Khoa học và Đời sống số 44-2023

Số 44 (4306) Thứ Năm (2/11/2023) 22 heo Cục Khoáng sản Việt Nam (Bộ Tài nguyên và Môi trường), tổ chức, cá nhân hoạt động khoáng sản có hành vi vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định tại Nghị định số 36/2020 hoặc Bộ Luật Hình sự. ĐỜI SỐNG XANH Cục Khoáng sản VN lên tiếng Xư phat theo Nghị định số 36/2020 hoặc Bộ Luật Hình sự Ngày 26/10, Cục khoáng sản Việt Nam (Bộ Tài nguyên và Môi trường) có Văn bản số 2825/KSVN-KSHĐKS trả lời Khoa học và Đời sống/Bao Tri thưc va Cuôc sông liên quan việc chấp hành các quy định pháp luật trong khai thác khoáng sản của một số doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk. Cụ thể, đo la Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Cư M'Lan (mo đa tai xã Cư M’Lan, huyện Ea Súp); Bãi cát Quỳnh Ngọc (xã Ea Na, huyện Krông Ana); Công ty TNHH Xây dựng Cầu đường Hoàng Nam và Xí nghiệp Khai thác đá - Chi nhánh Công Ty TNHH Xây dựng Hoàng Vũ, đều có vị trí tại xã Hòa Phú, TP Buôn Mê Thuột, tỉnh Đắk Lắk… Nhưng vân đê phan anh bi cho la vi pham gôm ne tram cân, gây thât thoat tai nguyên khoang san; vân chuyên gây ô nhiêm môi trương… Theo văn bản cua Cục Khoáng sản Việt Nam, trường hợp xe chở khoáng sản không đi vào trạm cân hoặc không đi qua camera giám sát, khoản 4 Điều 40 Nghị định số 36/2020 ngày 24/3/2020 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước và khoáng sản, sửa đổi, bổ sung tại khoản 17 Điều 2 Nghị định số 04/2022 ngày 6/1/2022, nêu ro: “Hành vi lập không đầy đủ sổ sách, chứng từ, văn bản, tài liệu có liên quan để xác định sản lượng khai thác thực tế hàng năm hoặc số liệu thông tin không chính xác bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 150 triệu đồng, tuỳ theo loại khoáng sản, phương pháp khai thác; trường hợp đối tượng vi phạm là tổ chức thì chịu mức phạt tăng gấp đôi”. Ngoài ra, theo Cục Khoáng sản Việt Nam, doanh nghiệp khai thác khoáng sản vượt trữ lượng so với giấy phép được cấp, theo Điều 41 Nghị định 36/2020 của Chính phủ, được sửa đổi, bổ sung tại khoản 18 Điều 2 Nghị định số 4/2022 ngày 6/1/2022, hành vi khai thác khoáng sản vượt trữ lượng so với giấy phép được cấp (vi phạm quy định về công suất được phép khai thác) sẽ bị xử phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền 1 tỷ đồng, tuỳ mức độ vi phạm, loại khoáng sản được phép khai thác. Đối tượng vi phạm là tổ chức, mức phạt sẽ tăng gấp đôi. Đối tượng vi phạm còn bị xem xét áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là buộc thực hiện cải tạo công trình bảo ĐINH THANH T vệ môi trường, khắc phục ô nhiễm môi trường, hư hỏng hạ tầng kỹ thuật do hành vi khai thác vượt công suất gây ra; buộc chi trả kinh phí trưng cầu giám định, kiểm định, đo đạc và xác minh nếu có. Vi phạm nhiều lần còn bị xem xét, áp dụng hình thức xử phạt bổ sung là đình chỉ hoạt động khai thác khoáng sản từ 1 đến 6 tháng. Văn bản của Cục Khoáng sản Việt Nam cung cho hay, cơ quan chức năng, cơ quan có liên quan nếu để xảy ra vi phạm trong hoạt động khai thác khoáng sản, trách nhiệm quản lý Nhà nước về khoáng sản của Chính phủ, Bộ, cơ quan ngang bộ quy đinh tại Điều 80 Luật Khoáng sản; trách nhiệm quản lý nhà nước về khoáng sản, bảo vệ khoáng sản chưa khai thác của UBND các cấp tại Điều 81 Luật Khoáng sản và Điều 17 Nghị định số 158/2016 của Chính Phủ; trách nhiệm bảo vệ khoáng sản chưa khai thác của các tổ chức, cá nhân tại Điều 17 Luật Khoáng sản. “Trường hợp các tổ chức, cá nhân hoạt động khoáng sản có hành vi vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định tại Nghị định số 36/2020 hoặc quy định của Bộ Luật Hình sự nếu có dấu hiệu tội phạm. Trường hợp các cơ quan, cán bộ, công chức, viên chức vi phạm các quy định trong quá trình quản lý hoạt động khoáng sản sẽ bị xem xét, xử lý theo quy định của Đảng, Nhà nước có liên quan”, trich văn ban cua Cục Khoáng sản Việt Nam. Xe chở khoáng sản “né” trạm cân, “trốn” camera Như đa đưa tin, vụ việc gần đây nhất là tại mo đa cua Công ty TNHH Sản xuất Và Thương mại Cư M'Lan (mỏ đá Cư M'Lan, ơ xã Cư M'lan, huyện Ea Súp, Đắk Lắk) bi phan anh co tinh trang “né” trạm cân, “trôn” camera giám sát. Theo ghi nhận, mỏ đá Cư M'lan có lắp đặt trạm cân tại vị trí đường ra của khu vực khai thác và camera giám sát trước các kho chứa để lưu trữ thông tin, số liệu theo quy định tại khoản 2, điều 42 Nghị định số 158/2016 quy định chi tiết một số điều của Luật Khoáng sản. Tuy nhiên, quan sát thực tế và ghi nhận từ flycam trong các ngày 14-15/8 cho thấy, vận chuyển khoáng sản từ khu vực khai thác ra, nhiều phương tiện mang biển kiểm soát 78H - 040.60, 49H - 025.49… đi thẳng, thay vì di chuyển vào trạm cân và qua camera giám sát. Tình trạng này diễn ra thường xuyên và hàng ngày trong thời gian phóng viên có mặt tại khu vực mỏ. Trao đổi với phóng viên, luật sư Trần Thị Hà, Giám đốc Công ty luật TNHH Pharos, Đoàn Luật sư Hà Nội, cho răng, việc các phương tiện “né” trạm cân là vi phạm pháp luật về khai thác khoáng sản, dẫn đến việc khai báo sản lượng không đúng, không có thông tin, cơ sở để thống kê sản lượng đã khai thác. Cơ quan có thẩm quyền se khó khăn trong việc giám sát hoạt động khai thác khoáng sản. Cũng theo luật sư Hà, khoản 1, điều 43 Nghị định số 158/2016 quy định: “Tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản phải lưu trữ chứng từ, tài liệu quy định tại điều 41 Nghị định này, từ khi bắt đầu xây dựng cơ bản mỏ cho đến luc kết thúc khai thác, đóng cửa mỏ, phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và cơ quan quản lý Nhà nước về khoáng sản về tính chính xác của thông tin, số liệu”. "Trường hợp tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản không lập sổ sách, chứng từ, tài liệu hoặc lập nhưng không đầy đủ; lập nhưng không lưu giữ đầy đủ hoặc số liệu, thông tin không chính xác dẫn tới thất thoát ngân sách Nhà nước sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật”, bà Hà thông tin. UBND huyện Ea Súp nói gì? Ngày 23/8, UBND huyện Ea Súp có văn bản số 1551/2023 trả lời Khoa học và Đời sống/Báo Tri thức và Cuộc sống. Cụ thể, sau khi nhận được thông tin phản ánh từ phóng viên, UBND huyện Ea Súp cử lực lượng chức năng kiểm tra hoạt động khai thác khoáng sản đối với Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Cư M’Lan tại xã Cư M’Lan. Cũng theo văn bản của UBND huyện, Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Cư M’Lan cho hay, đã lắp 10 camera, gồm 4 camera tại vị trí trạm cân, 6 camera tại vị trí khai thác. Tuy nhiên, đầu tháng 7/2023, do mưa lũ kéo dài, một số camera bị hư hỏng, chỉ còn lại 2 chiếc hoạt động tại vị trí trạm cân, công ty đang khắc phục. Liên quan nghi vấn vận chuyển đất từ mỏ ra ngoài tiêu thụ, UBND huyện Ea Súp cho răng, tai cac thơi điêm kiêm tra không phat hiên va không thây co dâu hiêu xe chơ khoang san ne tranh tram cân hay trôn thuê, cũng như chưa phat hiên công ty khai thac vươt trư lương so vơi giây phep. Theo đó, công ty đang trong quá trình đầu tư các hạng mục công trình dự án, vì vâỵ, có tình trạng vận chuyển đất phục vụ dự án. UBND huyện cho hay, tại thời điểm kiểm tra, có một xe 3 chân đang thực hiện vận chuyển đất để san lấp mặt bằng công trình trong khuôn viên dự án, không có xe chở đất ra ngoài tiêu thụ. Từ phản hồi trên của UBND huyện Ea Súp và phía Công ty, dư luận đặt câu hỏi: Chứng cứ ghi nhận thực trạng tại địa bàn ngày 14-15/8 vừa qua, các xe biển kiểm soát 78H - 040.60, 49H - 025.49… vận chuyển khoáng sản hay gì… và tại sao né trạm cân? Đê tiêp tuc lam ro vu viêc, phóng viên đã liên hê làm việc với Cơ quan Công an, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Đắk Lắk nhưng đến nay chưa nhận được phan hôi. XE CH KHOÁNG SẢN “NÉ” TRẠM CÂN ĐẮK LẮK: Xem bài viết “Huyên Ea Súp (Đắk Lắk): Xe chở khoáng sản né trạm cân, gây thất thu ngân sách?” đăng trên Khoa học và Đời sống số 35 ngày 31/8/2023. Phương tiện vận chuyển khoáng sản “né” trạm cân tại m đá của Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Cư M'Lan Xe chở đá nguyên khai không đi qua trạm cân tại m đá của Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Cư M'Lan

RkJQdWJsaXNoZXIy MTYzNTY5OA==