CHUYỂN ĐỘNG 247 Số 51 (4313) Thứ Năm (21/12/2023) 3 Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Lâm Đồng vừa khởi tố bị can, bắt tạm giam Lê Văn Nguyên (33 tuổi, bác sĩ chuyên khoa I) và Hồ Đắc Tuấn (36 tuổi, nhân viên Khoa dược) cùng công tác tại Bệnh viện Đa Khoa tỉnh Lâm Đồng để điều tra tội Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản. Theo kết quả điều tra, từ tháng 1/2023 đến nay, Lê Văn Nguyên đã lạm dụng chức vụ là bác sĩ khám bệnh, kê đơn thuốc khống hoặc kê tăng số lượng hoặc thêm loại thuốc, vật tư y tế nhằm chiếm đoạt thuốc bảo hiểm y tế của bệnh viện. Quá trình này có sự tham gia, giúp sức của Hồ Đắc Tuấn. Tiến sĩ, luật sư Đặng Văn Cường, Đoàn Luật sư TP Hà Nội, cho rằng, theo kết quả điều tra ban đầu, việc cơ quan điều tra khởi tố bác sĩ này về tội Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản là có cơ sở. Trường hợp bị kết tội, bác sĩ phải đối mặt hình phạt có thể tới 20 năm tù. Trong vụ việc này, bác sĩ Nguyên đã sử dụng chức vụ quyền hạn của mình như một phương thức, công cụ để thực hiện hành vi phạm tội. Do có chuyên môn, vị trí công tác, được giao nhiệm vụ, bác sĩ này biết các quy trình thủ tục, lợi dụng thông tin có được từ người bệnh, đã giả mạo hồ sơ khám bệnh, giả mạo chữ ký của bệnh nhân để lập hồ sơ khống nhằm trục lợi bảo hiểm. Quá trình điều tra, cơ quan chức năng sẽ làm rõ trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân có liên quan, làm rõ quy trình khám bệnh, cấp phát thuốc trong tình huống này thuộc nhiệm vụ của cán bộ, cá nhân nào. Trường hợp có căn cứ cho thấy đã có hành vi thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng hoặc dấu hiệu đồng phạm giúp sức cho bác sĩ Nguyên thực hiện hành vi chiếm đoạt tiền bảo hiểm y tế, cơ quan điều tra có thể tiếp tục khởi tố bị can để xử lý đối với những người có hành vi vi phạm. Đây là vụ việc phức tạp, có liên quan lĩnh vực đặc thù, phương thức thủ đoạn phạm tội tinh vi và thời gian thực hiện hành vi phạm tội kéo dài nên cơ quan điều tra sẽ thận trọng xem xét đánh giá để làm sáng tỏ bản chất sự việc... Đặc biệt, sẽ mở rộng điều tra làm rõ vụ việc này có đồng phạm hay không để xử lý theo quy định. HẢI NINH PGS.TS Bùi Thị An chia sẻ, thời gian qua, nhà ở cho người có thu nhập thấp được chú ý nhiều. Tuy nhiên, sự chú ý này chưa thực sự cặn kẽ, chưa đầy đủ và chu đáo nên đang xảy ra tình trạng thiếu nghiêm trọng nhà ở giá rẻ, nhà ở xã hội cho người thu nhập thấp. PGS.TS Bùi Thị An, Viện trưởng Viện Tài nguyên, Môi trường và Phát triển Cộng đồng, thuộc Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, cho biết, từ thực trạng cung không đủ cầu, những người có thu nhập thấp không có nhiều sự lựa chọn. Từ đó, thị trường bắt đầu xuất hiện nhiều mô hình nhà ở tự phát như chung cư mini, hay nhà người dân cho thuê. Lượng cầu lớn và thu nhập thực tế của người dân đang rất thấp so với giá nhà hiện nay đã buộc họ phải lựa chọn nơi ở phù hợp túi tiền của mình, giải quyết vấn đề an cư thuận lợi hơn. PGS.TS Bùi Thị An cũng cho rằng, có nhiều nhà ở xã hội sau khi được xây dựng và hoàn thiện, lại chưa phù hợp điều kiện sinh sống của người dân như chỗ đi làm quá xa, không có cơ sở vật chất, cơ sở hạ tầng đầy đủ, thiếu tiện nghi trong nhà… Vì vậy, họ phải lựa chọn loại hình chung cư mini là điều tất yếu. Bên cạnh đó, không phải nhà ở xã hội nào cũng có mức giá hợp lý, tiệm cận thu nhập của người dân. Nhiều căn hộ nhà ở xã hội được bán với giá cao ngang nhà ở thương mại. Đây là thực trạng mà ai cũng thấy rõ. Bà An còn cho rằng, một số chính sách về phân khúc nhà ở giá rẻ, nhà ở xã hội, dù có nhưng lại chưa được nghiên cứu sâu một cách đầy đủ, sao cho hợp lý, ngay cả việc giám sát các công trình xây dựng còn lỏng lẻo trong khâu quản lý. Điển hình, dù đã có quy định 20% quỹ đất tại các dự án nhà ở thương mại sẽ được dành phát triển nhà ở xã hội nhưng tại Hà Nội, tỷ lệ này là 25% song hầu như không đạt được yêu cầu. “Ở nước ngoài, đa phần người dân thuê nhà nhiều hơn mua nhà. Hình thức thuê, mua nhà ở xã hội được thực hiện tương đối hiệu quả, phù hợp mức thu nhập đa số người lao động. Xu hướng thuê nhà là định hướng khá hay và đúng đắn trong bối cảnh xã hội phát triển như hiện nay. Đây có thể xem là đề xuất mới trong việc xây dựng nhà ở giá rẻ, nhà ở xã hội cho người có thu nhập thấp”, bà An ý kiến. THIÊN TUẤN Ngày 20/12, tại Hà Nội, Đảng ủy Công an Trung ương tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả, kiểm điểm lại việc lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị năm 2023; đề ra phương hướng, nhiệm vụ năm 2024; đánh giá kết quả thực hiện Nghị quyết số 12-NQ/TW của Bộ Chính trị; cho ý kiến về các văn bản trình Hội nghị Công an toàn quốc lần thứ 79. Tại Hội nghị, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng, Thủ tướng Phạm Minh Chính ghi nhận, đánh giá cao sự nỗ lực, cố gắng, tinh thần gương mẫu, đi đầu và những kết quả đạt được của Đảng ủy Công an Trung ương, Bộ Công an trong năm 2023. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh, Đảng ủy Công an Trung ương là tập thể đoàn kết, thống nhất, chủ động, sáng tạo, bám sát nhiệm vụ chính trị và tình hình thực tiễn, đề cao trách nhiệm trong lãnh đạo, chỉ đạo, đã để lại nhiều kết quả và dấu ấn nổi bật, thể hiện cao nhất trách nhiệm trước Đảng, Nhà nước và Nhân dân. Trao đổi tại hội nghị, Tổng Bí thư điểm lại, ghi nhận những kết quả nổi bật trong năm 2023, đồng thời lưu ý, nhấn mạnh nội dung cần tập trung trong lãnh đạo, chỉ đạo thời gian tới. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đề nghị, Đảng ủy Công an Trung ương cần chủ động nghiên cứu một cách cơ bản, có hệ thống và tích cực, tham mưu với Đảng, Nhà nước, cấp ủy, chính quyền địa phương đề ra chủ trương, chính sách, pháp luật về phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và mở rộng quan hệ đối ngoại của đất nước gắn với các đề án, kế hoạch, phương án bảo đảm an ninh, trật tự. Tiếp tục thực hiện đồng bộ và hiệu quả chủ trương, giải pháp bảo đảm an ninh quốc gia, chủ quyền lãnh thổ. Quyết liệt, đồng bộ và hiệu quả hơn nữa trong việc thực hiện giải pháp phòng, chống tội phạm, vì cuộc sống bình yên, hạnh phúc của Nhân dân. Đảng bộ Công an Trung ương cần tiếp tục nỗ lực phấn đầu, gương mẫu, đi đầu trong thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI, XII và Kết luận số 21-KL/TW của Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị; kiên quyết ngăn chặn, đẩy lùi, xử lý thật nghiêm cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”. TIỂU PHƯƠNG TỔNG BÍ THƯ NGUYỄN PHÚ TRỌNG: Đảng ủy Công an Trung ương có nhiều dấu ấn nổi bật Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khẳng định, Đảng uỷ Công an Trung ương luôn đề cao trách nhiệm trong lãnh đạo, chỉ đạo, đã để lại nhiều kết quả và dấu ấn nổi bật, thể hiện cao nhất trách nhiệm trước Đảng, Nhà nước và Nhân dân. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu chỉ đạo tại hội nghị. ẢNH: CAND Ông Lưu Bình Nhưỡng bị khai trừ khỏi Đảng Ngày 20/12, tại kỳ họp thứ 34, Ủy ban Kiểm tra Trung ương quyết định kỷ luật khai trừ khỏi Đảng đối với ông Lưu Bình Nhưỡng. Tại kỳ họp thứ 34, xem xét đề nghị của Ban Thường vụ Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương về thi hành kỷ luật đảng viên vi phạm, Ủy ban Kiểm tra Trung ương nhận thấy, ông Lưu Bình Nhưỡng, nguyên Phó Trưởng Ban Dân nguyện thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đã suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”. Ông Nhưỡng vi phạm quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước; vi phạm quy định những điều đảng viên không được làm và trách nhiệm nêu gương trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao; lợi dụng chức vụ, quyền hạn để trục lợi; vi phạm Luật Bảo vệ Bí mật Nhà nước, ảnh hưởng xấu đến uy tín của tổ chức Đảng và cơ quan Nhà nước. Căn cứ quy định của Đảng, Ủy ban Kiểm tra Trung ương quyết định kỷ luật Khai trừ khỏi Đảng đối với ông Lưu Bình Nhưỡng. Trước đó, ngày 15/11, Công an tỉnh Thái Bình cho biết, Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an tỉnh Thái Bình đã ra Quyết định khởi tố bị can, bắt bị can để tạm giam, khám xét nơi ở, nơi làm việc đối với ông Lưu Bình Nhưỡng (SN 1963), trú tại quận Tây Hồ, Hà Nội. Ông Lưu Bình Nhưỡng bị điều tra về tội Cưỡng đoạt tài sản, quy định tại Điều 170, Bộ luật Hình sự. Ông Nhưỡng bị bắt liên quan vụ án Phạm Minh Cường (SN 1986, thường gọi là Cường “quắt”, đối tượng hình sự, có 3 tiền án), trú huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình, về tội Cưỡng đoạt tài sản. Theo ông Lại Hợp Mạnh, Viện trưởng Viện KSND tỉnh Thái Bình, việc khởi tố, bắt tạm giam ông Lưu Bình Nhưỡng căn cứ vào kết quả điều tra vụ án Phạm Minh Cường. Trong quá trình cưỡng đoạt tiền của doanh nghiệp, Cường bị một số đối tượng xã hội cản trở, gây khó khăn. Do có quan hệ với ông Lưu Bình Nhưỡng (ông Nhưỡng từng nhận Cường là cháu, Cường từng nói ông Nhưỡng là bố nuôi), Phạm Minh Cường nhờ ông Lưu Bình Nhưỡng can thiệp, tác động với cơ quan chức năng của tỉnh Thái Bình để các nhóm xã hội không gây sự, gây khó khăn cho Cường tiếp tục hoạt động. Theo Viện trưởng VKSND tỉnh Thái Bình, hành vi phạm tội của bị can Lưu Bình Nhưỡng là đồng phạm, với vai trò giúp sức để Phạm Minh Cường cưỡng đoạt tài sản. TÂM ĐỨC PGS.TS Bùi Thị An Ông Lưu Bình Nhưỡng Bị can Lê Văn Nguyên Trăn trở nhà ở cho người thu nhập thấp Bác sĩ trục lợi bảo hiểm, trách nhiệm BV Đa khoa tỉnh Lâm Đồng?
RkJQdWJsaXNoZXIy MTYzNTY5OA==