Khoa học và Đời sống số 37-2023

Số 37 (4299) Thứ Năm (14/9/2023) 10 CÔNG NGHỆ SỐ Xây dựng Dự án Đường vành đai 4 tạo đ ng lực phát triển cho Hà N i Ngày 12/9, Liên hiệp các Hội Khoa học và kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam - VUSTA) phối hợp Tổng hội Xây dựng Việt Nam và Hội Khoa học và Kỹ thuật Cầu đường Việt Nam tổ chức hội thảo "Tác động của việc xây dựng Dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc theo phương thức đối tác công tư thuộc Dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội". Đây là dự án công trình giao thông lớn, trọng điểm quốc gia, được Bộ Chính trị thông qua tại Thông báo số 13-TB/TW ngày 16/4/2022. Dự án được Quốc hội phê duyệt chủ trương đầu tư tại Nghị quyết số 56/2022/ QH15 ngày 16/6/2022, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 106/NQ-CP ngày 18/8/2022 để tổ chức thực hiện. Phát biểu khai mạc hội thảo, Tổng Thư ký Liên hiệp Hội Việt Nam - Nguyễn Quyết Chiến - nhấn mạnh, việc thông qua chủ trương đầu tư và triển khai xây dựng Dự án Đường vành đai 4 - vùng Thủ đô Hà Nội để sớm đưa vào vận hành sẽ giúp cải thiện hạ tầng giao thông, giảm ách tắc đường vành đai 3, tăng cường kết nối, tạo thêm động lực phát triển mạnh mẽ cho Hà Nội và các địa phương lân cận thuộc Vùng Thủ đô. Để dự án về đích đúng tiến độ, đảm bảo chất lượng và hiệu quả, nhất là khi Dự án Thành phần 3 đầu tư theo phương thức đối tác công tư (với quy mô tổng chiều dài toàn tuyến 113,5 km, qua 3 tỉnh, thành phố là Hà Nội, Hưng Yên và Bắc Ninh, tổng mức đầu tư 55.052 tỷ đồng, thời gian thu phí 25 năm), cần phải xem xét kỹ lưỡng về các bài toán liên quan hiệu quả tài chính, hiệu quả kinh tế - xã hội, quyền lợi của nhà đầu tư, phương án kết nối và tổ chức giao thông, giải phóng mặt bằng, dân cư, môi trường, cảnh quan, không gian... Tại hội thảo, các chuyên gia bày tỏ nhất trí với đánh giá tác động trong Báo cáo nghiên cứu khả thi của dự án. Tuy nhiên, báo cáo cần chú ý bổ sung phân tích về ưu thế trong quản lý chất lượng, quản lý tiến độ thực hiện dự án của nhà đầu tư so với dự án đầu tư công như giảm thiểu nhiều thủ tục, thời gian trong đấu thầu; nhà đầu tư chủ động trong lựa chọn tổng thầu EPC để thực hiện dự án. Mặt khác, báo cáo cũng cần phân tích thêm việc giảm áp lực huy động vốn đầu tư công trong giai đoạn đầu tư xây dựng (khoảng 52% tổng mức đầu tư của dự án thành phần 3)… Đây là những lợi thế rât quan trọng của dự án PPP. Theo ông Phạm Khắc Thưởng, Tổng Thư ký Tổng hội Xây dựng Việt Nam, việc kết nối giữa tuyến đường Vành đai 4 và các tuyến đường bộ cao tốc khác cần nghiên cứu, xem xét để giải quyết hợp lý đối với nhưng nút giao cắt giữa các đường cao tốc; giao cắt với tuyến đường sắt; các nút giao liên thông; kết nối hạ tầng khác và kết nối phục vụ dân sinh. Ông Lê Mạnh Cường (Viện Kinh tế, Bộ Xây dựng) đề nghị, UBND thanh phô Hà Nội - cơ quan Nhà nước có thẩm quyền - cần làm rõ nguồn cung cấp vật liệu, xây dựng phương án khai thác cụ thể (trong đó phải đánh giá hiện trạng các mỏ hiện nay, phương án vận chuyển và thi công cho từng hạng mục của dự án). Theo ông Lê Xuân Trọng - đại diện Viện Chiến lược và Phát triển Giao thông Vận tải - cần xem xét và nghiên cứu kỹ phương án bảo đảm việc phát triển quỹ đất hai bên tuyến đường một cách hiệu quả nhất, bảo đảm không gian phát triển các khu đô thị, công nghiệp… Đồng thời, cần làm rõ những ảnh hưởng hay tác động của hướng tuyến đối với việc phân cách không gian, khu vực phát triển của địa phương có tuyến đường đi qua. L.H “Việc thông qua chủ trương đầu tư và triển khai xây dựng Dự án Đường vành đai 4 sẽ giúp cải thiện hạ tầng giao thông, giảm ách tắc, tăng cường kết nối, tạo thêm động lực phát triển mạnh mẽ cho Hà Nội và các v ng lân cận”, ông Nguyễn Quyết Chiến, Tổng Thư ký VUSTA nhấn mạnh. Tổng Thư ký Liên hiệp Hội Việt Nam - Nguyễn Quyết Chiến phát biểu khai mạc hội thảo Tổng Thư ký Liên hiệp Hội Việt Nam Nguyễn Quyết Chiến, Chủ tịch Tổng hội Xây dựng Việt Nam Đặng Việt Dũng, Phó Chủ tịch hội KHKT Cầu đường Việt Nam Hoàng Hà, đồng chủ trì hội thảo THÔNG TIN DOANH NGHIỆP Những năm qua, EVNHANOI đã không ngừng ứng dụng các thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, công nghệ số vào công tác kinh doanh và dịch vụ khách hàng, qua đó từng bước hiện đại hóa lĩnh vực này, tạo sự công khai, minh bạch và giúp khách hàng dễ dàng tiếp cận dịch vụ điện. Nếu như năm 2012, EVNHANOI cung cấp nền tảng số đầu tiên trong dịch vụ khách hàng là website Chăm sóc khách hàng cskh.evnhanoi.com. vn thì đến nay, khách hàng đã có thể sử dụng các dịch vụ điện mọi lúc, mọi nơi và liên tục 24/24h qua các kênh giao dịch trực tuyến như: App EVNHANOI, website EVNHANOI (evnhanoi.vn), trang EVNHANOI trên ứng dụng Zalo, chatbot trả lời tự động tích hợp trên nền tảng Facebook messenger, dịch vụ nhắn tin truy vấn các thông tin về điện qua đầu số 8088, Cổng dịch vụ công Quốc gia (http://dichvucong.gov. vn)... Giờ đây, chỉ cần “1 chạm” ngay trên thiết bị di động thông minh, khách hàng có thể tra cứu, quản lý mọi thông tin về điện, từ lịch ghi chỉ số công tơ, lịch tạm ngừng cấp điện, đến việc có thể gửi các yêu cầu và theo dõi tiến độ thực hiện các dịch vụ điện ngay trên ứng dụng như dịch vụ cấp điện mới, dịch vụ hợp đồng mua bán điện (ký kết, thay đổi, bổ sung thông tin,...); dịch vụ về thiết bị đo đếm (kiểm tra, kiểm định)… Với lợi thế là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học hàng đầu của cả nước cùng hạ tầng viễn thông được đầu tư đồng bộ, đầy đủ, hiện đại và sự nhạy bén về công nghệ của người dân, tính đến thời điểm hiện tại, công tác chuyển đổi số Kinh doanh & Dịch vụ khách hàng của EVNHANOI đã mang lại nhiều kết quả đáng khích lệ: Tỷ lệ dịch vụ điện trực tuyến mức độ 4 được cung cấp tới khách hàng đạt 100%; Tỷ lệ hồ sơ công việc trong lĩnh vực Kinh doanh & Dịch vụ khách hàng được xử lý trên môi trường mạng theo phương thức điện tử đạt 100%; Số hóa hồ sơ, hợp đồng mua bán điện sinh hoạt với khách hàng mới bằng phương thức cung cấp hợp đồng mua bán điện điện tử đạt 100%, khách hàng thanh toán tiền điện không dùng tiền mặt đạt 100%. Bên cạnh đó, việc triển khai lắp đặt 100% hệ thống công tơ điện tử đo xa cho khách hàng tại EVNHANOI cũng cho thấy bước chuyển mình nhanh chóng trong cách tiếp cận công tác quản lý, vận hành hệ thống điện, từ việc chuyển đổi mô hình thủ công sang bán tự động và tự động trong công tác thu thập số liệu đến việc xử lý, phân tích các dữ liệu có được. Nhờ khai thác thành công dữ liệu từ công tơ đo xa cùng với việc phát triển các ứng dụng trên thiết bị di động như App EVNHANOI đã thực sự tạo nên một bước đột phá lớn của ngành điện Thủ đô. Theo đó, khách hàng không những có thể nắm rõ mức tiêu thụ điện, giảm h n những nghi ngại, thắc mắc không đáng có về chỉ số điện, hoá đơn tiền điện, mà còn có thể chủ động theo dõi tình hình sử dụng điện của mình, từ đó điều chỉnh phương thức sử dụng điện theo hướng tiết kiệm và hiệu quả hơn. Không chỉ tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng, việc số hóa các dịch vụ điện đã giúp EVNHANOI nâng cao năng suất lao động. Trước đây, khi thực hiện các dịch vụ cho khách hàng, nhân viên Điện lực phải trình hồ sơ giấy tờ qua các cấp phê duyệt, mất nhiều thời gian. Hiện nay, tất cả các công đoạn đều được thực hiện trực tuyến, cấp trên phê duyệt bằng chữ kí điện tử. Nhờ đó, tiết kiệm thời gian đi lại cho nhân viên, đẩy nhanh tiến độ giải quyết yêu cầu của khách hàng. Đó là chưa kể, việc phê duyệt các yêu cầu trên hệ thống điện tử cũng góp phần vào việc tối ưu hóa chi phí. Trong thời gian tới, để hoàn thành mục tiêu chuyển đổi số, nâng cao độ tin cậy cung cấp điện, EVNHANOI sẽ huy động mọi nguồn lực, ứng dụng tối đa công nghệ thông tin, xây dựng hình ảnh ngành điện hiện đại, thông minh với nhiều dịch vụ tiện ích hơn nữa để phục vụ khách hàng. EVNHANOI ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ SỐ PHỤC VỤ KHÁCH HÀNG Việc ứng dụng công nghệ số vào công tác kinh doanh và dịch vụ khách hàng đã được Tổng Công ty Điện lực thành phố Hà Nội (EVNHANOI) ưu tiên phát triển, mang lại những giá trị tiện ích tối ưu cho khách hàng. Dịch vụ điện của EVNHANOI được số hóa trên các nền tảng Khách hàng có thể sử dụng các dịch vụ điện mọi lúc, mọi nơi và liên tục 24/24 giờ. Hệ sinh thái chăm sóc khách hàng EVNHANOI Siêu tiện ích khi sử dụng App EVNHANOI

RkJQdWJsaXNoZXIy MTYzNTY5OA==