Khoa học và Đời sống số 46-2023

CHUYỂN ĐỘNG 247 Số 46 (4308) Thứ Năm (16/11/2023) 3 Theo GS.TS Nguyễn Ngọc Phú, Bộ GD&ĐT không thê đứng ra t chức và chịu trách nhiệm biên soạn sach giao khoa (SGK), vì viêc nay không thuộc chức trách của Bộ. GS.TS Nguyễn Ngọc Phú, Phó Chủ tịch kiêm T ng Thư ký Hội Khoa học Tâm lý- Giáo dục Việt Nam, Hội thành viên Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, cho rằng, để có những bộ SGK ph hợp, chất lượng, cần huy động chính đội ngũ nhà giáo có kinh nghiệm từ trường ph thông, đại học, chuyên gia giỏi thuộc các Hội nghề nghiệp biên soạn. Hiện có nhiều hội nghề nghiệp hoạt động rất hiệu quả. Chẳng hạn, Hội Toán học Việt Nam sẽ đảm nhận việc biên soạn SGK về Toán; Hội Vật lý Viêt Nam biên soạn SGK về Vật lý... Nhà nước có thể hỗ trợ bước đầu một phần, hoặc cho vay để biên soạn SGK, sau này có thành phẩm sẽ tự trang trải. Cách này, nhiều nước đã làm, vừa đơn giản, vừa hợp với khả năng của ta, không mất nhiều thời gian và chắc chắn nhanh có SGK tốt, Nhà nước lại không quá tốn kém. Việc thẩm định SGK cũng sẽ được các Hội đồng Khoa hoc cơ sở đánh giá và trình Bộ GD&ĐT phê chuẩn. Như thế sẽ có nhiều bộ SGK, càng làm phong phú thêm cho việc thực hiện dân chủ hóa trong dạy học, cải tiến, đ i mới phương phap dạy học tại các trường. “Điều quan trọng nhất hiện nay là căn cứ vào đòi hỏi, yêu cầu cao của Đ i mới cơ bản và toàn diện nền giáo dục nước nhà như Nghị quyết của Đảng đã nêu ra, Bộ GD&ĐT nên tập trung công sức huy động các nhà khoa hoc làm rõ chương trình cho các lớp, đối tượng. Một khi chưa làm rõ chương trình thì đừng nói đến chuyện t chức biên soạn xuất bản SGK”, ông Phú nhấn mạnh. Theo ông Phú, Quyết định 88 cũng không yêu cầu bắt buộc nhất thiết Bộ GD&ĐT phải viết một bộ SGK. Tại diễn đàn khoa học năm 2014, nhiều nhà khoa học, nhà xuất bản nói về tình trạng “vừa đá bóng, vừa th i còi”, “con đẻ - con nuôi” có thể xảy ra nếu Bộ GD&ĐT đứng ra chủ trì biên soạn một bộ sách giáo khoa ph thông. Để biên soạn bộ SGK từ lớp 1 đến lớp 12 theo chương trình giáo dục đã ban hành, ít nhất cần một lượng tiền tối thiểu ước tính 300 tỷ đồng. Đây là chi phí không nhỏ. Liệu có nên không trong khi hiện tại ta đã có 5 bộ SGK được các Hội đồng quốc gia có trách nhiệm thẩm định? THIÊN TUẤN Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng vui mừng gặp mặt các cán bộ, nhân viên Cơ quan Đại diện Việt Nam tại My, một địa bàn quan trọng trong chính sách đối ngoại của Đảng, Nhà nước Việt Nam. Nhấn mạnh đường lối đối ngoại đa dạng hóa, đa phương hóa trong quan hệ quốc tế của Đảng, Nhà nước, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng cho biết, thời gian qua, hoạt động đối ngoại của Việt Nam diễn ra rât sôi động, tích cực, hiệu quả, nâng cao vai trò, vị thế, uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế. Chủ tịch nước đánh giá cao sự đóng góp của ngành ngoại giao, trong đó có các cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam tại My. D gặp nhiều khó khăn, các Cơ quan Đại diện Việt Nam tại My đã nỗ lực thúc đẩy quan hệ song phương trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là góp phần chuẩn bị tốt cho việc nâng cấp quan hệ 2 nươc lên Đối tác Chiến lược Toàn diện; tham gia chuẩn bị tốt cho chương trình tham dự Tuần lễ Cấp cao APEC của Chủ tịch nước và các bộ, ngành, địa phương. Chủ tịch nước nhấn mạnh kết nối giữa doanh nghiệp và địa phương có ý nghĩa quan trọng, góp phần hiện thực hóa nhưng cam kết, thỏa thuận cấp cao; nhận định việc Việt Nam - My nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược Toàn diện mang lại cơ hội hợp tác rất lớn giữa hai quôc gia cả về kinh tế, thương mại, đầu tư, giáo dục, khoa học, sản xuất, tham gia vào chuỗi cung ứng hàng hóa chất lượng cao. Tuy nhiên, từ cam kết đến thực hiện là cả một quá trình. Do đó, Chủ tịch nước mong muốn Đại sứ quán và các Cơ quan Đại diện Việt Nam tại My nỗ lực thúc đẩy để sớm cụ thể hóa cac thỏa thuận hợp tác. Chu tich nươc cũng đề nghị các bộ, ngành, địa phương Việt Nam tham gia tích cực hơn nữa vào quá trình này. Với Phái đoàn Thường trực Việt Nam tại Liên Hợp Quốc, Chủ tịch nước đề nghị cần góp phần mở rộng quan hệ Việt Nam với t chức quốc tế, tăng cường thiết lập đối tác hợp tác, nâng cao vị thế, uy tín của quốc tế của Việt Nam. Các Cơ quan Đại diện Việt Nam tại San Francisco và Houston tăng cường xúc tiến hợp tác giữa địa phương của Việt Nam với địa phương của My, thúc đẩy Việt kiều đầu tư về nước. Chủ tịch nước cũng nhấn mạnh nhiệm vụ bảo hộ công dân; tích cực thông tin, trao đ i, chia sẻ để Kiều bào Việt Nam tại My hiểu đúng, đầy đủ và chính xác về tình hình thực tiễn tại Việt Nam hiện nay; giải đáp băn khoăn, vướng mắc của bà con. TIỂU PHƯƠNG Nỗ lực thúc đẩy, sớm cụ thể hóa thỏa thuận hợp tác Việt Nam - My Nhân dịp tham dự Tuần lễ Cấp cao Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) 2023 và kết hợp hoạt động song phương tại Mỹ, chiều 14/11 (giờ địa phương), Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng và phu nhân gặp gỡ cán bộ, nhân viên Đại sứ quán Việt Nam tại Mỹ ; Phái đoàn Thường trực Việt Nam tại Liên Hợp Quốc, các Cơ quan Đại diện Việt Nam tại San Francisco và Houston. Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng phát biểu tại buổi gặp mặt. ẢNH: THỐNG NHẤT/TTXVN. Bộ GD&ĐT không nên viết thêm bộ sach giao khoa phổ thông Ông Lưu Bình Nhưỡng bị khởi tố, bắt giam liên quan vụ án Phạm Minh Cường (Cường “quắt”), đối tượng hình sự có 3 tiền án, bi khơi tô ngay 17/5 vê tôi Cưỡng đoạt tài sản. Sáng 15/11, Công an tỉnh Thái Bình cho biết, Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an tỉnh Thái Bình đã ra Quyết định khởi tố bị can, Lệnh bắt bị can để tạm giam, Lệnh khám xét nơi ở, nơi làm việc đối với ông Lưu Bình Nhưỡng (SN 1963), trú tại quận Tây Hồ, TP Hà Nội. Ông Lưu Bình Nhưỡng bị điều tra về tội Cưỡng đoạt tài sản, quy định tại Điều 170, Bộ luật Hình sự. Ông Nhưỡng bị bắt liên quan vụ án Phạm Minh Cường (SN 1986, thường gọi là Cường “quắt”, đối tượng hình sự, có 3 tiền án), trú xã Thụy Xuân, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình, về tội Cưỡng đoạt tài sản, quy định tại Khoản 4, Điều 170, Bộ luật Hình sự. Quá trình bắt, khám xét nơi ở, nơi làm việc cua ông Lưu Bình Nhưỡng, cơ quan chức năng thu giữ nhiều đồ vật, tài liệu có dấu hiệu vi phạm pháp luật, phục vụ công tác điều tra mở rộng vụ án. Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Thái Bình đang mở rộng điều tra vụ án theo quy định. Trước đó, ngày 17/5, Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an tỉnh Thái Bình khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can đối với Phạm Minh Cường (tức Cường "quắt"), về tội Cưỡng đoạt tài sản. Theo Công an tỉnh Thái Bình, khi biết một số doanh nghiệp được UBND tỉnh Thái Bình cấp phép khai thác cát tại mỏ cát ven biển xã Thụy Trường, huyện Thái Thụy, Cường "quắt" và đồng bọn tự ý xác lập quyền sử dụng trái phép các bãi triều để gây sức ép, buộc doanh nghiệp phải trả tiền theo khối lượng cát khai thác được hoặc bán lại một phần cho đôi tương nay với giá rẻ hơn giá thị trường. Với thủ đoạn trên, từ năm 2020 đến năm 2022, t ng số tiền mà Cường "quắt" và đồng bọn chiếm đoạt được của các doanh nghiệp lên đến hàng tỷ đồng. Công an tỉnh Thái Bình cho biết, đây là vụ án đặc biệt nghiêm trọng, bị can đã chiếm đoạt số tiền lớn, gây bức xúc trong nhân dân, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp và ảnh hưởng nghiêm trọng môi trường đầu tư của tỉnh. TÂM ĐỨC Liên quan vụ Phạm Mỹ Hạnh, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phân Tập đoàn Mỹ Hạnh "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản" khi huy động vốn dự án trồng sâm Ngọc Linh, theo Công an quận Cầu Giấy (Hà Nội), hơn 1.000 nhà đầu tư góp vốn với t ng số tiền hơn 1.264 tỷ đồng. Câu hỏi được dư luận quan tâm, hơn 1.000 nhà đầu tư góp vốn vào công ty này có lấy lại được tiền không? Tiến sĩ, luật sư Đặng Văn Cường, Đoàn Luật sư TP Hà Nội, cho biết, theo quy định, cơ quan điều tra công an cấp quận, huyện chỉ điều tra đối với những vụ án nghiêm trọng, vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản với số tiền dưới 500 triệu đồng thuộc thẩm quyền. Nếu số tiền chiếm đoạt từ 500 triệu đồng trở lên, Cơ quan điều tra, Công an quận Cầu Giấy sẽ chuyển hồ sơ đến Cơ quan điều tra Công an TP Hà Nội để điều tra theo thẩm quyền. Luật sư Cường cho rằng, đây là vụ án hình sự phức tạp, liên quan nhiều giao dịch, nhiều người…, quá trình điều tra, các nạn nhân cần phối hợp cơ quan chức năng trong việc trình báo, cung cấp thông tin để cơ quan điều tra sớm làm rõ, xử lý theo quy định. Đối tượng thực hiện hành vi lừa đảo thông qua hoạt động huy động vốn của doanh nghiệp. Đây là quan hệ dân sự, kinh tế được pháp luật cho phép. Tuy nhiên, nếu có hành vi gian dối để chiếm đoạt tài sản, sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Cơ quan chức năng sẽ làm rõ nội dung đơn thư tố cáo, tố giác của các nhà đầu tư, xác định giao dịch nào là quan hệ dân sự, giao dịch nào có dấu hiệu tội phạm để xử lý. Để buộc tội đối với bị can trong vụ án này, cơ quan điều tra sẽ làm rõ mối quan hệ giữa người tố cáo, tố giác đối với cán bộ lãnh đạo của công ty này. Làm rõ thông tin mà công ty đưa ra để huy động vốn, yếu tố gian dối để chiếm đoạt tài sản thể hiện thông qua các tài liệu chứng cứ nào để chứng minh tội phạm. Trường hợp kết quả điều tra cho thấy bị can đưa thông tin gian dối nhằm mục đích huy động vốn trái phép rồi chiếm đoạt tiền, hành vi thỏa mãn dấu hiệu cấu thành tội phạm quy định tại điều 174 Bộ luật Hình sự, tội danh có mức hình phạt cao nhất là 20 năm t hoặc chung thân. HẢI NINH CHỦ TỊCH NƯỚC VÕ VĂN THƯỞNG: Ông Lưu Bình Nhưỡng liên quan gì vụ án Cường “quắt”? “Sập bẫy” dự án trồng sâm Ngọc Linh, nhà đầu tư có đòi được nghìn tỷ? GS.TS Nguyễn Ngọc Phú. Ông Lưu Bình Nhưỡng. Ảnh: Cổng thông tin điện tử Công an Thái Bình.

RkJQdWJsaXNoZXIy MTYzNTY5OA==