Khoa học và Đời sống số 03-2024

Số 3 (4317) Thứ Năm (18/1/2024) Làng cổ Phước Tích ở Thừa Thiên Huế Tuần mới (Từ 18/1 - 24/1), những người thuộc 3 con giáp tuổi Mão, Ngọ, Thân được dự báo tài lộc khởi sắc, đổi đời giàu sang. Tuổi Mão Những người tuổi Mão có tính cách ôn hòa, luôn quan tâm đến người khác, chăm chỉ khi học tập, sẵn sàng giúp đỡ người khác, không bao giờ nao núng khi gặp khó khăn và có thể chiếm được sự tôn trọng của mọi người. Trong thời gian này, dưới sự chiếu sáng của các ngôi sao tốt lành, vận may của họ sẽ được cải thiện, cuộc sống thuận buồm xuôi gió, mọi việc đều gặp may mắn, vận mệnh rộng mở, phú quý cát tường, giàu có quyền lực. Có quyền lực, cuộc sống của họ sẽ thịnh vượng và hạnh phúc hơn mỗi ngày. Tuổi Ngọ Người tuổi Ngọ có chỉ số IQ và EQ cao, không chỉ có trí tuệ tuyệt vời mà còn biết cách hòa đồng với người khác và giỏi xử lý các mối quan hệ phức tạp giữa các cá nhân. Tuổi Ngọ nổi tiếng là người rất vui vẻ, tốt bụng, chân thành, nhiệt tình và hào phóng, có rất nhiều bạn bè. Trong thời gian sắp tới, những người sinh năm Ngọ có sự hướng dẫn của quý nhân và phúc lộc phú quý, nếu cẩn thận, bạn sẽ giàu có, giá trị của bạn sẽ tăng gấp đôi, cuộc sống của bạn sẽ tràn đầy hy vọng và bạn sẽ có những người cao thượng che chở cho bạn, phần còn lại của cuộc đời bạn sẽ có khả năng cao làm giàu chỉ sau một đêm. Tuổi Thân Những người bạn sinh năm Thân thường khôn ngoan và có năng lực, hướng ngoại, năng động và giỏi kết bạn, rất được yêu mến, thường xuyên có quý nhân đỡ. Những người tuổi Thân kiếm tiền theo những cách thông minh. Họ coi trọng tình yêu và công lý, tỉ mỉ trong công việc và có tình cảm sâu sắc. Trong thời gian tuần mới, Thân sẽ gặp nhiều may mắn, kiếm được một khoản tài sản nhỏ, những sự kiện vui vẻ ở nhà sẽ lần lượt diễn ra và sự nghiệp của bạn sẽ thành công. Hãy nắm bắt cơ hội và bạn sẽ trở nên giàu có. *Thông tin trong bài chỉ mang tính chất tham khảo, chiêm nghiệm! PV TRI THỨC NHÂN LOẠI 14 Tuần mới (Từ 18/1 - 24/1): 3 con giáp tài lộc khởi sắc 12 CON GIÁP àng Phước Tích - ngôi làng cổ nổi tiếng của xứ Huế - vừa được đề xuất công nhận là Di tích quốc gia đặc biệt. Khoa học & Đời sống xin được điểm lại những nét đặc sắc của ngôi làng độc đáo này. Nằm ở thôn Phước Phú, xã Phong Hòa, huyện Hương Điền, tỉnh Thừa Thiên – Huế, làng cổ Phước Tích là ngôi làng thứ hai được công nhận là Di tích quốc gia của Việt Nam (làng đầu tiên là làng Đường Lâm ở Sơn Tây, Hà Nội). Đặc sắc không gian kiến trúc Theo sử sách, làng Phước Tích được thành lập vào khoảng thế kỉ 15, khi nhà nước phong kiến Đại Việt mở mang bờ cõi về phương Nam. Lúc đầu làng có tên gọi là Phúc Giang như mong muốn một vùng gần sông nước nhiều phúc lộc. Đến thời Tây Sơn, Phúc Giang được đổi thành Hoàng Giang, để nhớ đến dòng họ khai canh lập làng (Hoàng là tên dòng họ khai canh, Giang là vùng gần với sông nước). Đến đời Gia Long, làng được đổi tên thành Phước Tích, như là mong muốn của người dân được tích lũy phúc đức cho con cháu. Với ước mong đó, các thế hệ dân cư của làng đã tiếp nối truyền thống ông cha lao động sáng tạo xây dựng cho mình một làng quê tươi đẹp với những nét văn hóa cổ kính, như cảnh quan kiến trúc của làng mang đậm triết lý phương Đông, như văn hóa làng nghề, dòng họ, xóm, phe và đặc biệt là hệ thống kiến trúc cổ. Nét đặc trưng chủ yếu và cũng là nét đặc sắc nhất trong kiến trúc của làng là quy hoạch không gian kiến trúc, được tổ hợp bằng các nhà vườn truyền thống, bố cục theo ba xóm gắn bó với nhau. Trong tổng số 117 nóc nhà của làng, hiện còn tới 27 ngôi nhà cổ, đa số là nhà rường 3 gian hai chái và 10 nhà thờ họ cổ. Trong đó có 12 nhà rường của các gia đình được xếp vào loại có giá trị đặc biệt. Điều lí thú là các ngôi nhà rường cổ ở Phước Tích liên kết với nhau, chỉ cách nhau một khu vườn rộng với những hàng chè tàu xanh, thẳng. Mặt khác, do ở cạnh làng mộc cổ truyền Mỹ Xuyên, nên Phước Tích được thừa hưởng nghệ thuật độc đáo của điêu khắc kiến trúc, chạm trổ trên các bộ khung gỗ của ngôi nhà, càng làm đậm nét tính chất dân gian mang đầy đủ bản sắc. Ngoài những ngôi nhà rường, làng còn có hàng chục công trình thờ tự mang quỹ kiến trúc cổ và cũ, song cảnh quan và vườn được bao quanh thì lại rất trẻ và tràn đầy sức sống”. Bên cạnh những di sản kiến trúc độc đáo, làng cổ Phước Tích còn được biết đến với nghề gốm cổ truyền đặc sắc. Nghề gốm của làng được lưu danh sử sách với một sản phẩm đặc biệt được sản xuất để cống nạp cho các triều đại nhà Nguyễn. Đó là “om ngự”, một loại om đất được làm riêng để nấu cơm từ gạo An Cựu cho vua ăn. Ngày nay, trải qua nhiều thời kỳ, sản phẩm gốm Phước Tích đã có mặt trong cuộc sống của người dân quê hương cũng như ở khắp các vùng của miền đất Thuận Hóa. THANH BÌNH L Bến đò của làng Phước Tích. Một ngôi nhà cổ ở làng Phước Tích Không gian bên trong một ngôi nhà cổ. QUY TRÌNH CÔNG NHẬN LÀNG CỔ PHƯỚC TÍCH LÀ DI TÍCH QUỐC GIA ĐẶC BIỆT Ngày 11/1 vừa qua, Ban Quản lý di tích kiến trúc nghệ thuật làng cổ Phước Tích cho biết, tờ trình đề nghị thỏa thuận chủ trương xếp hạng làng cổ Phước Tích là Di tích quốc gia đặc biệt đã được UBND tỉnh Thừa Thiên – Huế gửi Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Sau khi nhận được tờ trình này, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch sẽ tiến hành họp Hội đồng Di sản văn hóa quốc gia. Nếu hội đồng thống nhất đồng ý cho Huế lập hồ sơ Di tích quốc gia đặc biệt đối với làng cổ Phước Tích thì bộ sẽ có văn bản phản hồi gửi về cho Huế để tỉnh này tiến hành các bước tiếp theo trong việc lập hồ sơ cụ thể. "Hiện nay làng cổ Phước Tích đã được công nhận là di tích cấp quốc gia và đang được khai thác, bảo tồn khá tốt. Nếu được công nhận di tích quốc gia đặc biệt, tỉnh sẽ xây dựng thêm những đề án phát huy giá trị văn hóa của làng cổ Phước Tích, nhằm bảo tồn, gìn giữ nét văn hóa đặc sắc ở nơi đây", ông Nguyễn Đức Lộc, giám đốc Bảo tàng Lịch sử tỉnh Thừa Thiên Huế, chia sẻ. đậm nét tâm linh của cư dân làng cổ tiêu biểu của Việt Nam. Tiêu biểu trong số đó là Miếu Bà hay miếu Cây Thị, một ngôi miếu nổi tiếng linh thiêng của làng. Tên gọi của miếu bắt nguồn từ việc bên cạnh miếu có một cây thị cổ thụ, tương truyền đã một nghìn năm tuổi. Nghề gốm cổ truyền đặc sắc Một công trình đáng chú ý khác là miếu Đôi độc đáo nằm ở đầu làng. Đây là hai ngôi miếu giống hệt nhau, bên tả thờ Đào Nghệ (Bổn Nghệ), bên hữu thờ Khai Canh, hai ông tổ nghề gốm của làng. Ngoài ra còn nhiều công trình giá trị như đình làng Trung, chùa Phước Bửu, miếu Cây Thị, miếu Ðôi, miếu Quang Tế, miếu Âm hồn, Con Cọp, Bà Giang, đền Văn Thánh và nhiều lăng mộ của ông tổ các dòng họ. Hệ thống đường sá, cây xanh của làng nối liền với nhau một cách tự nhiên và sinh động, mang sức sống của một vùng sinh thái độc đáo, kết hợp hài hòa giữa trời, đất và con người. KTS Hoàng Đạo Kính nhận xét: “Cấu trúc và tổ chức không gian làng Phước Tích có thể được coi là điển hình cho mô hình cư trú nơi thôn quê của người Việt ở vùng Bắc Trung Bộ. Đó là cấu trúc mở với những căn nhà trong vườn, nhà vườn. Ở Phước Tích,

RkJQdWJsaXNoZXIy MTYzNTY5OA==