Khoa học và Đời sống số 44-2023

Số 44 (4306) Thứ Năm (2/11/2023) TRI THỨC NHÂN LOẠI 15 Tượng động vật bằng đồng thuộc văn hóa Đồng Nai là một trong những hiện vật khảo cổ gây tranh cãi nhất từng được khai quật ở Việt Nam. Tượng có niên đại cách ngày nay khoảng 2.500 năm, được khai quật tại Dốc Chùa, Tân Uyên, Bình Dương năm 1977. Bức tượng nhỏ bé nhưng đầy bí ẩn Tượng dài 6,4 cm, cao 5,4 cm, đúc hình con vật 4 chân, đầu ngẩng cao, mõm dài, miệng rộng. Đuôi con vật có kích thước khá lớn, đoạn cuối đuôi xoắn thành ba vòng tròn. Chân cao, hai chân trước nhỏ hơn hai chân sau bộ phận sinh dục cho thấy đây là con vật giống đực. Thân con vật trang trí hoa văn các đường gấp khúc hình thang, các dấu lõm xung quanh có tia ngắn giống hình mặt trời. Cho đến nay, các nhà nghiên cứu vẫn chưa thể khẳng định đây là con vật gì. Một số ý kiến cho đây là tượng con hươu bởi đầu có sừng, bụng to, trên thân có hoa văn chấm tròn, tương tự hình tượng hươu sao trên các trống đồng hoặc đồ đồng thuộc văn hóa Đông Sơn. Có người lại cho đây là tượng ngựa vì trên lưng có hình chiếc yên ngựa, Sinh năm 259 trước Công nguyên, Tần Thủy Hoàng lên ngôi năm 13 tuổi. Đến năm 210 trước Công nguyên, ông hoàng này đột ngột băng hà sau khi lâm bệnh nặng trong chuyến tuần du về phía Đông. Điều kỳ lạ là trước khi Tần Thủy Hoàng băng hà, 2 sự việc bí ẩn đã xảy ra. Đầu tiên là hiện tượng “Huỳnh hoặc thủ tâm” xảy ra vào năm 211 trước Công nguyên. Vào thời phong kiến, sao Hỏa được gọi là “huỳnh hoặc”. Do là hành tinh bí ẩn, giống với quả cầu lửa đang rực cháy nên sao Hỏa thường được xem là điềm xấu, tượng trưng cho thảm họa sắp xảy ra. "Thủ tâm" là tên gọi của chòm sao Thiên Yết. Người Trung Quốc thời phong kiến quan niệm chòm sao Thiên Yết (còn được gọi là Thần Nông hoặc Viêm Đế) tượng trưng cho bậc Thiên tử. Vậy nên, khi sao Hỏa di chuyển đến gần chòm sao Thiên Yết, đây được coi là điềm báo đại hung, nhẹ thì nhà vua bị soán ngôi, nặng thì hoàng đế băng hà. Tương truyền, khi xảy ra hiện tượng “Huỳnh hoặc thủ tâm”, một thiên thạch rơi từ trên trời xuống Đông quận của nước Tần. Sau khi rơi xuống đất, nó biến thành đá. Về sau, không rõ ai đã khắc trên thiên thạch dòng chữ: “Vùng đất sẽ bị chia cắt sau cái chết của Thủy Hoàng đế”. Tần Thủy Hoàng biết được tin trên nên đã sai người giết hết những người phát hiện, nhìn thấy thiên thạch cũng như phá hủy thiên thạch đó. Một hiện tượng kỳ lạ tiếp theo xảy ra trước khi Tần Thủy Hoàng băng hà là sự trở về của một mảnh ngọc bích quý. Theo các ghi chép, vào một ngày trong năm 211 trước Công nguyên, Tần Thủy Hoàng đang đi du ngoạn thì bất ngờ gặp một người đàn ông lạ. Người này chặn đoàn xe và dâng lên một mảnh ngọc bích quý hiếm và nói năm nay Tổ long sẽ chết. Tổ long dùng để ám chỉ Tần Thủy Hoàng bởi Tổ có nghĩa là thủy tổ và rồng dùng để chỉ Hoàng đế. Câu nói của người đàn ông đó khiến một số thị vệ cho rằng ám chỉ Tần Thủy Hoàng sắp qua đời. Đến khi tỉnh táo lại, các thị vệ không còn thấy người đó. Kỳ lạ là khi kiểm tra kỹ miếng ngọc, Tần Thủy Hoàng nhận ra đó chính là bảo vật mà ông đã ném xuống sông khi cúng tế Hà thần (thần Sông). Sau khi xảy ra 2 sự việc bí ẩn trên, Tần Thủy Hoàng băng hà vào năm 210 trước Công nguyên. TÂM ANH (TH) THÂM CUNG BÍ SỬ NHỮNG CÁI NHẤT CỦA VIỆT NAM Chuyện lạ trước khi T n Thủy Hoàng băng hà QUỐC LÊ Trước khi Tần Thủy Hoàng băng hà, 2 sự việc kỳ lạ, bí ẩn đã xảy ra. Theo đó, dân chúng đồn đoán về việc Vua Tần không còn sống được bao lâu. Tỉnh nào có nhiều thành phố trực thuộc nhất Việt Nam? A: Bình Dương B: Quảng Ninh C: Thái Nguyên Đáp án đúng Quizz test số trước: A – Lễ hội Đền Hùng Lễ hội Đền Hùng là một lễ hội lớn mang tính quốc gia. Phong tục giỗ Tổ Hùng Vương đã trở thành truyền thống văn hoá lâu đời ở nước ta. Đó là ngày hội toàn quốc, toàn dân và trong tâm thức dân gian Việt Nam nó mang tính thiêng liêng cao cả nhất. Vì thế mà lễ hội được tổ chức long trọng hàng năm với nghi thức đại lễ quốc gia, với các hoạt động hành hương “trở về cội nguồn dân tộc” của hàng triệu người từ khắp các nơi trong nước và kiều bào sống ở nước ngoài. Hội đền Hùng diễn ra tại đền Hùng, Phú Thọ, kéo dài từ mùng 8 đến ngày 11 tháng 3 âm lịch hằng năm, trong đó mùng 10 là chính hội. Lễ hội đền Hùng gồm có 2 phần: Phần lễ và Phần hội. Phần tế lễ được cử hành rất trọng thể mang tính Quốc lễ. Lễ vật dâng cúng là “lễ tam sinh” (1 lợn, 1 dê và 1 bò), bánh chưng, bánh dày và xôi nhiều màu...; nhạc khí là trống đồng cổ. Sau khi một hồi trống đồng vang lên, các vị chức sắc vào tế lễ dưới sự điều khiển của chủ lễ. Tiếp theo đến các cụ bô lão của làng xã sở tại quanh đền Hùng vào tế lễ. Sau cùng là nhân dân và du khách hành hương vào tế lễ trong các đền thờ, tưởng niệm các vua Hùng. Bí ẩn tượng đồng tí hon 2.500 tuổi ở Đồng Nai dưới cổ có trang trí giống hình chiếc lục lạc, bộ phận sinh dục kích cỡ lớn như ở loài ngựa. Dưới bốn chân con vật có chiếc đế hình động vật, đã bị gãy đầu. Về con vật nằm ở dưới này, có nhiều ý kiến đây là loài bò sát (rắn hoặc trăn). Còn Tiến sĩ khảo cổ Vũ Thế Long lại cho đó là con chồn dơi, còn con vật đứng trên là chó săn. Hiện vật độc đáo Theo đánh giá của Bảo tàng Lịch sử Quốc gia, đây là bức tượng có sự kết hợp đặc điểm của nhiều loại động vật khác nhau, mang tính biểu tượng thiêng liêng, dùng trong nghi lễ nào đó mà các nhà khảo cổ chưa từng phát hiện trong các di tích khác ở Đông Nam Bộ. “Việc phát hiện một tượng đồng có hình dáng một con vật đứng trên một con vật khác đã là một hiện vật hết sức độc đáo, chưa từng thấy ở bất cứ di tích nào khác trong vùng Đông Nam Bộ, đồng thời tượng thú cũng có một giá trị nghiên cứu văn hóa nhất định về đặc trưng văn hóa mộ táng trong thời kỳ tiền sử ở lưu vực sông Đồng Nai”, bà Nguyễn Thị Hiền, cán bộ Bảo tàng Bình Dương - đơn vị chủ quản của hiện vật - cho biết. “Để chế tác một hiện vật có độ phức tạp như vậy đòi hỏi chủ nhân của nó phải là một cộng đồng cư dân có trình độ luyện kim đúc đồng phát triển cao. Phải xác định đây là hiện vật thuộc dạng quý hiếm. Nó không chỉ là một hiện vật bình thường mà có lẽ là một trong những sản phẩm có ý nghĩa tín ngưỡng tâm linh của cộng đồng cư dân Nam Bộ trong quá trình chinh phục vùng đất này”, theo PGS-TS Bùi Chí Hoàng. Với những giá trị đặc sắc của mình, bức tượng nhỏ bé nhưng đầy bí ẩn này đã được công nhận là Bảo vật quốc gia của Việt Nam từ năm 2013. Tượng đang được trưng bày trong chuyên đề Báu vật khảo cổ tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia ở Hà Nội. Các nhà nghiên cứu chưa thể xác định tượng động vật bằng đồng thuộc văn hóa Đồng Nai - một Bảo vật quốc gia của Việt Nam - thể hiện hình ảnh loài động vật nào và mang ý ngh a gì.

RkJQdWJsaXNoZXIy MTYzNTY5OA==