Khoa học và Đời sống số 37-2023

Số 37 (4299) Thứ Năm (14/9/2023) Là một trong những vị Vua nổi tiếng nhất trong lịch sử phong kiến Trung Quốc, cuộc đời của Tần Thủy Hoàng gắn liền với nhiều bí ẩn khiến hậu thế tò mò. Trong số này, nhiều người thắc mắc vì sao Vua Tần đội mũ rồng có 12 chuỗi ngọc dài trước mặt. Trước bí ẩn này, các nhà nghiên cứu cho rằng, việc Tần Thủy Hoàng đội mũ rồng có 12 chuỗi ngọc dài xuất phát từ truyền thống của các hoàng đế thời nhà Chu, nhà Hán và nhiều triều đại khác. Cụ thể, các vị Vua của nhà Chu, nhà Hán và một số triều đại thường đội mũ Bình Thiên mỗi khi thiết triều. Đây là loại mũ miện có 12 chuỗi hạt ngọc đính trên tơ vàng treo ở trước mặt. Mặc dù mũ rồng có 12 chuỗi ngọc dài trước mặt trông khá vướng víu, cản tầm nhìn, thậm chí có thể va vào mặt nếu di chuyển nhanh hoặc đột ngột nhưng nó có ý nghĩa đặc biệt. Theo các nhà nghiên cứu, mũ Bình Thiên được thêu bằng chỉ vàng, bên trên gắn 99 viên ngọc minh châu cực phẩm. Thêm nữa, sợi lụa vắt thân mũ được thêu hình rồng thể hiện quyền lực của bậc đế vương. Ngoài hoàng đế, không có ai được phép sử dụng mũ Bình Thiên. 12 chuỗi ngọc trên mũ Bình Thiên của Tần Thủy Hoàng đều là ngọc trai trắng. Mỗi viên ngọc trên mỗi chuỗi dây cách nhau 1 cm. Việc đội loại mũ này sẽ giúp Vua Tần thể hiện quyền lực tối thượng, sự uy nghiêm của mình. Thêm nữa, Tần Thủy Hoàng đội mũ Bình Thiên có 12 chuỗi ngọc còn thể hiện dụng ý sâu xa đó là văn võ bá quan cũng như dân thường không dám nhìn trực diện, dò đoán thánh ý. Ngoài ra, việc đội mũ Bình Thiên còn được cho giúp Tần Thủy Hoàng thể hiện khả năng "nhìn thấu" suy nghĩ, tâm tư của người đối diện dù tầm nhìn bị ảnh hưởng bởi các chuỗi ngọc dài trước mặt. TÂM ANH (TH) Nằm trong ngõ 189 Nguyễn Ngọc Vũ, quận Cầu Giấy, Hà Nội, giếng làng Trung Kính Thượng là chiếc giếng cổ gắn mới một tục lệ đặc sắc, mang đậm nét văn hoá dân gian của vùng đồng bằng Bắc Bộ xưa. Tục lệ kỳ lạ Niên đại của giếng Trung Kính Thượng đến nay vẫn chưa được xác định rõ ràng. Theo những lời kể và ghi chép được truyền lại qua nhiều thế hệ dân làng thì chiếc giếng này có từ thời Hùng Vương thứ 18. Thành giếng được ghép từ các phiến đá lớn. Lòng giếng sâu khoảng 2 mét, gồm những chiếc cối đá xếp chồng lên nhau thành nhiều lớp, một cách xây giếng độc đáo của người xưa. Không chỉ là nguồn cung cấp nước sinh hoạt cho dân làng suốt nhiều thế kỷ, giếng cổ Trung Kính Thượng còn được biết đến với “tục xin sữa linh diệu”. Tương truyền, những phụ nữ thiếu sữa nuôi con thì sắm lễ mang ra giếng làm lễ cầu xin. Sau đó, người mẹ hái cành hoa sữa cạnh giếng treo vào hai đầu đòn gánh rồi đem về treo tại buồng nhà mình. Nhà nào làm vậy thì các bà mẹ sẽ có nhiều sữa cho con bú. Trong quá khứ, nhiều thế hệ trẻ em ở làng Trung Kính Thượng và vùng phụ cận đã lớn lên cùng phong tục này. Trước kia bên giếng có một gốc hoa sữa cổ thụ rất lớn, được cho là gắn liền với sự nhiệm màu của tục xin sữa. Cây già cỗi và chết đi, người làng đã trồng một cây hoa sữa mới để thay thế. Nét văn hóa cổ xưa Thành giếng xưa cao hơn nhiều, nay đã bị chôn vùi một phần do nền được đổ cao trong quá trình đô thị hóa. Được cho là có từ thời H ng Vương thứ 18, giếng cổ Trung Kính Thượng gắn với một tập tục cổ xưa và nhiệm màu của người Việt. TRI THỨC NHÂN LOẠI 15 THÂM CUNG BÍ SỬ NHỮNG CÁI NHẤT CỦA VIỆT NAM 12 chuỗi ngọc trước mũ rồng của Tần Thủy Hoàng QUỐC LÊ Tần Thủy Hoàng thường mặc long bào màu đen mỗi khi thiết triều xử lý chuyện triều chính. Đặc biệt, ông đội mũ rồng có 12 chuỗi ngọc dài trước mặt gây nhiều tò mò. Vườn quốc gia nào có diện tích lớn nhất Việt Nam? A: Phong Nha – Kẻ Bàng (Quảng Bình) B: Cúc Phương (Ninh Bình) C: Ba Bể (Bắc Kạn) Đáp án đúng Quizz test số 36: B – Dân tộc Ơ Đu Theo kết quả điều tra dân số năm 2019, dân tộc người Ơ Đu có khoảng 428 người, là một trong 5 tộc người có dân số ít nhất Việt Nam. Người Ơ Ðu xưa kia cư trú dọc theo hai bên bờ sông Nậm Mộ và Nậm Nơn – con sông bắt nguồn từ Lào chảy vào đất Nghệ An. Do nhiều biến cố lịch sử, người Ơ Đu phải dời đi nơi khác hoặc sống cùng với các dân tộc khác. Hiện nay, người Ơ Ðu cư trú tập trung ở một số bản tại huyện Tương Dương, tỉnh Nghệ An. Người Ơ Ðu sinh sống chủ yếu bằng nương rẫy và một phần ruộng nước, canh tác theo cách phát, đốt, gieo hạt. Mùa gieo hạt của người Ơ Đu thường bắt đầy từ tháng 4-5 âm lịch, thu hoạch vào tháng 9-10. Công cụ làm rẫy gồm dao, rìu, gậy chọc lỗ. Ngoài lúa là cây trồng chính, họ còn trồng ngô, đỗ, sắn, bầu, bí… Lễ hội lớn nhất của người dân tộc này là lễ đón tiếng sấm, theo truyền thống, người Ơ Đu tính thời gian trong năm bắt đầu từ ngày có tiếng sấm đầu tiên. Vào ngày này, người dân sẽ giết trâu, mổ bò, lợn, uống rượu… để ăn mừng. Ngoài ra, người Ơ Đu cũng tổ chức Tết cơm mới và ăn Tết Nguyên đán của dân tộc. Giếng cổ độc nhất vô nhị tại Hà Nội Giếng đã cạn và tục xin sữa cũng thất truyền. Để bảo đảm an toàn cho trẻ em và vật nuôi, miệng giếng được làm cửa kim loại và thường xuyên khóa chặt. Dù vật đổi sao dời, giếng Trung Kính Thượng vẫn còn giữ một vai trò quan trọng trong đời sống tâm linh cộng đồng. Bàn thờ thần giếng có ba chữ Thiên Quang Tỉnh (giếng đón ánh sáng mặt trời) vẫn được người dân hương khói và gìn giữ tôn nghiêm. Xung quanh giếng được xây tường bảo vệ, có mái bát giác che nắng mưa. Miệng giếng có vô số những vết mòn do dây gàu để lại sau hàng vạn lần kéo nước, như những ký ức được khắc ghi từ bao đời, không bao giờ tàn phai. Giữa guồng quay của cuộc sống hiện đại, nhiều người cao tuổi của làng Trung Kính Thượng vẫn tìm lại được những kỷ niệm trong lành khi về bên chiếc giếng cổ đã gắn bó với mình từ thuở ấu thơ.

RkJQdWJsaXNoZXIy MTYzNTY5OA==