Khoa học và Đời sống số 51-2023

Số 51 (4313) Thứ Năm (21/12/2023) 19 hó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa có ý kiến chỉ đạo Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, UBND tỉnh Nam Định khẩn trương xử lý đơn kiến nghị của bà con thôn Vân Cát, trong đó có nội dung liên quan treo biển tên di tích tại quần thể Phủ Dầy. BẠN ĐỌC PHỦ DẦY (NAM ĐỊNH): Lùm xùm tên di tích, trách nhiệm thuộc về ai? THANH PHONG Khoa học và Đời sống/Báo Tri Thức và Cuộc sống nhận được đơn kiến nghị của bà con thôn Vân Cát (xã Kim Thái, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định) về việc quản lý di tích kiến trúc nghệ thuật Phủ Dầy, trong đó có nội dung treo biển tên không đúng quy định của pháp luật. Chỉ đạo “nóng” từ Chính phủ Trước đó, bà con thôn Vân Cát cũng có đơn kiến nghị gửi Thủ tướng về một số bất cập trong việc quản lý di tích kiến trúc nghệ thuật Phủ Dầy. Ngày 20/11, Văn phòng Chính phủ có văn bản số 9064 truyền đạt ý kiến của Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà, chỉ đạo Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp UBND tỉnh Nam Định, theo chức năng, nhiệm vụ và thẩm quyền được giao, khẩn trương chỉ đạo việc quản lý bảo vệ phát huy giá trị di tích kiến trúc nghệ thuật quốc gia Phủ Dầy (bao gồm cả việc treo tên di tích) theo Luật Di sản Văn hoá, quyết định xếp hạng di tích quốc gia, bảo đảm sự đồng thuận và đoàn kết trong cộng đồng, báo cáo Thủ tướng kết quả thực hiện trước ngày 25/12/2023. Theo thông tin từ Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Nam Định, ngay sau khi có chỉ đạo “nóng” từ Chính phủ, Đoàn công tác của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch đã cùng các Sở, ngành liên quan của tỉnh Nam Định khẩn trương vào cuộc, làm sáng tỏ nội dung kiến nghị của bà con Thôn Vân Cát. "Lùm xùm” treo biển tên di tích Sự việc căng thẳng từ ngày 26/1/2022, khi bà Trần Thị Huệ (thủ nhang Phủ Tiên Hương) tự ý treo biển tên di tích là Phủ Chính thay cho Phủ Tiên Hương. Phòng Văn hoá và Thông tin huyện Vụ Bản cùng UBND xã Kim Thái đã lập biên bản vi phạm, đề nghị giữ nguyên hiện trạng, nhưng bà Huệ không nhất trí, không ký vào biên bản. Cán bộ Phòng Văn hoá huyện Vụ Bản cho hay, bà Huệ viện dẫn văn bản số 812 ngày 11/10/2021 của Cục Di sản Văn hóa do Cục trưởng Lê Thị Thu Hiền ký để thực hiện việc thay biển tên Phủ Tiên Hương thành Phủ Chính. Văn bản có nội dung: “Cục Di sản Văn hóa thống nhất với đề nghị của bà Trần Thị là không có hiệu lực pháp luật thực thi, mặc dù nội dung có thể hiện việc yêu cầu thực hiện”. Đối với văn bản số 170 do Thứ Trưởng Hoàng Đạo Cương ký ngày 17/1/2022, ngoài việc dẫn chứng các tài liệu khoa học về nguồn gốc tên gọi, còn căn cứ Khoản 1, Điều 6 Thông tư 09/2011 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch để “lý giải” việc chấp thuận cho treo biển tên Phủ Tiên Hương với tên gọi khác là Phủ Chính và Phủ Chính Tiên Hương, là viện dẫn không đúng luật. Khoản 1, Điều 6 Thông tư 09/2011 nhằm hướng dẫn các tổ chức cá nhân lập hồ sơ khoa học thống nhất tên gọi di tích đề nghị xếp hạng, không phải hướng dẫn sửa đổi, thay tên di tích đã được xếp hạng. Đồng thời, bà Trần Thị Huệ gửi đơn đề nghị treo biển tên di tích (không phải gửi hồ sơ khoa học đề nghị xếp hạng di tích) và không thuộc đối tượng phạm vi điều chỉnh được quy định tại Khoản 2, Điều 1 của Thông tư 09/2011. “Thông tư này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân Việt Nam tham gia lập hồ sơ khoa học để xếp hạng di tích. Tên gọi Phủ Tiên Hương, Phủ Vân Cát, Lăng Mẫu Liễu Hạnh… đã được công nhận là tên chính thức theo Hiến pháp, Luật Di sản Văn hoá và các quy định khác của pháp luật. Vì vậy, việc căn cứ Khoản 1, Điều 6 Thông tư 09/2011 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch để ban hành văn bản ‘chấp thuận’ và chỉ đạo các cơ quan liên quan hướng dẫn treo biển tên Phủ Chính, Phủ Chính Tiên Hương, không những áp dụng sai luật, mà còn là căn nguyên dẫn đến ‘loạn’ tên di tích, gây khó khăn cho công tác quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị kiến trúc nghệ thuật Phủ Dầy hiện nay”, luật sư Đoàn nhấn mạnh. Huệ (thủ nhang Phủ Tiên Hương) về việc treo biển tên di tích là Phủ Chính Tiên Hương”. Việc thay tên gọi Phủ Tiên Hương thành Phủ Chính Tiên Hương, trái ngược với tên gọi các di tích thuộc quần thể di tích lịch sử Phủ Dầy theo Quyết định số 09 ngày 5/3/1975 của Bộ trưởng Bộ Văn hoá - Thông tin; Quyết định số 2330 ngày 17/10/2017 của UBND tỉnh Nam Định; Quyết định số 488 ngày 28/01/2021 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc sửa đổi tên gọi di tích tại phụ lục Quyết định số 09 ngày 21/2/1975 về việc xếp hạng di tích quốc gia, thành Di tích kiến trúc nghệ thuật Phủ Dầy. Theo đó, tên gọi của 20 di tích, trong đó có 2 phủ và 1 lăng là Phủ Tiên Hương, Phủ Vân Cát, Lăng Mẫu Liễu Hạnh. Báo cáo số 41 ngày 13/03/2022 của UBND huyện Vụ Bản gửi UBND tỉnh Nam Định, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Nam Định có nội dung: “UBND huyện Vụ Bản nhận thấy văn bản số 812 ngày 11/10/2021 của Cục Di sản Văn hoá cho phép treo biển tên là Phủ Chính Tiên Hương là không thống nhất với Quyết định số 488 ngày 28/1/2021 của Bộ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch. Đồng thời, sẽ gây tình hình bất ổn, phức tạp về an ninh, trật tự xã hội tại địa phương, phá vỡ công tác quản lý di tích đã đi vào nề nếp của huyện Vụ Bản”. P Ngày 9/11/2021, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Nam Định có công văn số 1287, đề nghị Cục Di sản Văn hoá hướng dẫn việc treo biển tên tại di tích Phủ Dầy thống nhất với Quyết định của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Ngày 17/1/2022, Thứ Trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, ông Hoàng Đạo Cương, ký văn bản số 170 với nội dung chấp thuận đề nghị của bà Trần Thị Huệ (thủ nhang phủ Tiên Hương) treo biển tên với tên gọi khác là Phủ Chính và Phủ Chính Tiên Hương. Trách nhiệm thuộc về ai? Trao đổi với phóng viên về nội dung, hình thức, tính chất pháp lý của văn bản số 812 của Cục Di sản Văn hoá và văn bản số 170 của Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch, luật sư Nguyễn Văn Đoàn, thuộc Đoàn luật sư TP Hà Nội, cho biết: “Văn bản số 812 ngày 11/10/2021 hướng dẫn (trả lời) không mang tính quy phạm, hay nói cách khác

RkJQdWJsaXNoZXIy MTYzNTY5OA==