Khoa học và Đời sống số 02-2024

Số 2 (4316) Thứ Năm (11/1/2024) iệc mua, bán các mặt hàng thực phẩm qua các trang mạng xã hội, chợ online ngày càng trở nên phổ biến. Tiện lợi là điều trông thấy nhưng cũng có nhiều câu chuyện “dở khóc, dở cười” khi người bán hàng “treo đầu dê bán thịt chó”, thực phẩm bán ra không tươi ngon như quảng cáo. TIÊU DÙNG 12 không phải loại 1 nắng như đã đặt; còn lẩu kê gà, trứng non ăn bã như khoai lang, không có mùi vị gì... Thấy vậy chị Yến gọi điện phản ảnh thì chủ cửa hàng xin lỗi qua quýt và nói lần sau mua hàng sẽ giảm 30% giá, chứ nhất định không chịu trả lại tiền như cam kết. Nâng cao nhận thức của người tiêu dùng Thực tế hiện nay, phần lớn người bán hàng online phần lớn cũng chỉ là trung gian, thường lấy hàng tại các chợ đầu mối hay của một người bán buôn nào đó, họ không sản xuất được nhưng lại tự nhận là chính tay làm ra và nhiều chiêu trò khác để lấy lòng tin của người mua. Do đó, nguồn gốc cũng như chất lượng của sản phẩm rất khó để kiểm soát, chủ yếu dựa vào “lương tâm” của người bán hàng. Bác sĩ Lê Thị Hải, nguyên Giám đốc Trung tâm Khám tư vấn dinh dưỡng (Viện Dinh dưỡng quốc gia) lưu ý, thực phẩm bán online chủ yếu được chế biến tại hộ gia đình. Với quy mô chế biến nhỏ lẻ, không chịu sự quản lý của cơ quan có thẩm quyền, thực phẩm được bán online tiềm ẩn nguy cơ gây ngộ độc. Hơn nữa, với phương thức sản xuất thủ công, nhỏ lẻ, nhiều hộ chế biến thực phẩm không đủ trang thiết bị để bảo quản, không đủ kiến thức về dinh dưỡng..., chưa kể đến sự hạn chế trong việc kiểm soát chất lượng thực phẩm đầu vào... Theo Giám đốc Sở An toàn thực phẩm TP HCM Phạm Khánh Phong Lan, để tránh mua phải thực phẩm không bảo đảm vệ sinh, an toàn thực phẩm, trước tiên cần nâng cao nhận thức mua hàng online cho người dân. Khi tìm hiểu để mua sản phẩm, người dân cần xem xét cửa hàng đó có uy tín, có thể đặt hàng ít để kiểm tra chất lượng trước, chứ không hoàn toàn đặt toàn bộ. Dù mua bán online hay mua bán trực tiếp thì cơ sở cũng phải được thẩm tra, thẩm định, đủ điều kiện an toàn thực phẩm. Để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng khi mua sắm trực tuyến, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương) đã đưa ra khuyến cáo, người tiêu dùng chỉ nên mua hàng tại những website đã đăng ký hoặc thông báo với Bộ Công Thương. Các website phải cung cấp đầy đủ các thông tin như: Thông tin về chủ sở hữu website (tên đơn vị bán hàng, địa chỉ, số điện thoại, mã số thuế…); Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm; thông tin về điều kiện giao dịch chung như: Đổi trả hàng và hoàn tiền, chính sách giao nhận, vận chuyển, thanh toán, bảo mật thông tin cá nhân người tiêu dùng. Với phương thức thanh toán đơn giản, giao hàng nhanh gọn, các bà nội trợ được giải phóng khỏi công cuộc đi chợ. Tuy nhiên, đi kèm với đó là những rủi ro về chất lượng, nguồn gốc xuất xứ thực phẩm khi những vấn đề đó đều phụ thuộc vào… “lương tâm” của người bán hàng. Tiện nhưng chưa lợi Công việc tổ chức sản xuất chương trình khá bận rộn, nhất là thời điểm “Năm hết -Tết đến” nên từ lâu chị Nguyễn Thị Diệu (quận Phú Nhuận, TP HCM) đã quen với việc mua đồ ăn, thức uống qua các trang mạng xã hội, chợ online thay vì đến chợ dân sinh truyền thống. “Từ thịt, cá, hải sản tươi sống đến rau củ quả chỉ cần dạo mạng, đặt hàng là tôi có thể mua được mọi thứ”, chị Diệu cho hay. Với phương thức thanh toán đơn giản, giao hàng tận nơi, các bà nội trợ được giải phóng khỏi công cuộc đi chợ. Tuy nhiên, khi mua thực phẩm online, hầu hết người tiêu dùng đều lựa chọn sản phẩm dựa trên hình ảnh được chụp và đưa lên mạng theo cảm tính. Còn ở chợ dân sinh truyền thống, người nội trợ được lựa chọn, mặc cả theo hình thức “thuận mua vừa bán”. Vì vậy, khá nhiều người “ngậm bồ hòn làm ngọt” khi nhận sản phẩm không ưng ý từ chợ online. Từng “nuốt quả đắng” khi mua hàng online, chị Lê Thị Cẩm Hồng (quận Bình Thạnh, TP HCM) chia sẻ: “Tôi thấy một người cùng khu nhà tôi rao bán thịt bò tươi lấy tại lò mổ ở Hóc Môn về. Chị đó nói do khách quen đặt bò ngon nên chị lặn lội lên lò mổ lấy, thấy bò ngon nên lấy dư 3 kg. Nhìn ảnh chị đó chụp thịt tươi ngon, lại nghĩ người trong khu phố nên tôi yên tâm. Trước khi mua, tôi còn hỏi lại có phải bò tươi không, chị đó khẳng định tươi ngon y hình”. Thịt bò được “ship” tới nhà và chị gọi con gái ra nhận hàng hộ. Tan làm, chị tạt qua chợ mua thêm vài món đồ đã đặt từ trước rồi về nhà. Chị vội vàng lao vào bếp chế biến bữa cơm chiều. Nguồn cung dồi dào và sức tiêu thụ chậm, giá nhiều loại dưa hấu trên thị trường đã giảm từ 1.000 - 3.000 đồng/ kg so với cách đây 1 tháng. Hiện giá dưa hấu đang được nông dân tại nhiều địa phương vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long như Hậu Giang, Vĩnh Long... bán cho thương lái ở mức 4.000 - 7.000 đồng/kg, tùy loại. Còn tại các chợ trên địa bàn TP HCM, hiện giá bán lẻ nhiều loại dưa hấu đang ở mức từ 8.000 - 12.000 đồng/kg. Trong khi trước đây nhiều loại dưa hấu được bán với giá 10.000 - 15.000 đồng/kg. Theo nhiều tiểu thương ở TP HCM, gần đây lượng dưa hấu về các chợ tăng mạnh do dưa hấu tại nhiều nơi tới lứa thu hoạch. Bên cạnh dưa hấu do nông dân tại các tỉnh vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long trồng, còn có các loại dưa hấu được trồng tại các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên cũng về chợ với số lượng lớn. THIÊN BẢO Dưa hấu giảm giá từ 1.000 - 3.000 đồng/kg THIÊN BẢO V của gia đình. Chị Nguyễn Hải Yến (quận 8, TP HCM) cũng cho biết, Tết Dương lịch vừa qua, chị đặt mua tại tài khoản Facebook “Chợ hải sản V.T.” 1 kg mực một nắng, 2 kg cua gạch, 2 kg ốc hương và lẩu nguyên liệu kê gà, trứng non, gà ác... Người bán khẳng định giao hàng trong 2 giờ, chất lượng bảo đảm tươi ngon, không ngon sẽ trả lại tiền. Tuy nhiên, khi nhận hàng và lấy ra chế biến thì chị Yến thấy cua rụng càng, thịt nhão; mực một nắng đặt mua loại 2 con/kg thì được giao loại 4 con/kg, lớp da ngoài đã tím nhợt, lại là mực thường chứ Một bài đăng trên mạng xã hội rao bán thịt bò giá rẻ Để bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm, bảo vệ sức khỏe, người dân cần nâng cao nhận thức trong mua sắm online. Ảnh: Minh họa Mở tủ ra, chị bất ngờ khi thấy miếng thịt bò có nhiều nước bên trong. Tưởng con gái đem rửa, chị hỏi thì con nói lúc nhận hàng đã thấy miếng thịt bò ướt nhoẹt rồi. Cầm miếng thịt không có độ đàn hồi, không có cảm giác dính tay, chị Hồng gọi lại cho người bán hàng thắc mắc. “Giá 180.000 đồng/kg thì thịt này là tươi ngon nhất rồi em ạ. Nếu ngon hơn thì em mua loại đùi mềm 240.000 - 260.000 đồng/kg ấy”. Sợ chất lượng thịt không đảm bảo, chị Hồng đành ngậm ngùi bỏ món bò xào ra khỏi thực đơn bữa tối Giá bán lẻ dưa hấu đang ở mức từ 8.000 - 12.000 đồng/kg “Loạn” thực phẩm online

RkJQdWJsaXNoZXIy MTYzNTY5OA==