Số 2 (4316) Thứ Năm (11/1/2024) 19 BẠN ĐỌC heo luật sư Hoàng Doanh Trung, tỉnh Nam Định cần xử lý dứt điểm việc “loạn” tên di tích bằng giải pháp cụ thể, nâng cao trách nhiệm quản lý Nhà nước trong công tác quản lý, bảo vệ di tích, không “nới luật” vì một tên gọi khác. Bao giờ hết lùm xùm treo biển tên ở Phủ Dầy? ĐINH THANH Như Khoa học và Đời sống/ Bao Tri thưc va Cuôc sông đăng bài phan anh trong số trước, một số người dân thôn Vân Cát (xã Kim Thái, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định) có đơn kiến nghị về việc quản lý di tích kiến trúc nghệ thuật Phủ Dầy, trong đó có nội dung treo biển tên không đúng quy định của pháp luật. Dù các cơ quan ban ngành đã lên tiếng, hiện trạng việc treo biển tên tại đây vẫn chưa có sự thay đổi, khiến người dân bức xúc. Vẫn chưa thay biển tên Liên quan công tác quản lý và bảo vệ di tích tại Phủ Dầy, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch đã ban hành văn bản số 5671 ngày 22/12/ 2023, đề nghị UBND tỉnh Nam Định chỉ đạo cơ quan ban ngành, thực hiện hướng dẫn việc treo biển tên di tích theo Quyết định số 488 của Bộ trưởng Nguyễn Ngọc Thiện, bao gồm Phủ Tiên Hương, Phủ Vân Cát, Lăng Mẫu Liễu Hạnh. Tuy nhiên, hiện nay, việc treo biển tên di tích vẫn chưa được thực hiện. Theo quan sát của phóng viên ngày 8/1, Phủ Tiên Hương treo biển tên di tích là Phủ Chính. Các biển chỉ dẫn đường đến di tích vẫn ghi là Phủ Chính, hoặc Phủ Chính Phủ Dầy. Tại Phủ Vân Cát, không thấy có biển treo di tích tại cổng phủ và tại các ngã ba đường cũng không thấy có biển chỉ dẫn hướng đi về Phủ Vân Cát. Ông Trần Văn Cường, thủ nhang Phủ Vân Cát, cho hay, ngày 2/1/2024, ông đã gửi đơn đến cơ quan ban ngành của tỉnh Nam Định để được hướng dẫn thực hiện việc treo biển tên di tích theo Quyết định số 488 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Tuy nhiên, ông chưa nhận được chỉ đạo, hướng dẫn từ các cơ quan này. Theo UBND huyện Vụ Bản, Cục Di sản Văn hoá ban hành văn bản 812 chấp thuận cho phép Phủ Tiên Hương treo biển với tên gọi khác là Phủ Chính Tiên Hương hoặc Phủ Chính (tại văn bản 170) đã gây xáo trộn công tác quản lý của huyện. Nguy cơ nhận thức sai lệch về di tích Việc chấp thuận cho phép treo biển tên di tích với tên gọi khác là Phủ Chính hay Phủ Chính Tiên Hương không những trái với tên gọi (Phủ Tiên Hương) trong Quyết định 488, gây lùm xùm trong dư luận, mà còn có nguy cơ Phủ Giầy gồm Phủ Tiên Hương, Phủ Vân Cát, Lăng Liễu Hạnh và các di tích có liên quan”, xã Kim Thái, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Hà. Căn cứ đề nghị của UBND tỉnh Nam Định (năm 2020) và hồ sơ di tích kèm theo, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch đã ban hành Quyết định số 488 ngày 28/1/2021 sửa đổi tên gọi di tích thành: “Di tích kiến trúc nghệ thuật Phủ Dầy (gồm Phủ Tiên Hương, Phủ Vân Cát, Lăng Mẫu Liễu Hạnh), xã Kim Thái, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định”. So với Quyết định số 09 ngày 21/2/1975, việc sửa đổi tên gọi cụ thể của di tích là “Phủ Giầy” thành “Phủ Dầy”, “Lăng Liễu Hạnh” thành “Lăng Mẫu Liễu Hạnh” và bỏ “các di tích có liên quan”. Từ những viện dẫn trên, có thể khẳng định, Phủ Tiên Hương, Phủ Vân Cát, Lăng Liễu Hạnh là tên gọi có từ thời Hậu Lê. Đây là tên chính thức được sử dụng xuyên suốt trong quá trình lập hồ sơ khoa học, cụ thể hoá trong văn bằng, quyết định của các cơ quan chức năng có thẩm quyền. Theo luật sư Hoàng Doanh Trung (Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội), các văn bản 812 và 170 đã “nới luật”, nhằm đáp ứng đề nghị của cá nhân trong việc treo biển tên di tích với tên gọi không thống nhất với Quyết định số 488 của Bộ trưởng Nguyễn Ngọc Thiện. Đồng thời, có sự “lập lờ” giữa một văn bản hành chính và văn bản quy phạm pháp luật, được ban hành trái thẩm quyền, trái nguyên tắc pháp lý trong việc giải quyết những vấn đề thuộc phạm vi của văn bản quy phạm pháp luật đang có hiệu lực thực thi (Quyết định số 488). Do vậy, chính quyền và các sở, ngành của tỉnh Nam Định cần quán triệt, nâng cao nhận thức về trách nhiệm quản lý Nhà nước trong công tác quản lý, bảo vệ di tích theo chỉ thị số 274 ngày 23/9/2022 của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch, nhất là triển khai việc treo biển tên di tích theo hướng dẫn mới nhất của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch tại văn bản số 5671. Đừng vì “một tên gọi khác” mà tạo lên những hệ luỵ khôn lường cho mai sau. Và sự việc “loạn” tên di tích là minh chứng điển hình, đến nay vẫn chưa được xử lý dứt điểm. khiến nhiều người, thậm chí, cả thế hệ mai sau có nhận thức nhầm lẫn, sai lệch khi nghĩ rằng nơi đây (Phủ Chính, Phủ Chính Tiên Hương) là nơi thờ tự, thực hành tín ngưỡng chính của quần thể di tích Phủ Dầy. Bởi lẽ, các tên gọi Phủ Chính, Phủ Chính Tiên Hương đã được Ban Quản lý Di tích Danh thắng thuộc Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Nam Định kết luận rõ ràng trong báo cáo (ngày 5/3/2019): Tên gọi “Phủ Chính”hay“Phủ Chính Tiên Hương” chỉ được hiểu là di tích chính của xã Tiên Hương, chứ không bao gồm cả xã Vân Cát. Theo đó, xét về địa giới hành chính hiện nay, tên gọi “Phủ Chính” hay “Phủ Dầy - Phủ Chính Tiên Hương” là di tích chính của thôn Tiên Hương, chứ không phải “chính” so với Phủ Vân Cát và quần thể di tích lịch sử - văn hoá Phủ Dầy. Các tư liệu trong hồ sơ khoa học đã chứng minh khu di tích Phủ Dầy có niên đại khởi dựng từ thời Hậu Lê, niên hiệu Dương Hòa (1642) và Cảnh Trị (1663 - 1671) với 3 di tích chính là Phủ Tiên Hương, Phủ Vân Cát, Lăng Liễu Hạnh, thờ bà chúa Liễu Hạnh, một trong “tứ bất tử” của tâm thức dân gian T Toàn cảnh KCN Hà Nội - Đài Tư nhìn từ trên cao NAM ĐỊNH: Trước việc lùm xùm treo biển tên di tích, phóng viên liên hệ nhiều lần với UBND tỉnh, Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Nam Định, nhưng chưa nhận được thông tin từ các cơ quan này. Phủ Vân Cát không thấy treo biển tên di tích. Công văn của UBND tỉnh Nam Định năm 2020 đề nghị sửa đổi tên di tích và thống nhất tên gọi di tích gồm Phủ Tiên Hương, Phủ Vân Cát, Lăng Mẫu Liễu Hạnh. Việt Nam. Tên gọi Phủ Tiên Hương, Phủ Vân Cát, Lăng Liễu Hạnh đã được cụ thể hoá tại Quyết định số 09 ngày 21/2/1975 của Bộ trưởng Bộ Văn hoá, xếp hạng khu di tích kiến trúc nghệ thuật với tên gọi: “Khu di tích kiến trúc nghệ thuật
RkJQdWJsaXNoZXIy MTYzNTY5OA==