạc sĩ rồi tiến sĩ, Mai không chỉ giúp đỡ anh về vật chất mà còn chăm sóc ông bà nội của anh chu đáo, khiến anh có thể yên tâm theo đuổi sự nghiệp học hành, nghiên cứu. Ông bà của anh Đ.H cực kỳ ưng cháu dâu chưa cưới này. Chính vì vậy, dù không có tình cảm với Mai nhưng anh Đ.H không thể phụ bạc tấm lòng của cô. "Sau khi cưới Mai, tôi đưa cô ấy và ông bà nội lên thành phố sống. Tưởng rằng vợ chồng sống với nhau không có tình cảm nhưng có thể “tương kính như tân”, song khoảng cách về địa vị xã hội, kiến thức và trải nghiệm của hai người không giống nhau khiến chúng tôi khó hòa hợp. Do quan điểm trái ngược, tôi và Mai hễ nói chuyện là cãi nhau. Tuy nhiên, vì ông bà nội, vì con trai, tôi cắn răng chịu đựng", anh Đ.H tâm sự. Năm thứ 8 chung sống, ông nội anh Đ.H qua đời vì bạo bệnh, 5 năm sau, bà nội cũng ra đi. Lúc này, anh Đ.H chán ghét vợ ra mặt. Cuối cùng, hai người quyết định ly hôn. Khi cả hai ra tòa, vợ anh không đòi chia tài sản mà chỉ giành quyền nuôi con trai. Anh Đ.H nhanh chóng đồng ý. Nỗi ân hận muộn màng Sau khi ly hôn, anh Đ.H cưới vợ mới, một người xinh đẹp lại hiểu biết. Dành thời gian cho tổ ấm riêng và công việc, anh Đ.H xao nhãng trách nhiệm làm cha, không ngó ngàng tới con trai hiện đang sống cùng vợ cũ. Qua 7 năm chung sống, anh Đ.H và vợ mới có nhiều điểm chung, khá hòa hợp, nhưng vợ anh không thể mang thai. Không còn cách nào khác, anh Đ.H và vợ quyết định nhận nuôi một cô con gái. Song, nỗi niềm đau đáu về con trai với người vợ cũ vẫn theo đuổi anh Đ.H. "Giờ đây, con trai của tôi cùng vợ cũ đã lớn, tôi rất muốn làm thân với nó nhưng nó lại tránh mặt tôi. Nhìn lại quá khứ, tôi nhận ra, khi ly hôn vợ cũ, việc từ bỏ quyền nuôi con, không ngó ngàng đến con là quyết định ngu ngốc nhất mà tôi từng làm. Bây giờ tôi giàu có, thành đạt nhưng việc không có con đã trở thành nỗi đau trong lòng tôi. Tôi cực kỳ hối hận", anh Đ.H ngậm ngùi nói. THÔNG TIN DOANH NGHIỆP BAC A BANK THAM GIA FESTIVAL QUỐC TẾ NGÀNH HÀNG LÚA GẠO VIỆT NAM - HẬU GIANG 2023 K Khi ly hôn vợ cũ, việc từ bỏ quyền nuôi con là quyết định ngu ngốc nhất mà anh Đ.H. từng làm - Ảnh minh họa Hối hận vì từ bỏ quyền nuôi con
RkJQdWJsaXNoZXIy MTYzNTY5OA==