Khoa học và Đời sống số 43-2023

Số 43 (4305) Thứ Năm (26/10/2023) TRI THỨC NHÂN LOẠI 15 Tượng voi cổ trong Thảo Cầm Viên Sài Gòn Ở Sài Gòn có một tác phẩm điêu khắc mang lịch sử rất đặc biệt, đó là một tượng voi cổ nằm cạnh đền thờ các Vua Hùng trong khuôn viên Thảo Cầm Viên Sài Gòn. Đây chính là món quà Vua Thái Lan Paramindr Maha Prajadhipok tặng cho triều đình nhà Nguyễn cách đây 8 thập kỷ. Theo các sử liệu, vào ngày 30/10/1935, tượng voi Hoàng gia cập bến Sài Gòn sau khi được chuyển đến từ Bangkok. Tượng làm bằng đồng cao 1,5m, nặng khoảng một tấn, được chạm khắc rất tinh xảo và đặt trên bệ hình chữ nhật cao 1,6m. Bốn mặt của bệ tượng đều có khắc một thông điệp bằng bốn thứ tiếng Việt, Pháp, Thái, Anh. Phần tiếng Việt có nội dung: "Đức hoàng đế Paramindr Maha Prajadhipok, vua nước Xiêm, đ tặng làm kỷ niệm trong việc ngài ngự qua lên nước Indo China lần đầu lên Sài Gòn ngày 14 April 1930". Kể từ khi tượng voi Hoàng gia được đặt ở Sài Gòn, những nhân vật trong hoàng cung Thái Lan đều đến thăm tượng mỗi lần đến thành phố này. Có thể coi bức tượng này là một công trình nghệ thuật mang ý nghĩa biểu tượng cho tình hữu nghị Việt Nam - Thái Lan. Cặp voi ở lăng Quận Nghi Nằm ở x Đông Thanh, huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hoá, lăng Quận Nghi có từ thời Hậu Lê, là nơi lưu giữ hai tượng voi đá cổ được coi là lớn nhất Việt Nam cũng như toàn khu vực Đông Nam Á. Nếu như ở các lăng mộ đá cổ cùng thời, voi đá thường được làm thành cặp giống hệt nhau, cặp voi của lăng Quận Nghi có sự khác biệt lớn về kích thước và kiểu dáng. Trong đó đá nằm ở phía phải có kích thước lớn hơn, tạo hình cũng chi tiết hơn. Tượng voi này có dáng quỳ, chiều cao 2,1m, kích thước gần tương đương một con voi thật. Toàn bộ bức tượng được làm từ một tảng đá nguyên khối khổng lồ, có thể đ được khai thác từ núi đá gần đó. Tượng voi đá bên trái có kích thước nhỏ hơn một chút, như thể hiện đây là một voi cái. Tạo hình của voi này có phần đơn giản hơn so với voi đối diện. Hai voi đ cổ trong thành Đ Bàn Nằm ở x Nhơn Hậu, thị x An Nhơn, tỉnh Bình Định, thảnh Đồ Bàn từng là kinh đô của vương quốc Chăm Pa. Ngày nay, khu vực này còn lưu giữ cặp tượng voi đá cổ rất độc đáo của người Chăm. Cặp voi này được đặt đối xứng nhau ở trung tâm thành cổ, gồm một voi lớn và một voi nhỏ. Trong đó, voi lớn cao tới 2m, được coi là tượng voi lớn nhất từng được biết tới của điêu khắc Chăm. Tượng Vua Khang Hy (1654 - 1722) là hoàng đế thứ 4 của nhà Thanh trong lịch sử phong kiến Trung Quốc. Ông ngồi trên ngai vàng từ năm 1661 cho đến khi qua đời. Theo đó, ông trở thành vị Vua có thời gian tại vị lâu nhất lịch sử (61 năm). Hành động khó tin Không những vậy, hoàng đế Khang Hy còn là một trong những hoàng đế sống thọ nhất lịch sử Trung Quốc. Trong suốt cuộc đời, ông hoàng này được ca ngợi là bậc minh quân có tài trị nước, biết chiêu mộ hiền tài, giúp đất nước bước vào thời kỳ thái bình thịnh trị. Cuộc đời vua Khang Hy trở thành đề tài nghiên cứu của nhiều chuyên gia, học giả. Theo đó, khi tìm hiểu về vị hoàng đế lỗi lạc của nhà Thanh này, các nhà nghiên cứu biết được một sự thật bất ngờ và thú vị. Đó là vua Khang Hy từng 6 lần ghé thăm lăng mộ của Minh Thái Tổ Chu Nguyên Chương (1328 - 1398) - hoàng đế khai quốc nhà Minh. Sau khi băng hà, Chu Nguyên Chương được an táng tại Hiếu Lăng, Nam Kinh. Mỗi lần đến viếng mộ Minh Thái Tổ, hoàng đế Khang Hy đều thực hiện đại lễ "3 quỳ, 9 lạy". Điều này khiến nhiều người không khỏi bất ngờ, thắc mắc vì sao ông hoàng này lại làm như vậy. Là bậc cửu ngũ chí tôn nắm trong tay quyền lực tối thượng, hoàng đế chỉ quỳ lạy tổ tiên, cha mẹ và các vị thần. Ngoài nhóm đối tượng này, nhà Vua không phải quỳ lạy trước bất cứ ai. Thay vào đó, bậc đế vương sẽ được mọi người quỳ lạy. Do đó, việc vua Khang Hy quỳ và thực hiện đại lễ trước lăng mộ của Minh Thái Tổ Chu Nguyên Chương gây nhiều tò mò. Một số nhà nghiên cứu cho rằng, ông hoàng nhà Thanh làm như vậy là vì có mục đích sâu xa. Mục đích sâu xa Theo các chuyên gia, sở dĩ hoàng đế Khang Hy thực hiện đại lễ "3 quỳ, 9 lạy" trước lăng mộ của Minh Thái Tổ là nhằm củng cố địa vị thống nhất của nhà Thanh cũng như làm dịu đi mối quan hệ gay gắt với người Hán. Bởi lẽ, Vua Khang Hy cho rằng muốn thống nhất thiên hạ, thu phục lòng dân cả nước và củng cố sự nghiệp của nhà Thanh thì cần phải thuần phục được lòng dân, nhất là người Hán. Do đó, trong suốt thời gian trị vì, Vua Khang Hy đ cho thực hiện nhiều chính sách nhằm ổn định lòng dân, giúp mọi người có cuộc sống ấm no. Để thu phục lòng dân, bao gồm người Hán, ông đích thân đến cúng tế, bái lạy Chu Nguyên Chương ở Hiếu Lăng để có thể dần dần chiếm được cảm tình từ họ. Thêm nữa, Khang Hy còn hạ lệnh cho người tới quản lý, trông nom, quét dọn cũng như tu sửa lăng mộ của Chu Nguyên Chương. Nhờ những việc làm này, hoàng đế Khang Hy có được sự tin tưởng, ủng hộ của dân chúng. Điều này giúp ích rất nhiều cho việc trị quốc của ông cũng như giúp nhà Thanh hưng thịnh trong suốt nhiều thập kỷ. TÂM ANH (TH) THÂM CUNG BÍ SỬ NHỮNG CÁI NHẤT CỦA VIỆT NAM Vì sao Vua Khang Hy "3 quỳ, 9 lạy" trước mộ Chu Nguyên Chương? QUỐC LÊ Là hoàng đế nổi tiếng của nhà Thanh, Vua Khang Hy từng có hành động khó tin khi đến lăng mộ Chu Nguyên Chương. Đó là việc ông vua này thực hiện đại lễ "3 quỳ, 9 lạy" trước mộ của hoàng đế khai quốc nhà Minh. Lễ hội nào lớn nhất Việt Nam? A: Lễ hội Đền Hùng B: Hội Chùa Hương C: Hội Lim Đáp án đúng Quizz test số trước: B – Hải Dương Xứ Đông xưa, Hải Dương ngày nay là tỉnh nổi tiếng cả nước về truyền thống khoa bảng với 486/2898 vị tiến sĩ Nho học. Trong đó nổi bật nhất là làng Mộ Trạch (x Tân Hồng, huyện Bình Giang) được mệnh danh là “làng tiến sĩ”, “lò tiến sĩ xứ Đông” với 36 vị. Theo sách “Kể chuyện tấm gương hiếu học”, truyền thống khoa bảng của làng Mộ Trạch trải dài suốt thời kỳ phong kiến. Người mở đầu cho bảng vàng tiến sĩ của làng Mộ Trạch là hai anh em ruột Vũ Nghiêu Tá và Vũ Hán Bi, cùng đỗ thái học sinh năm Giáp Thìn (1304) dưới triều vua Trần Anh Tông. Trong số 36 tiến sĩ của làng Mộ Trạch, có một Trạng nguyên (Lê Nại, đỗ năm 1505) và 11 hoàng giáp. Trong số những vị đỗ đạt này, một người là tể tướng, 4 người làm bồi tụng, 14 thượng thư, 5 quận công. Tại Văn miếu Quốc Tử Giám (Hà Nội), có 18 tấm bia ghi danh các tiến sĩ xuất thân từ Mộ Trạch. Thán phục tài đức hiếu học của ngôi làng này, vua Tự Đức ban chiếu khen rằng: “Nhất gia bán thiên hạ”, một làng, một dòng họ bằng nửa thiên hạ. Năm 2018, tại Lễ hội truyền thống làng Mộ Trạch, Hội đồng xác lập kỷ lục Việt Nam công nhận Mộ Trạch là làng có số lượng tiến sĩ Nho học nhiều nhất cả nước từ thế kỷ XIV đến thế kỷ XVIII. Tượng voi cổ độc đáo nhất Việt Nam voi này được chế tác theo lối tả thực rất sống động, khác với kiểu tạo hình cách điệu thường thấy ở điêu khắc Chăm. Khi nhìn từ xa, bức tượng không khác gì một con voi thật. Bức tượng tạc từ một tảng đá nguyên khối rất lớn, được trau chuốt từng chi tiết nhỏ như nếp gấp của tai, hốc mắt... Cổ voi đeo vòng, ngà đ bị cụt, không rõ là chủ ý tạo hình của người xưa hay voi từng có ngà dài, nhưng đ bị cụt sau các thăng trầm lịch sử. Mắt voi được diễn tả rất có hồn. Đối diện với voi lớn là voi nhỏ, có chiều cao khoảng 1,7m. Con voi này được tạo hình với rất nhiều đồ trang sức trên mình, và dường như là voi cái. Theo các nhà nghiên cứu, hai voi đá cổ trong thành Đồ Bàn có dấu ấn mỹ thuật kế thừa từ giai đoạn Trà Kiệu muộn, niên đại thế kỷ 11-12. Tượng voi đồng cực tinh xảo trong Thảo Cầm Viên Sài Gòn, voi đá lớn nhất Việt Nam ở lăng Quận Nghi, voi nghìn tuổi giống hệt như thật ở thành Đồ Bàn của người Chăm... là những tượng voi cổ hết sức độc đáo mà Việt Nam đang sở hữu.

RkJQdWJsaXNoZXIy MTYzNTY5OA==