Số 43 (4305) Thứ Năm (26/10/2023) ự báo sức mua sắm Tết Nguyên đán 2024 không bằng mọi năm, nhưng các doanh nghiệp sẵn sàng chuẩn bị nguồn hàng dồi dào, đa dạng với giá cả hợp lý phục vụ người tiêu dùng. TIÊU DÙNG 12 trợ khách hàng mua sắm cuối năm. Trong khi đó, chủ cơ sở bánh kẹo Quế Châu Nguyễn Thị Xuân (huyện Hóc Môn, TP HCM) cho hay, đáp ứng nhu cầu đa dạng của thị trường dịp Tết, doanh nghiệp đ thay đổi bao bì các gói quà tặng để có giá thành rẻ nhưng vẫn bảo đảm bắt mắt, sang trọng. Theo tính toán, giá các gói quà tặng năm nay sẽ giảm hơn 40% so với những năm trước. Ở góc độ nhà phân phối, ông Nguyễn Anh Đức, Tổng giám đốc Liên hiệp Hợp tác x Thương mại TP HCM (Saigon Co.op), Chủ tịch Hiệp hội các nhà bán lẻ Việt Nam cũng chia sẻ, gần đây, đơn vị nhận được đề nghị tăng giá từ nhà cung cấp nhóm hàng nhập khẩu, thực phẩm công nghệ… do biến động tỷ giá và giá xăng dầu tác động đến chi phí sản xuất của nhiều doanh nghiệp. Nhưng việc tăng giá trong giai đoạn người tiêu dùng khó khăn hiện nay không phải là giải pháp. Vì vậy, Saigon Co.op cùng đối tác đưa ra các giải pháp, đồng hành đảm bảo cho sự phát triển chung của hai bên và người tiêu dùng mua được sản phẩm chất lượng, giá hợp lý. “Mặc dù thắt chặt chi tiêu nhưng chúng tôi nhận định, dịp Tết người dân vẫn sẵn sàng mở hầu bao dù không mạnh tay như những năm trước. Do đó, nhà kinh doanh cần có các giải pháp để hàng hóa có mức giá tốt nhất, từ đó người tiêu dùng có thể tiếp cận dễ dàng, đón Tết an vui. Chúng tôi cam kết từ nay cuối năm giữ giá ổn định”, ông Đức nhấn mạnh. Cuối năm là thời điểm quan trọng của thị trường nội địa khi vào mùa mua sắm cao điểm. Tuy nhiên, theo nhận định của các chuyên gia, năm nay thị trường có nhiều khác biệt bởi người tiêu dùng có xu hướng chi tiêu tiết kiệm hơn. Xu hướng chi tiêu tiết kiệm Theo khảo sát được Công ty nghiên cứu thị trường Kantar Việt Nam công bố gần đây, dù tăng trưởng kinh tế trong nước phục hồi nhẹ nhưng người tiêu dùng vẫn đang bị ảnh hưởng về việc làm, thu nhập nên xu hướng tiêu dùng thay đổi nhiều. Theo đó, có đến 28% hộ gia đình đang gặp khó khăn về tài chính và gần 1/2 số gia đình được khảo sát đ thắt chặt chi tiêu bằng cách giảm ăn uống bên ngoài và hạn chế các dịch vụ giải trí. “Theo dự báo của Kantar, thị trường Tết này có sự khó khăn khiến người tiêu dùng không chi tiêu ào ạt. Như những mùa Tết khác, khoảng 3 - 4 tuần trước Tết, người tiêu dùng đi siêu thị mua sắm đầy trên những chiếc xe đẩy, nhưng năm nay người ta sẽ chi tiêu cầm chừng, mua từ từ sau đó thiếu thì mua thêm”, bà Nguyễn Phương Nga, Giám đốc phát triển kinh doanh cấp cao công ty Kantar Việt Nam thông tin. Thực tế, nhiều người tiêu dùng ở các thành phố lớn như Hà Nội, TP HCM… gần đây cũng chia sẻ phải tiết giảm nhiều chi phí so với đầu năm. Chị Nguyễn Thị Thương (ngụ quận Gò Vấp, TP HCM) cho hay, vợ chồng chị cùng làm tại một công ty xây dựng nhưng gần đây doanh nghiệp có ít công trình nên thu nhập của gia đình chị cũng giảm theo. “Năm nay kinh tế khó khăn nên tôi phải mua sắm tiết kiệm hơn và cân nhắc những gì cần mua. Ít mua các loại thịt đông lạnh, cá đông lạnh; các khoản mua sắm quần áo cũng hạn chế”, chị Thương chia sẻ. Chị Hoàng Khải Trang (ngụ quận Bình Thạnh, TP HCM) cũng cho hay, gia đình chị phải điều chỉnh lại chi tiêu, khi mua sắm chỉ chọn sản phẩm giảm giá hoặc có quà tặng kèm. “Giờ cứ nh n hàng nào giảm giá là tôi sẽ cân nhắc mua sắm”, chị Trang nói. Sản phẩm chất lượng, vừa túi tiền Trước những thay đổi trên của người tiêu dùng, nhiều doanh nghiệp đ lên kế hoạch chủ động nguồn hàng phục vụ Tết, trong đó, tập trung vào sản phẩm chất lượng, vừa túi tiền, không quá cầu kỳ. Giám đốc khối hành chính - nhân sự Công ty Acecook Việt Nam Phạm Văn Nam cho biết, trong bối cảnh giá nguyên liệu đầu vào tăng cao nhưng các sản phẩm tại doanh nghiệp hầu như chưa tăng giá; thậm chí, còn giảm giá thêm 5%. Dịp Tết này, doanh nghiệp cố gắng đưa sản phẩm với giá cả tốt nhất đến tay người tiêu dùng. Hiện, Acecook tiếp tục tung ra thị trường nhiều gói sản phẩm quà tặng tiện lợi như miến, mì ăn liền, viên canh ăn liền… Tổng lượng hàng hóa bán phục vụ dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn năm 2024 tăng khoảng 20% so với ngày thường. Theo đại diện Công ty cổ phần Việt Nam kỹ nghệ súc sản (Vissan), kế hoạch Tết Nguyên đán 2024 cung ứng ra thị trường gần 1.100 tấn thực phẩm tươi sống, tăng 5% so với cùng kỳ và 3.800 tấn thực phẩm chế biến, tương đương so với cùng kỳ với tổng giá trị hàng hóa đạt hơn 540 tỷ đồng. Đồng thời, công ty còn thực hiện dự trữ từ 10 - 20% sản lượng hàng hóa để dự phòng các trường hợp thiếu hụt hàng hóa cung ứng cho thị trường. Doanh nghiệp còn thường xuyên tổ chức các chương trình khuyến mại từ 10 - 30% với nhiều sản phẩm nhằm kích cầu tiêu dùng, hỗ Các lực lượng chức năng dự báo, thị trường hàng hóa cuối năm sẽ nhộn nhịp hơn. Đồng thời, đối tượng kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng cũng lợi dụng thời điểm này để tuồn hàng ra thị trường. Theo lực lượng Quản lý thị trường, không phải là vô cớ khi nhiều năm qua, cứ vào dịp cuối năm, hàng loạt các vụ việc vận chuyển, buôn bán hàng lậu, hàng giả được lực lượng chức năng phát hiện và xử lý. Điển hình như tại TP HCM, số liệu thống kê cho thấy, nếu như tháng 5/2023 chỉ có 223 vụ vi phạm về hàng lậu, hàng giả thì đến tháng 7, số vụ vi phạm tăng lên 438 vụ. Trong tháng 8, con số này tiếp tục tăng lên 534 vụ. Sở dĩ có tình trạng này là do, nhu cầu mua sắm hàng hóa của người dân vào dịp cuối năm gia tăng mạnh. Nắm bắt cơ hội này, các đối tượng đ trà trộn, đánh lừa người tiêu dùng. Các mặt hàng buôn lậu trọng điểm tập trung vào nhóm hàng có giá trị cao, nhu cầu tiêu dùng lớn như xăng dầu, đường cát, phân bón, hàng điện tử, thời trang, mỹ phẩm, thuốc lá, rượu bia... Hành vi vi phạm chủ yếu gồm kinh doanh, vận chuyển hàng hóa không rõ nguồn gốc; kinh doanh, vận chuyển hàng giả, hàng nhập lậu; hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ... THIÊN BẢO “Nóng” hàng giả, hàng nh i THIÊN BẢO D Dè sẻn chi tiêu Tết Nguyên đán 2024 Lực lượng Quản lý thị trường nhận định, tình hình hàng giả cuối năm được dự báo còn nổi cộm hơn nữa. ẢNH: QLTT TP HCM Người tiêu dùng tiết kiệm hơn trong chi tiêu và tìm đến sản phẩm có khuyến mãi Hiện nay, người tiêu dùng chủ yếu mua nhóm hàng thiết yếu như lương thực, thực phẩm
RkJQdWJsaXNoZXIy MTYzNTY5OA==