Khoa học và Đời sống số 02-2024

CHUYỂN ĐỘNG 247 Số 2 (4316) Thứ Năm (11/1/2024) 3 Trong chương trình công tác tại Hải Dương, chiều 10/1, Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm, kiểm tra, nghe báo cáo về một số công trình, dự án trên địa bàn tỉnh Hải Dương. Đó là dự án cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 37, đoạn qua Khu di tích Côn Sơn - Kiếp Bạc, nối từ Quốc lộ 18 đến ngã ba An Lĩnh, thành phố Chí Linh; quy hoạch Dự án Khu du lịch sinh thái Hồ Thanh Long tại Khu Di tích Côn Sơn - Kiếp Bạc; dự án cầu Đồng Việt qua sông Thương nối Bắc Giang - Hải Dương. Tỉnh Hải Dương đang tập trung hoàn thành 3 dự án giao thông kết nối với Quốc lộ 37 trong khu vực với tổng vốn đầu tư là 1.967 tỷ đồng, gồm: Dự án cầu Đồng Việt vượt sông Thương giữa Bắc Giang - Hải Dương, kết nối với Quốc lộ 1 và đường cao tốc Hà Nội - Bắc Giang; tuyến nối Quốc lộ 37 (tại ngã ba An Lĩnh) vào đền Kiếp Bạc với tổng mức đầu tư là 1.218 tỷ đồng; dự án mở rộng đường từ Quốc lộ 37 vào chùa Côn Sơn với tổng đầu tư 279 tỷ đồng. Trong năm 2024, 3 dự án trên hoàn thành đưa vào khai thác sẽ thu hút tập trung lưu lượng phương tiện giao thông rất lớn lưu thông qua Quốc lộ 37, đặc biệt đoạn từ Quốc lộ 18 đến ngã ba An Lĩnh. Do đó, phải sớm triển khai đầu tư mở rộng đồng bộ quy mô nhằm đáp ứng yêu cầu thực tế, phát huy hiệu quả đầu tư các dự án. Dự án cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 37 đoạn qua khu di tích Côn Sơn - Kiếp Bạc, nối từ Quốc lộ 18 đến ngã ba An Lĩnh đã được Thủ tướng giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp Bộ Giao thông Vận tải, Bộ Tài chính và UBND tỉnh Hải Dương đề xuất phương án bố trí vốn. Đến nay, Bộ Giao thông Vận tải đang xem xét phê duyệt đề xuất chủ trương đầu tư để triển khai theo quy định. Theo đề xuất phương án đầu tư, tổng chiều dài tuyến là hơn 12 km, khái toán chi phí đầu tư 2.297 tỷ đồng. Kiểm tra hiện trường và nghe báo cáo, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho rằng, dự án cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 37 đoạn từ Quốc lộ 18 đến ngã ba An Lĩnh, dự án đường nối cầu Đồng Việt có ý nghĩa quan trọng trong việc kết nối 3 tỉnh Bắc Giang, Hải Dương, Quảng Ninh và liên kết vùng. Do đó, 3 tỉnh cần cùng làm khẩn trương với quy mô ít nhất 4 làn xe, tốc độ cao, hướng tuyến ngắn nhất, thẳng nhất có thể, mở ra không gian mới, tạo động lực phát triển mới. T. PHƯƠNG Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng Trần Văn Hiệp và Chánh Thanh tra tỉnh bị khởi tố về hành vi nhận hối lộ liên quan dự án Sài Gòn Đại Ninh. Dư luận đặt nghi vấn ai là người đưa hối lộ? Người đưa hối lộ sẽ bị xử lý thế nào? Liên quan sai phạm dự án khu đô thị thương mại, du lịch, nghỉ dưỡng sinh thái Đại Ninh, tỉnh Lâm Đồng, do đại gia Nguyễn Cao Trí làm chủ đầu tư, mới đây, Cục Cảnh sát Điều tra Tội phạm về Tham nhũng, kinh tế, buôn lậu (C03), Bộ Công an, ra quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam ông Trần Văn Hiệp, Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng về tội “Nhận hối lộ". Cùng tội nhận hối lộ, Bộ Công an khởi tố, bắt tạm giam ông Nguyễn Ngọc Ánh, Chánh Thanh tra tỉnh Lâm Đồng. Trước đó, tháng 1/2023, ông Nguyễn Cao Trí, Tổng Giám đốc Công ty Sài Gòn Đại Ninh, bị bắt tạm giam về tội “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản” trong vụ án xảy ra tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát. Tiến sĩ, luật sư Đặng Văn Cường, Đoàn Luật sư TP Hà Nội, cho rằng, thông thường đã khởi tố cán bộ về hành vi nhận hối lộ theo điều 354 Bộ luật Hình sự, sẽ khởi tố người đưa hối lộ theo điều 364 Bộ luật Hình sự. Tuy nhiên, một số trường hợp người đưa hối lộ bị ép buộc nhưng đã chủ động khai báo trước khi bị phát giác thì được miễn trách nhiệm hình sự. Do đó, Cơ quan điều tra sẽ làm rõ người đưa hối lộ là ai, hành vi đưa hối lộ diễn ra thế nào. Việc đưa hối lộ này là chủ động, có kế hoạch hay bị ép buộc, người đưa hối lộ có chủ động khai báo trước khi bị phát giác hay không để xem xét có xử lý đối với người đưa hối lộ hay không. Trường hợp kết quả điều tra cho thấy, hành vi đưa hối lộ không thuộc trường hợp được loại trừ trách nhiệm hình sự, người đưa hối lộ sẽ bị xử lý về hành vi này với mức hình phạt cao nhất có thể tới 20 năm tù, theo quy định tại điều 364 Bộ luật Hình sự. Đối với người nhận hối lộ, Cơ quan điều tra sẽ làm rõ hành vi nhận hối lộ được thực hiện thế nào, lợi ích nhận hối lộ là gì, phương thức thủ đoạn thực hiện hành vi nhận hối lộ ra sao. Trường hợp nhận hối lộ từ 1 tỷ đồng trở lên, khung hình phạt là tù 20 năm, chung thân hoặc tử hình. Bởi vậy, đối với bị can thực hiện hành vi nhận hối lộ, việc thành khẩn khai báo, tự nguyện bồi thường khắc phục hậu quả, bản thân có thành tích xuất sắc trong quá trình làm việc, gia đình có công với cách mạng sẽ là những tình tiết giảm nhẹ đáng kể trách nhiệm hình sự. Ngoài ra, cơ quan chức năng cũng làm rõ tính pháp lý của dự án này để xác định có thuộc trường hợp thu hồi hay không, làm rõ trách nhiệm vai trò của tổ chức, cá nhân có liên quan trong quản lý dự án, quản lý tài sản công và hành vi đưa hối lộ để xem xét xử lý theo quy định. TÂM ĐỨC THỦ TƯỚNG PHẠM MINH CHÍNH: Sớm triển khai tuyến đường kết nối Bắc Giang - Hải Dương - Quảng Ninh Thủ tướng Phạm Minh Chính cho rằng, dự án cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 37, đoạn từ Quốc lộ 18 đến ngã ba An Lĩnh, dự án đường nối cầu Đồng Việt, có ý nghĩa quan trọng trong việc kết nối 3 tỉnh Bắc Giang, Hải Dương, Quảng Ninh và liên kết vùng. Thủ tướng Phạm Minh Chính kiểm tra dự án nâng cấp Quốc lộ 37 đoạn qua Khu Di tích Quốc gia Đặc biệt Côn Sơn-Kiếp Bạc. ẢNH: DƯƠNG GIANG/TTXVN Theo Ban Tôn giáo Chính phủ, chùa Ba Vàng tổ chức rước, trưng bày "xá lợi tóc Đức Phật" không đúng quy định, Trụ trì chùa Ba Vàng - Đại đức Thích Trúc Thái Minh - xuất cảnh không thông báo, vi phạm các quy định của Luật Tín ngưỡng, Tôn giáo. Ngày 9/1, Bà Nguyễn Thị Định, Trưởng phòng Thanh tra - Pháp chế, Ban Tôn giáo Chính phủ, có cuộc trao đổi với báo chí về nội dung liên quan việc thực hiện pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo đối với các hoạt động diễn ra tại chùa Ba Vàng thời gian qua. Bà Định cho biết, lễ kính mừng 765 năm Phật hoàng Trần Nhân Tông đản sinh là hoạt động được chùa Ba Vàng tổ chức thường niên từ năm 2021. Ngày 18/12/2023, chùa Ba Vàng có văn bản số 83 về việc "Thông báo thay đổi địa điểm tổ chức đại lễ kính mừng 765 năm Phật hoàng Trần Nhân Tông đản sinh và ngày tu bát quan trai tháng 11 Âm lịch năm 2023", do Đại đức Thích Trúc Thái Minh (trụ trì chùa Ba Vàng) gửi UBND TP Uông Bí và các cơ quan chức năng của địa phương. Địa điểm tổ chức tại chùa Ba Vàng trong thời gian từ ngày 22 đến 24/12/2023. “Thông báo này của chùa Ba Vàng có bổ sung nội dung "cung rước xá lợi Phật" nhưng không nêu rõ là xá lợi gì”, bà Định nói. Bà Định cho rằng, đối chiếu với các quy định của pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo, chùa Ba Vàng không phải là chủ thể đứng ra thực hiện thông báo danh mục hoạt động tôn giáo bổ sung và thời gian thông báo chỉ 6 ngày trước khi tổ chức. Bên cạnh đó, chùa Ba Vàng cũng không tuân thủ thời gian tổ chức như đã thông báo là từ ngày 22-24/12/2023, mà tổ chức từ ngày 22-27/12/2023. Bà Định cho biết, đối với các hoạt động tại chùa Ba Vàng có sự tham gia của nhiều nhà sư và phật tử người nước ngoài, trụ trì chùa Ba Vàng phải có văn bản báo cáo Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam TP Uông Bí để tổ chức này có trách nhiệm gửi hồ sơ đến UBND tỉnh Quảng Ninh đề nghị được chấp thuận. Tuy nhiên, theo báo cáo của tỉnh Quảng Ninh, các hoạt động nêu trên tại chùa Ba Vàng, UBND tỉnh Quảng Ninh không nhận được văn bản xin phép của Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam TP Uông Bí. Như vậy, căn cứ quy định tại Điều 48 của Luật Tín ngưỡng Tôn giáo, chùa Ba Vàng đã thực hiện không đúng quy định. Bên cạnh đó, việc Đại đức Thích Trúc Thái Minh, trụ trì chùa Ba Vàng mời Thượng tọa Sayadaw U Wepulla, trụ trì chùa Parami và Bảo tàng Xá lợi Phật Quốc tế vào Việt Nam để tham dự lễ kính mừng 765 năm Phật hoàng Trần Nhân Tông đản sinh và mang “xá lợi tóc Đức Phật” đến chùa Ba Vàng tổ chức cho phật tử và Nhân dân chiêm bái, đồng thời phát biểu tại buổi lễ là hoạt động tôn giáo, nhưng lại sử dụng visa nhập cảnh với mục đích tham quan, du lịch là không đúng quy định của pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo. Mặt khác, Điều 79 Quy chế hoạt động Ban Tăng sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam nhiệm kỳ IX (2022-2027) quy định “Tổ chức, cá nhân chức sắc Phật giáo nước ngoài vào Việt Nam bằng visa du lịch không được hoạt động tôn giáo tại Việt Nam. Nếu thực hiện hoạt động tôn giáo tại một tự viện, hoặc nhiều tự viện là vi phạm pháp luật. Trụ trì, Trưởng ban Ban Quản trị tự viện phải chịu trách nhiệm hoàn toàn khi để hoạt động tôn giáo trái pháp luật này được thực hiện tại tự viện. Bà Định thông tin thêm, Đại đức Thích Trúc Thái Minh xuất cảnh và có các hoạt động tôn giáo ở nước ngoài, nhưng không được Giáo hội đề nghị với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật, là vi phạm Điều 50 Luật Tín ngưỡng, Tôn giáo. Cũng theo bà Nguyễn Thị Định, để có đầy đủ cơ sở pháp lý khẳng định, kết luận việc tổ chức rước, chiêm bái và trưng bày “xá lợi tóc Đức Phật” của chùa Ba Vàng là vi phạm Nghị định số 23/2019/NĐ-CP và quy định pháp luật liên quan (nếu có), các cơ quan thẩm quyền của tỉnh Quảng Ninh cần tiếp tục xem xét, làm rõ vi phạm của chùa Ba Vàng. Trên cơ sở đó, có quyết định cụ thể về việc áp dụng quy định của pháp luật đối với những hoạt động đã diễn ra tại chùa Ba Vàng. HẢI NINH SAI PHẠM DỰ ÁN CỦA SÀI GÒN ĐẠI NINH: Người đưa hối lộ bị xử lý sao? Ban Tôn giáo Chính phủ: Trụ trì chùa Ba Vàng vi phạm Luật Tín ngưỡng, Tôn giáo "Xá lợi tóc" từng được trưng bày tại chùa Ba Vàng.

RkJQdWJsaXNoZXIy MTYzNTY5OA==