Khoa học và Đời sống số 37-2023

Số 37 (4299) Thứ Năm (14/9/2023) 5 SỨC KHỎE MỚI QUÉT QRCODE ĐỌC CHI TIẾT “Bạch hầu là bệnh được đánh giá rất nguy hiểm bởi nguy cơ lây lan nhanh và gây nhiều biến chứng rất nặng như viêm cơ tim, rối loạn dẫn truyền cơ tim, huyết khối tim…, nếu không được điều trị kịp thời”, PGS.TS.Trần Thanh Tú Giám đốc Trung tâm quốc tế, Bệnh viện Nhi Trung ương nói. Sau gần 20 năm, dịch bệnh bạch hầu chưa rõ nguồn lây, xuất hiện ở Hà Giang và Điện Biên và ghi nhận trường hợp tử vong. Xuất hiện nhiều ổ dịch không rõ nguồn lây Theo báo cáo của Sở Y tế Hà Giang, trên địa bàn 2 huyện Mèo Vạc và Yên Minh có bệnh nhân mắc bệnh bạch hầu, trong đó ở Mèo Vạc có 2 trường hợp tử vong và 32 ca nghi mắc tại 8 xã, thị trấn, nhiều nhất là ở Khâu Vai với 14 ca. Các bệnh nhân đang được điều trị tại Bệnh viện Đa khoa huyện Mèo Vạc, một số nhập viện khi sốt nhẹ, ho khan, đau rát họng, nuốt đau, mệt mỏi, ăn kém, có giả mạc. "Khó khăn trong phòng chống bệnh bạch hầu tại địa phương hiện nay là nhận thức của người dân về bệnh bạch hầu rất hạn chế. Diễn biến tình hình dịch bệnh tương đối phức tạp, nguy cơ có thể lan rộng trong thời gian tới", ông Nguyễn Văn Giao, Quyền Giám đốc Sở Y tế Hà Giang nhận định. Hiện, tổng số người được theo dõi, nghi mắc bệnh bạch hầu là 65 người. Số ca nghi ngờ lấy mẫu gửi Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương là 61, trong đó có 7 ca dương tính với bệnh bạch hầu. Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương, Bệnh viện Nhi Trung ương đã cử đoàn công tác đến huyện Mèo Vạc phối hợp tổ chức tập huấn chẩn đoán, điều trị bệnh bạch hầu cho thầy thuốc y tế huyện. Tương tự tại bản Pa Ít, xã Huổi Mí, huyện Mường Chà, tỉnh Điện Biên ghi nhận 3 trường hợp mắc bệnh bạch hầu, chưa xác định rõ nguồn lây. 2 trẻ mắc bạch hầu là G.T.N.Q. (2 tuổi) và G.V.D. (11 tuổi). Cả 2 bệnh nhân này có yếu tố dịch tễ không rõ ràng, trong vòng 14 ngày trước khi phát bệnh, 2 bệnh nhân không rời khỏi địa phương, không rõ nguồn lây của ca bệnh. Bệnh nhân thứ 3 là L.V.T (22 tuổi) chưa tiêm chủng vắc xin phòng bệnh. Theo nhận định của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh (CDC) Điện Biên, hàng năm có khoảng 10% trẻ tại bản Pa Ít, xã Huổi Mí không tiêm vắc xin có thành phần bạch hầu. Vì vậy, nguy cơ bùng phát dịch bạch hầu tại địa phương có thể xảy ra trong thời gian tới. Biến chứng của bệnh… nguy cơ tử vong Trao đổi với Khoa học & Đời sống, PGS.TS.Trần Thanh Tú cho biết, bạch hầu lây lan qua hô hấp, qua sinh hoạt chung, sử dụng chung đồ dùng nên có thể nhanh chóng bùng phát thành dịch nếu không được kiểm soát tốt. Khi cơ thể bị vi khuẩn xâm nhập và tấn công, tùy theo thể bệnh mà các triệu chứng có thể khác nhau: Thể hầu họng; Thể ác tính; Thể mắt; Thể mũi; Thể thanh quản; Thể rốn; Thể da; Thể âm đạo. “Các biến chứng của bệnh bạch hầu tối cấp thì có thể tử vong chỉ trong thời gian 24-48 tiếng. TS Đặng Thị Thanh Huyền cảnh báo, nguy cơ mắc bệnh bạch hầu hay không phụ thuộc vào mỗi người dân. Sẽ không có nguy cơ cao mắc bệnh bạch hầu nếu mỗi người dân đều đồng lòng tiêm chủng. Hiện tổ chức Y tế khuyến cáo, để phòng chống bạch hầu ít nhất phải tiêm đủ ít nhất 6 mũi: Duy trì tỷ lệ tiêm vắc xin DPT-VGB-Hib cho trẻ dưới 1 tuổi (3 mũi) và tiêm vắc xin DPT cho trẻ 18 tháng tuổi trong tiêm chủng thường THÚY NGA Dịch bạch hầu lây lan nhanh… dễ tử vong BIỂU HIỆN CỦA BỆNH: - Sốt nhẹ (hiếm khi vượt quá 39°C) - Viêm amidan đau nhẹ/hoặc viêm họng có giả mạc với đặc điểm: màu trắng ngà, dày, khó bóc tách, lan nhanh. - Hạch to và sưng to vùng cổ, đặc biệt nếu kết hợp với viêm họng giả mạc và dấu hiệu nhiễm độc toàn thân. - Khàn giọng và thở co kéo, kiểu khó thở thanh quản. - Chảy dịch mũi mủ nhầy lẫn máu kết hợp với màng giả ở niêm mạc. CÁCH PHÒNG BỆNH: - Vệ sinh cá nhân thật tốt, rửa tay bằng xà phòng thường xuyên. - Có chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng để nâng cao miễn dịch. - Hạn chế tối đa tiếp xúc với nơi đông người, tiếp xúc với người bệnh. - Khi có các triệu chứng, dù chỉ là cảm cúm, viêm mũi họng, viêm đường hô hấp… người bệnh cần hạn chế tới nơi đông người. Học sinh nên nghỉ học. Người lao động nên nghỉ làm để tránh nguy cơ lây bệnh cho người khác. - Phụ huynh cần cho con đi tiêm phòng đầy đủ 3 mũi và tiêm nhắc lại như đã nêu ở trên. Chỉ có tiêm vắc xin mới là biện pháp hữu hiệu để ngăn ngừa dịch bệnh. Tiêm phòng vắc xin bạch hầu đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc bảo vệ cơ thể khỏi bệnh bạch hầu và nguy cơ lây nhiễm cho người khác. Tại Việt Nam hiện nay, không có vắc xin đơn giản chỉ dành riêng cho bạch hầu, thay vào đó, chúng được kết hợp với các vắc xin khác như sau: Vắc-xin 6 trong 1: Phòng ngừa bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt, viêm phổi do Hemophilus Influenzae loại b và viêm gan B (như Infanrix hexa, Hexaxim). Vắc-xin 5 trong 1: Phòng ngừa bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt, viêm phổi do Hemophilus Influenzae loại b (như Pentaxim), phòng ngừa bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm phổi do Hemophilus Influenzae loại b, viêm gan B (như Combe Five, Quinvaxem. SII). Vắc-xin 4 trong 1: Phòng ngừa bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt (như Tetraxim). Vắc-xin 3 trong 1: Phòng ngừa bạch hầu, ho gà, uốn ván (như Adacel, Boostrix, DPT). Vắc-xin 2 trong 1: Phòng ngừa bạch hầu và uốn ván, dành cho nhóm người lớn có nguy cơ cao. Loại vắc-xin này chỉ được sử dụng trong chiến dịch khi xảy ra dịch bệnh, không được sử dụng phổ biến. NHẬT HÀ Các loại vắc xin phòng bệnh bạch hầu Bệnh nhân Bạch hầu đang được điều trị tại BV Đa khoa huyện Mèo Vạc rất nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời. Trong đó biến chứng tim mạch như viêm cơ tim, rối loạn dẫn truyền cơ tim, huyết khối tim... có thể khiến người bệnh tử vong đột ngột”, PGS. TS.Trần Thanh Tú nhấn mạnh. Các biến chứng khác như biến chứng thần kinh có thể khiến bệnh nhân liệt màn hầu dẫn đến khó nuốt và nói, liệt bàn tay, liệt hai chân, liệt các cơ quan khác... Biến chứng thận gây tổn thương ở cầu thận và ống thận, viêm kết mạc, đường thở tắc nghẽn, khó thở.... có thể hồi phục sau một thời gian khỏi bệnh. TS Đặng Thị Thanh Huyền, Phó Trưởng văn phòng Chương trình Tiêm chủng mở rộng Quốc gia, Viện vệ sinh dịch tễ TƯ cho biết, việc phát hiện sớm bệnh bạch hầu khá khó khăn do những ca bạch hầu khi khởi phát thường không sốt. Người mắc bệnh thường chủ quan, người thân cũng khó nhận biết, phát hiện để chuyển tới bệnh viện. Khi các dấu hiệu đau họng, chưa có biểu hiện sốt bị bỏ qua bệnh nhân sẽ rơi vào giai đoạn nặng, vi khuẩn gây bệnh tiết ra độc tố tấn công cơ thể khiến các bác sĩ trở tay không kịp. Nguy hiểm nhất là người bệnh mắc bạch hầu thể xuyên; tiêm nhắc vắc xin phòng bệnh Bạch hầu - Ho gà - Uốn ván trong những độ tuổi như 4-7 tuổi, 9-12 tuổi và mỗi 10 năm một lần sau liều tiêm cuối cùng. Trong trường hợp không nhớ đã được tiêm hay chưa thì vẫn có thể tiêm vắc xin. “Tại nước ta, việc tiêm chủng bạch hầu cho người lớn chưa phổ biến nên số người lớn không được bảo vệ đầy đủ đối với bạch hầu là không nhỏ. Vì vậy, ngoài trẻ em người lớn cũng nên đi tiêm để phòng tránh bệnh bạch hầu cho mình, gia đình và cộng đồng”, TS Huyền khuyến cáo.

RkJQdWJsaXNoZXIy MTYzNTY5OA==