Khoa học và Đời sống số 37-2023

Số 37 (4299) Thứ Năm (14/9/2023) hị trường hiện có nhiều sản phẩm gốm sứ với xuất xứ, chất lượng, mẫu mã, giá thành khác nhau. Có sản phẩm chén, đĩa, ly bằng gốm sứ giá hàng triệu đồng/ bộ nhưng cũng có những sản phẩm giá chỉ vài chục ngàn đồng/bộ. TIÊU DÙNG 12 Cách lựa chọn đồ gốm sứ an toàn Các chuyên gia cho rằng, để dùng đồ gốm sứ dân dụng an toàn trong sinh hoạt hàng ngày, người tiêu dùng cần chú ý tới 2 thông số gồm thành phần hóa học của men và nhiệt độ nung. Tuy nhiên, có ít nhà sản xuất cung cấp 2 thông số này. Để cho đơn giản, các chuyên gia khuyến cáo người tiêu dùng nên chọn sản phẩm có nước men mịn, trắng trong, bóng láng, ít chấm đen nhỏ, không nhăn nhúm, hoa văn có lớp phủ bảo vệ để không bị trầy tróc, không thấm nước. Khi chọn mua hãy dùng ngón tay gõ vào đồ sứ, nếu nghe thấy tiếng kêu coong coong như kim loại thì là đồ tốt. Ngoài ra, đồ sứ tốt có khả năng chịu được va chạm, kể cả khi gõ mạnh 2 cái chén vào nhau cũng không bị vỡ. Người tiêu dùng có thể úp ngược 2 sản phẩm trong cùng một bộ vào nhau để xem độ tròn méo, cong vênh của sản phẩm. Còn hàng gốm sứ kém chất lượng khi sờ vào thấy nhám tay, chi tiết hoa văn, màu nổi cộm trên mặt men. Đặc biệt, người tiêu dùng nên cẩn trọng với những ly, cốc độc đáo làm quà tặng bởi có thể hoa văn được dán, vẽ, lên men chỉ nung ở nhiệt độ thấp để giữ màu nên không loại bỏ được độc tố chì. Độ thôi nhiễm chì sẽ càng cao khi đựng đồ ăn nóng, đồ chua hay nước hoa quả. Không rõ nguồn gốc, xuất xứ Nhân viên các cửa hàng chuyên bán chén, đĩa, ly bằng gốm sứ trên đường Nguyễn Phúc Nguyên, quận 3, TP HCM cho biết, phần lớn hàng hóa ở khu vực này được mua từ các lò gốm sứ Bình Dương và hàng từ nước ngoài. Trên tuyến đường Võ Thị Sáu, quận 3, TP HCM cũng bày bán nhiều bình hoa, bình trưng bày được giới thiệu là gốm sứ Bình Dương, Bát Tràng và cả gốm ngoại nhập nhưng không rõ nguồn gốc. Vì thế, nhiều người tiêu dùng băn khoăn không biết nên mua loại nào cho an toàn. Chị Nguyễn Thị Hồng Mơ ở quận 10, TP HCM cho hay, nhà có con nhỏ nên chị hay mua các loại chén đĩa có màu sắc, hoa văn in hình để kích thích thị giác, khi con nhìn thấy thích sẽ ăn nhiều cơm. “Mình thường mua chén đĩa sử dụng theo ý thích, chứ thú thực cũng không để ý kỹ đến nhãn hiệu hay chất lượng”, chị Mơ chia sẻ. Chị Nguyễn Thị Sinh, ở quận Phú Nhuận, TP HCM - một người mê sưu tập đồ gốm sứ cho biết, những khi rảnh rỗi chị thường tới các nơi bán sản phẩm gốm sứ để xem và mua. “Vì đam mê mà sưu tầm thôi, chứ tôi không để ý đến chất lượng sản phẩm, bởi so với các loại gốm sứ trong nước, các sản phẩm từ nước ngoài có nhiều cái “độc” và lạ, ít đụng hàng”, chị Sinh cho hay. Nguy cơ gây hại tới sức khỏe người dùng Theo ông Nguyễn Trung Tín, GĐ Công ty TNHH gốm sứ Mỹ Hà, trên thực tế, các sản phẩm gốm, sứ trôi nổi trên thị trường đều khá “bắt mắt” người tiêu dùng bởi mẫu mã, chủng loại đa dạng cũng như họa tiết hoa văn phong phú. Tuy nhiên, ẩn đằng sau những họa tiết ấy là những nguy cơ gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Hiện nay, hoa văn được in lên sản phẩm gốm, sứ được thực hiện bằng phương pháp hấp decal. Phương pháp này cũng được chia làm hai loại, lửa nặng và lửa nhẹ. Đối với loại nặng lửa, decal được dán lên sản phẩm sau đó mới phủ men. Nhưng loại này khiến cho sản phẩm kém tươi và không sắc nét. Trong khi đó, đối với nhẹ lửa thì hoàn toàn ngược lại. Hoa văn decal chỉ cần nung ở nhiệt độ khá thấp (dưới 800oC) mà màu vẫn giữ được độ tươi sáng lại giúp tiết kiệm năng lượng trong quá trình nung. Thế nhưng decal trên gốm, sứ nung nhiệt càng nhẹ càng không bền, sau một thời gian sử dụng hoa văn sẽ mờ đi. Không đâu khác, chính lớp hoa văn decal đó đã “hòa quyện” với thực phẩm đi vào cơ thể con người. Và tất nhiên, chì là chất không thể thiếu trong decal dán lên gốm, sứ. Với quy trình sản xuất như trên, các sản phẩm càng có nhiều họa tiết hoa văn, nhiều màu sắc càng có hàm lượng chì cao. Ngay trong nguyên liệu đất, đá để làm đồ gốm sứ cũng có kim loại chì và nhiều kim loại nặng khác. Do đó, nhà sản xuất phải chọn vùng đất tốt có ít kim loại nặng nên có giá thành cao nhưng cũng có nhà sản xuất muốn giảm giá thành nên chọn mua loại nguyên liệu đất, đá có tỉ lệ kim loại cao. “Chưa hết, nguyên liệu đất nếu được sản xuất từ những nhà máy có công nghệ cũ kỹ sẽ không lọc được hết kim loại nặng. Kể cả trong men dùng để sản xuất đồ gốm sứ cũng có kim loại nặng”, ông Tín cho hay. Chà là tươi nhập khẩu từ Thái Lan, Nam Phi đang được bán giá 200.000 - 230.000 đồng/kg, giảm một nửa so với năm ngoái. Các năm trước, chà là tươi được nhập về Việt Nam với số lượng ít và chỉ bán ở các cửa hàng trái cây nhập khẩu. Tuy nhiên, năm nay loại trái cây này được bán khắp các cửa hàng và chợ truyền thống TP HCM với giá rẻ. Hiện chà là tươi nhập từ Thái Lan, Nam Phi có hai loại là hàng nguyên chùm và loại cành. Giá loại cành rẻ hơn hàng nguyên chùm. Một chùm chà là có trọng lượng 5 – 6 kg. Nhiều đầu mối rao bán loại quả này với giá chỉ từ 200.000 - 230.000 đồng/kg nguyên cành. Còn với hàng rụng, giá bán chỉ là 120.000 - 130.000 đồng/kg, giảm khoảng 50% so với cùng kỳ năm ngoái. Đây được xem là mức giá rẻ nhất từ trước đến nay của mặt hàng này tại Việt Nam. Các cơ sở nhập khẩu tại chợ đầu mối Thủ Đức và Hóc Môn cho biết, chà là được nhập về chợ mỗi đêm với số lượng lên tới hàng chục tấn. Từ tháng 7 đến nay, lượng hàng về các chợ đầu mối lên tới gần trăm tấn. Lý giải về việc giảm giá mạnh này, các tiểu thương, người kinh doanh đầu mối cho biết, Thái Lan năm nay được mùa, lượng nhập về Việt Nam nhiều hơn so với mọi năm nên giá giảm. Ngoài ra, năm nay không chỉ có chà là vàng (nhập từ Thái) mà còn thêm hàng màu hồng và đỏ (Ai Cập) cũng về Việt Nam với số lượng lớn nên giá cạnh tranh. Trên thị trường, cùng với chà là tươi, chà là sấy loại khô đang được đóng gói 500 gram hoặc 1 kg có giá 300.000 - 400.000 đồng. THIÊN BẢO Chà là tươi giá mềm đổ b thị trường THIÊN BẢO T Người tiêu dùng tránh sử dụng đồ gốm sứ gia dụng trôi nổi, không rõ nguồn gốc. Nhiều sản phẩm gốm sứ không rõ nguồn gốc, xuất xứ được bày bán tràn lan trên thị trường. Chà là tươi nhập khẩu từ Thái Lan

RkJQdWJsaXNoZXIy MTYzNTY5OA==