CHUYỂN ĐỘNG 247 Số 44 (4306) Thứ Năm (2/11/2023) 3 Liên quan vụ tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng khiến 5 người tử vong, 10 người bị thương xảy ra lúc 2h10 ngày 31/10 tại km70+800 Quốc lộ 1A thuộc dốc Rừng Cấm (huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn), Tiến sĩ, luật sư Đặng Văn Cường, Đoàn Luật sư TP Hà Nội, cho rằng, đây là vụ tai nạn thảm khốc, gây thiệt hại nghiêm trọng về tài sản. Cơ quan chức năng sẽ vào cuộc làm rõ nguyên nhân, xác định lỗi của những người điều khiển phương tiện để xử lý theo quy đinh. Từ thông tin điều tra ban đầu, cơ quan chức năng sẽ làm rõ tình huống xảy ra tai nạn của tài xế điều khiển xe khách 16 chỗ như: Tốc độ, hướng di chuyển và thời điểm người lái ô tô 16 chỗ phát hiện ra có xe dừng đỗ cách bao xa? Với đoạn đường cong, ánh sáng yếu, cần phải thực nghiệm hiện trường để xác định khả năng quan sát của người lái ô tô 16 chỗ, từ đó xác định lái xe này có chú ý quan sát hay không, làm chủ tốc độ hay không? Đồng thời, căn cứ sơ đồ hiện trường, dấu vết để lại trên hiện trường, xác định điểm va chạm, vị trí các phương tiện, đặc điểm của đoạn đường đó, lời khai của các tài xế, người làm chứng… để xác định khả năng quan sát của các tài xế. Cùng đó, làm rõ tốc độ, hướng di chuyển, phần đường, làn đường, vị trí ô tô đầu kéo dừng đỗ và khả năng làm chủ tốc độ của các phương tiện còn lại. Việc xác định tài xế xe khách có lỗi hay không sẽ căn cứ nhiều yếu tố như tốc độ di chuyển, khả năng quan sát, khả năng làm chủ tốc độ của tài xế khi gặp tình huống có xe dừng đỗ phía trước. Trường hợp xe đầu kéo dừng do hư hỏng, việc dừng đỗ không thuộc trường hợp pháp luật cấm và đã có cảnh báo, vị trí dừng đỗ đúng quy định, người lái xe đầu kéo không có vi phạm, không có lỗi và không phải chịu trách nhiệm pháp lý đối với vụ tai nạn. Chỉ trong trường hợp xe đầu kéo dừng đỗ trái quy định, khi đó mới xác định lỗi hỗn hợp và có thể xử lý hình sự cả người điều khiển xe ô tô gây tai nạn và người dừng đỗ. Đối với xe đầu kéo đi hướng ngược lại, cơ quan chức năng cũng sẽ làm rõ tốc độ, phần đường và khả năng quan sát của người điều khiển chiếc xe đầu kéo này. Nếu là sự kiện bất ngờ khi tài xế xe ô tô đầu kéo đi ngược chiều sẽ không có lỗi, người này chỉ có lỗi nếu như chạy quá tốc độ, thiếu chú ý quan sát đã đâm vào chiếc xe ô tô khách vừa bị tai nạn, khi đó mới phải chịu trách nhiệm trước pháp luật. HẢI NINH Về việc Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Bắc Ninh dùng bằng giả, PGS.TS Bùi Thị An cho rằng, cán bộ đứng đầu cơ quan này lại sử dụng bằng giả thì làm sao kiểm tra, giám sát được ai. Ông Nguyễn Công Thắng - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Bắc Ninh - khi bảo vệ luận án và nhận bằng tiến sĩ, đã sử dụng giấy Công nhận văn bằng trình độ thạc sĩ không do Bộ GD&ĐT cấp (giấy Công nhận văn bằng giả) và dùng bằng tiến sĩ để thi nâng ngạch. Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bắc Ninh đã biểu quyết xem xét thi hành kỷ luật đối với ông Nguyễn Công Thắng và báo cáo Ủy ban Kiểm tra Trung ương. Theo PGS.TS Bùi Thị An - Viện trưởng Viện Tài nguyên, Môi trường và Phát triển cộng đồng (thành viên Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, việc để cán bộ sử dụng bằng không hợp pháp để bổ nhiệm, đề bạt là việc làm sai trái, gây ảnh hưởng xấu đến uy tín của cơ quan, tổ chức, của Đảng và Nhà nước. Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Bắc Ninh là cơ quan rất quan trọng trong phòng chống tham nhũng tiêu cực, có trách nhiệm kiểm tra, giám sát dấu hiệu sai phạm của cán bộ, đảng viên. Cán bộ đứng đầu cơ quan này lại sử dụng bằng giả thì làm sao kiểm tra, giám sát được ai? Theo bà An, đối với những trường hợp vi phạm trong việc sử dụng bằng cấp không đúng, không hợp pháp, các cơ quan chức năng cần vào cuộc, xử lý thật nghiêm minh mới đủ sức răn đe. Không được dung túng, bao che đối với những cán bộ gian dối để tạo lòng tin cho nhân dân. “Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra tỉnh ủy Bắc Ninh đã bị đề nghị kỷ luật vì sử dụng bằng giả vậy trách nhiệm đầu tiên là do bản thân ông Nguyễn Công Thắng đã gian dối, vi phạm tư cách Đảng viên đã làm những điều Đảng viên không được làm. Tiếp theo trách nhiệm thuộc về cơ quan tham mưu trong công tác cán bộ. Đó là Ban Tổ chức Tỉnh ủy Bắc Ninh và Ban Thường vụ Tỉnh ủy, bởi đây là chức danh thuộc Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý nhưng lại để lọt sai phạm nghiêm trọng”, bà An khẳng định. THIÊN TUẤN Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Thủ tướng Phạm Minh Chính và nhiều đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước dự chương trinh. Trong ngày làm việc, các đại biểu đã thảo luận nhiều nội dung, đặc biệt liên quan phát triển kinh tế. Các đại biểu cho rằng, tình hình kinh tế nước ta có nhiều dấu hiệu khả quan trong giai đoạn giữa và cuối năm 2023. Tuy vậy, nhiều thách thức tôn tai trong phát triển kinh tế thời gian tới, tổng cầu thấp, tín dụng cho nền kinh tế khó đạt được kế hoạch đề ra; áp lực lên tỷ giá, lạm phát, lãi suất, khả năng phục hồi của nền kinh tế còn chậm. Trước những khó khăn đó, các đại biểu cho rằng, cần sử dụng dư địa bội chi trong giai đoạn 2021 - 2025 để dành nguồn lực đầu tư cho dự án cấp bách như y tế, giáo dục, các dự án giao thông quan trọng, để tăng trần đầu tư công cho giai đoạn mới; thực hiện đồng bộ chính sách tài khoá, tiền tệ; tháo gỡ vướng mắc, rào cản lớn đối với doanh nghiệp; ưu tiên giải pháp kích cầu tiêu dùng trong nước; tập trung phát triển kinh tế biển kết hợp đảm bảo quốc phòng, an ninh; sớm có khung pháp lý cho phát triển năng lượng tái tạo, năng lượng xanh. Chiều 1/11, phát biểu kết luận phiên làm việc, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải cho biết, các đại biểu thống nhất năm 2023 và từ đầu nhiệm kỳ đến nay, tình hình thế giới diễn biến phức tạp, vượt khả năng dự báo. Dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, ảnh hưởng nặng nề đến phát triển. Với sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị, toàn Đảng, toàn quân, toàn dân, sự lãnh đạo, chỉ đạo kịp thời của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ban Chấp hành Trung ương, đứng đầu là Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng; sự sâu sát, cố gắng, quyết tâm của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, các ngành, các cấp; sự đóng góp to lớn của cả dân tộc, kiều bảo ta ở nước ngoài, bạn bè quốc tế; nền kinh tế nước ta đã đứng vững, từng bước phục hồi. Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch đúng hướng. Lĩnh vực xã hội, đời sống nhân dân cơ bản đảm bảo. An ninh quốc phòng được giữ vững. Công tác đối ngoại đạt nhiều thành tựu nổi bật. Tuy nhiên, năm 2024 và thời gian còn lại của cả nhiệm kỳ, do tác động bất lợi từ bên ngoài và những yếu kém nội tại của nền kinh tế, các đại biểu đề nghị theo dõi sát tình hình trong nước và trên thế giới, quyết tâm phấn đấu hoàn thành mức cao nhất các mục tiêu đề ra năm 2023, 2024 và cả nhiệm kỳ. Phó Chủ tịch Quốc hội nêu rõ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ chỉ đạo các cơ quan Chính phủ, cơ quan thẩm tra và cơ quan liên quan nghiên cứu tiếp thu ý kiến phát biểu tại hội trường, thảo luận tại tổ để đưa vào nội dung quan trọng, cần thiết của các Nghị quyết của Quốc hội, gửi đại biểu Quốc hội cho ý kiến và trình Quốc hội xem xét, thông qua. PV Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng dự phiên thảo luận của Quốc hội về tình hình phát triển kinh tế - xã hội Ngày 1/11, Quốc hội tiếp tục thảo luận về đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024; đánh giá giữa nhiệm kỳ thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2021- 2025 và nhiều số nội dung khác. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ va Thủ tướng Phạm Minh Chính tại phiên họp của Quốc hội sáng 1/11. ẢNH: BÁO NHÂN DÂN PGS.TS Bùi Thị An. Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy dùng bằng giả còn giám sát được ai? Sáng 1/11, Bộ trưởng GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn có giải trình, làm rõ ý kiến đại biểu Quốc hội nêu tại phiên thảo luận. Theo Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn, hiện tại, cả nước còn thiếu 127.583 giáo viên. Con số này gia tăng không ngừng vì số lượng học sinh đầu năm học vừa rồi tăng lên rất nhiều. Bên cạnh đó, tình trạng giáo viên nghỉ, chuyển việc vẫn tiếp diễn. Tính đến tháng 9/2023, toàn quốc có 17.278 giáo viên nghỉ, chuyển việc. Năm ngoái, cùng Bộ Nội vụ, Bộ GD&ĐT đã xác định chỉ tiêu cho các tỉnh để tuyển giáo viên. Nhưng theo thống kê của ngành nội vụ, hiện, các tỉnh còn lại hơn Vụ tai nạn 5 người tử vong, 10 người bị thương ở Lạng Sơn: Ai chịu trách nhiệm? 64.000 chỉ tiêu chưa dùng. Nguyên nhân là có nơi để dành để cắt giảm 10% biên chế, nhưng cũng có nơi không có nguồn tuyển. Đến nay, ngoài giáo viên những môn học mới đang trong quá trình đào tạo, giáo viên mầm non dù co nguồn tuyển nhưng không có người ứng tuyển, do lương thấp, áp lực. "Đây là vấn đề lớn cần phải đưa ra các giải pháp, một mặt vừa chuẩn bị nguồn tuyển nhưng cũng cần sớm có sự điều chỉnh về lương, chế độ chính sách, nhà ở công vụ, phụ cấp ưu đãi và các giải pháp khác đồng bộ khác", Bộ trưởng Sơn cho hay. MAI LOAN Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn: 17.278 giáo viên nghỉ, chuyển việc Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn. ẢNH: QH Hiện trường vụ tai nạn Bộ trưởng GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn cho biết, hiện tại, cả nước còn thiếu 127.583 giáo viên. Tính đến tháng 9/2023, toàn quốc có 17.278 giáo viên nghỉ, chuyển việc.
RkJQdWJsaXNoZXIy MTYzNTY5OA==