Số 44 (4306) Thứ Năm (2/11/2023) Tuổi Tý Người tuổi Tý vốn dĩ linh động, thông minh, có khả năng hóa giải khó khăn, vượt qua sóng gió. Bước sang tuần mới (6/11 - 12/11), tuổi Tý gặp được vận may, tài chính dồi dào, mọi việc suôn sẻ, tình yêu nở rộ, thu hút nhân duyên. Trong công việc, tuổi Tý có thể tỏa sáng, chỉ cần có sự chuẩn bị từ trước, tuổi Tý sẽ tràn đầy tự tin tiến bước, có thể hoàn thiện bản thân, bước lên địa vị mình mong muốn. Khi vận may kéo đến, Tý đón nhận tự nhiên, việc làm ăn thịnh vượng. Nếu đang muốn làm giàu, tuổi Tý đừng bỏ qua khoảng thời gian này nhé. Đặc biệt, với những tuổi Tý nghị lực, thông minh, có năng lực, thời gian này nên hào phóng hơn, sẽ thu hút sự chú ý của mọi người, từ đó gặp được quý nhân, mọi sự đều suôn sẻ, làm gì cũng sẽ như cá gặp nước. Tuổi Mão Người tuổi Mão là người giỏi vun vén, lo liệu, gặp chuyện cũng không hề nản lòng nên rất được tin cậy, yêu mến. Khoảng thời gian tuần mới (6/11 - 12/11), có thể nói tuổi Mão gia hòa vạn sự an. Không chỉ gia đình hòa thuận, gặp nhiều may mắn, tuổi Mão còn có cơ may kiếm được nhiều tiền, sống cuộc sống giàu sang phú quý. Đối với một số tuổi Mão có xuất thân tốt, vận may cực kỳ đáng kinh ngạc. Khi quý nhân xuất hiện giúp đỡ, Mão sẽ đạt được thành tựu mới trong sự nghiệp, được lãnh đạo công nhận, cất nhắc. Đồng thời, tài vận của họ cũng rộng mở, tiền bạc liên tục chảy vào túi, tương lai kinh doanh càng thêm thuận lợi, hãy cố gắng tận dụng cơ hội này. Tuy nhiên nhắc nhở tuổi Mão phải biết cân bằng giữa công việc và cách đối nhân xử thế, đừng quá tự kiêu khi trở nên nổi bật. Tuổi Mùi Người tuổi Mùi bẩm sinh đã khá tốt số, nhiều người có gia thế tốt, từ nhỏ đã được hưởng mọi vinh hoa phú quý. Nếu có tài năng xuất sắc, trong tuần mới (6/11 - 12/11), Mùi sẽ thăng tiến và phát đạt không ngừng. Nhất là với những tuổi Mùi tính tình rất hào phóng, thời gian này sẽ rất được yêu thích, có nhiều cơ hội, sự nghiệp phát triển thuận lợi. Nhìn chung, đây là thời điểm tuổi Mùi có vận thế rất tốt, họ nhanh trí, tư duy nhạy bén, có khả năng thích ứng mạnh mẽ nên có thể làm nên chuyện dù đang ở trong ngành nghề nào đi nữa. Đối với tuổi Mùi làm kinh doanh, họ sẽ được Thần Tài dẫn dắt, quý nhân trợ lực, một số người thậm chí có thể đang từ nghèo thành giàu, danh tiếng bạo tăng, đạt được những thành tựu đáng mừng, kiếm được vô số của cải, tài lộc thăng hoa, khiến mọi người phải ngưỡng mộ. (*) Thông tin trong bài chỉ mang tính tham khảo, chiêm nghiệm! KIỀU DỤ TRI THỨC NHÂN LOẠI 14 Thương cảng Vân Đồn Tuần mới (6/11 - 12/11): 3 con giáp này nhất định gặp may, hanh thông mọi sự 12 CON GIÁP hương cảng Vân Đồn (huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh) và đình Trà Cổ (TP Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh) vừa được công nhận là Di tích quốc gia đặc biệt. Quyết định trên được Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký vào ngày 24/10/2023. Thương cảng đầu tiên, quan trọng nhất của Đại Việt Vân Đồn là vùng đất có lịch sử hình thành và phát triển từ lâu đời. Theo Báo Quảng Ninh, tên địa danh Vân Đồn được ghi chép trong sử sách lần đầu năm Đại Định thứ 10, năm 1149. Khi mới xuất hiện, Vân Đồn là một trang thuộc đạo Hải Đông. Dưới thời Lý, hệ thống hành chính các cấp được tổ chức lại từ thời Lý Thái Tông (Thái Tổ) và về sau ngày càng được hoàn thiện dần trên cơ sở các đơn vị hành chính là đạo từ thời Đinh, tiền Lê… Tuy nhiên, phải đến dưới thời Trần, Vân Đồn mới thực sự phát triển mạnh mẽ, trở thành thương cảng lớn và có vị trí quan trọng nhất của Đại Việt. Điều này được Đại Việt sử ký toàn thư chép lại rằng: “Nhiều đoàn thương thuyền trước đây vào các cửa biển Tha, Viên ở châu Diễn, nay “phần nhiều tụ tập ở Vân Đồn”. Thời bấy giờ, do Vân Đồn là một thương cảng quốc tế sầm uất, nơi tập trung của thuyền bè các nước buôn bán và cư trú nên vấn đề quản lý an ninh chính trị được hết sức chú trọng. Công việc trấn giữ, quản lý vùng Vân Đồn và miền Đông Bắc thường được vua Trần giao cho các thân vương, đại thần trọng chức. Nổi bật trong số đó là Nhân huệ vương Trần Khánh Dư. Với chính sách ngoại thương cởi mở, thông thoáng của nhà nước đã tạo điều kiện để Vân Đồn trở thành thương cảng sầm uất, nhộn nhịp và thịnh trị nhất dưới thời Trần. Cũng tại thời kỳ này, đã hình thành rõ rệt các bến thuyền neo đậu phục vụ cho việc giao thương. Theo đó, các công trình tâm linh tại đây cũng được đầu tư chú trọng; đặc biệt là khu vực trung tâm của thương cảng như: Đảo Cống Tây, với 5 ngôi chùa và 1 Bảo tháp… mang lại cho lịch sử dân tộc nét văn hoá đặc trưng của biển đảo vùng Đông Bắc. Qua thời thuộc Minh, Vân Đồn tiếp tục được chính quyền đô hộ chú trọng phát triển. Vân Đồn thời kỳ này vẫn giữ vai trò một trung tâm kinh tế lớn, một cửa ngõ giao thương trọng yếu của nước ta. Sang thời Lê sơ, do ảnh hưởng của thể chế quân chủ mô hình Nho giáo, các Hoàng đế nhà Lê sơ, đặc biệt từ thời Lê Thánh Tông (1460-1497) đã không ngừng kiểm soát chặt chẽ, dẫn đến việc hạn chế sự phát triển của kinh tế thương nghiệp, nhất là các cảng thị ngoại thương. Với các chính sách quản lý chặt chẽ, mà Thương cảng Vân Đồn ở thời kỳ này có dấu hiệu sụt giảm so với thời kỳ trước đó. Thời nhà Mạc tiếp tục mở cửa thương mại nên hoạt động giao thương tại Vân Đồn hưng thịnh trở lại. Nhà Mạc cho xây dựng chùa và thành luỹ để phòng thủ. Thời Lê Trung hưng, giao thương tại thương cảng này vẫn được phát triển. Nhà Lê còn xây dựng thêm đình làng để làm nơi sinh hoạt tín ngưỡng tâm linh cho cư dân biển như đình Cống Cái, đình Cái Làng thuộc Quan Lạn. Cho đến cuối thế kỷ 17, các thuyền buôn được vào sâu trong nội địa buôn bán, bến Nứa của Kẻ Chợ (Thăng Long), Phố Hiến (Hưng Yên), Hội An (Quảng Nam) đã vươn lên trở thành các trung tâm giao thương mới. Thương cảng Vân Đồn đã không còn giữ vai trò trung tâm thương mại kinh tế nữa. Đến thời Nguyễn, Thương cảng Vân Đồn tiếp tục suy giảm về vai trò kinh tế và vị thế chính trị. Vai trò lịch sử của Vân Đồn với tư cách một cảng thị quốc tế đã chính thức khép lại. Dấu xưa còn lại Vào giai đoạn hưng thịnh, Thương cảng Vân Đồn không chỉ hoạt động đơn tuyến với chỉ một bến cảng duy nhất mà là một hệ thống các bến bãi, vụng đỗ tàu liên đới với nhau. Trên phạm vi khoảng 200 km2 của huyện Vân Đồn ngày nay từng tồn tại các bến: Cống Đông, Cống Tây (xã Thắng Lợi); Cái Làng, Cống Cái (xã Quan Lạn); Cái Cổng, Con Quy (xã Minh Châu); Cống Yên, Cống Hẹp (xã Ngọc Vừng). Theo Báo Quảng Ninh, từ thập niên 1970 trở lại đây, qua nhiều đợt khảo sát, nghiên cứu và khai quật, các nhà khảo cổ đã phát hiện dọc chiều dài hai bên bờ của hai đảo Cống Đông và Cống Tây của xã Thắng Lợi và bến Cái Làng của xã Quan Lạn, dày đặc các mảnh sành, đồ gốm men Việt Nam và đồ gốm sứ Trung Quốc có niên đại kéo dài từ thế kỷ 13 đến thế kỷ 17. Ở những vụng to, nhỏ ăn sâu vào lòng đảo, các mảnh gốm sứ cổ ken dày lớp lớp cho thấy đây là các bến bãi cổ của hệ thống Thương cảng Vân Đồn xưa. Ngoài dấu tích các bến cảng cổ, đảo Cống Tây còn có dấu vết của 5 ngôi chùa và một ngọn bảo tháp thời Trần được xây dựng trên đảo. 5 ngôi chùa đó là chùa Lấm, chùa Cát, chùa Vụng Chuồng Bò, chùa Trong, chùa Vụng Cây Quéo. Các đợt nghiên cứu, khai quật sau này đã làm sáng tỏ thêm rằng Cống Tây, Cống Đông từng là một trong những địa điểm quan trọng của hệ thống Thương cảng cổ Vân Đồn trong nhiều thế kỷ; là điểm trung chuyển của “con đường gốm sứ” đi qua Vịnh Hạ Long. Vào năm 2003, ở bến Cống Đông, Cống Tây và bến Cái Làng ở huyện Vân Đồn đã được Bộ Văn hoá Thông tin xếp hạng di tích lịch sử cấp quốc gia theo Quyết định số 59/2003/QĐ-BVHTT. T.B (tổng hợp) Một góc thị trấn Vân Đồn, huyện lỵ của huyện Vân Đồn, nhìn từ trên cao. ẢNH: ĐỖ PHƯƠNG / QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN Bến Cống Đông, Cống Tây, từng có vai trò quan trọng trong Thương cảng Vân Đồn xưa. ẢNH: IVIVU T
RkJQdWJsaXNoZXIy MTYzNTY5OA==