Khoa học và Đời sống số 32-2023

CHUYỂN ĐỘNG 247 Số 32 (4294) Thứ Năm (10/8/2023) 3 ĐỀ XUẤT KHÔNG LÁI XE LIÊN TỤC QUÁ 3 GIỜ BAN ĐÊM: Có hợp lý? Ông Nguyễn Văn Quyền, Chủ tịch Hiệp hội Vận tải Ô tô Việt Nam, cho rằng, cần cân nhắc đề xuất quy định thời gian lái xe liên tục không quá 3 giờ, từ 22h hôm trước đến 6h hôm sau. Ông Quyền lý giải, đây là khoảng thời gian xe tải hoạt động nhiều do đường vắng, giảm tiêu thụ nhiên liệu, giảm độ hao mòn lốp. “Nếu quy định như đề xuất của dự thảo sẽ khiến một lượng xe chuyển sang chạy vào khung từ 6h - 22h, làm gia tăng áp lực ùn tắc giao thông và tăng thêm nguy cơ TNGT. Nhiều đơn vị vận tải có thể phải bố trí thêm lái xe, trong khi việc tuyển dụng rất khó khăn. Riêng tại TP HCM, lái xe đầu kéo kéo sơmi rơ moóc đang thiếu 10-20%. Cần cân nhắc nghiên cứu thí điểm để đánh giá tác động trước khi đưa vào luật”, ông Quyền nói. Trong khi đó, ông Đỗ Văn Bằng, Giám đốc Công ty TNHH Minh Thành Phát, cho hay, với các doanh nghiệp vận tải lớn, nếu di chuyển đường dài, hiện vẫn bố trí hai lái xe vào ban đêm. Do đó, quy định mới theo đề xuất của dự thảo sẽ không bị ảnh hưởng nhiều. Ông Bằng c ng kiến nghị, cần cân nhắc để tránh ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh của đơn vị vận tải, quan trọng nhất phải là kiểm soát được thời gian lái xe của tài xế. Hiện, việc quản lý thời gian làm việc của lái xe được thực hiện thông qua thiết bị giám sát hành trình. HỮU TUẤN “Với sự nỗ lực của cộng đồng doanh nghiệp hai nước, trên cơ sở kiến tạo của Quốc hội, Chính phủ hai nước, quan hệ kinh tế, thương mại, đầu tư giữa hai nước sẽ ngày càng phát triển”, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhấn mạnh. Sáng 9/8 (giờ địa phương), trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Cộng hòa Hồi giáo Iran, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ dự và phát biểu tại Diễn đàn chính sách, pháp luật về thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư Việt Nam - Iran. Phát biểu tại diễn đàn, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đánh giá quan hệ Việt Nam - Iran ngày càng phát triển tốt đẹp thể hiện qua 3 yếu tố: Dành tình cảm và sự tôn trọng lẫn nhau; phát triển nhiều mặt từ chính trị, ngoại giao cho đến kinh tế, thương mại, văn hóa; hai bên cùng hợp tác tích cực, tương hỗ lẫn nhau trên các diễn đàn đa phương. Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh, thị trường Việt Nam và Iran có tính bổ sung, hỗ trợ nhau. Chính phủ, Quốc hội hai nước đều ủng hộ hợp tác kinh tế, thương mại, hai bên cần có nỗ lực nhiều hơn để tìm ra các giải pháp thúc đẩy hợp tác. Việt Nam đánh giá rất cao vị trí, vai trò của Iran trong khu vực, đặc biệt là tiềm lực của Iran về khoa học công nghệ, quy mô nền kinh tế, dân số, khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. Chủ tịch Quốc hội cho rằng, trước mắt, hai bên cần tháo gỡ nhưng vướng mắc, khó khăn để sớm thực hiện mục tiêu tăng kim ngạch thương mại hai nước trong tương lai gần; tiếp tục hoàn thiện các khung khổ thể chế pháp lý đã có và làm mới để tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, nhà đầu tư hai nước… Hai bên đã xây dựng được một số khuôn khổ hợp tác quan trọng, như: Ủy ban hỗn hợp kinh tế thương mại với kỳ họp lần thứ 10 sẽ được tổ chức vào quý III năm nay để hai nước vượt qua những khó khăn, vướng mắc, sớm đưa kim ngạch thương mại tăng lên. Chủ tịch Quốc hội khẳng định, Quốc hội Việt Nam đã, đang và không ngừng nỗ lực hoàn thiện hệ thống pháp luật, tháo gỡ vướng mắc cho các nhà đầu tư nước ngoài hoạt động tại Việt Nam, coi thành công của nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam là thành công của chính mình. “Quốc hội hai nước sẽ cùng nhau hợp tác để thúc đẩy và giám sát Chính phủ trong việc hoàn thiện và thực thi các hiệp định đã được ký kết, c ng như sẽ được ký kết trong thời gian tới để tăng cường hơn nữa quan hệ song phương trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt là quan hệ kinh tế, thương mại và đầu tư”, Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh. Chủ tịch Vương Đinh Huê tin tưởng: “Với sự nỗ lực của cộng đồng doanh nghiệp hai nước, trên cơ sở kiến tạo của Quốc hội, Chính phủ hai nước, quan hệ kinh tế, thương mại, đầu tư giữa hai nước sẽ ngày càng phát triển”. TIỂU PHƯƠNG KTS Đào Ngọc Nghiêm - Phó Chủ tịch Hội Quy hoạch Phát triển Đô thị Việt Nam (Hội thành viên Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam) - cho rằng, vỉa hè Hà Nội cần được quản lý chặt chẽ, bởi vị trí này gắn với kiến trúc không gian hai bên, là đặc thù của từng tuyến phố, đô thị. KTS Đào Ngọc Nghiêm nhận định, trước hết, cần hiểu vỉa hè là không gian dành cho người đi bộ, nhưng nó c ng là không gian chuyển tiếp từ giao thông công cộng sang nhà dân. Ở Hà Nội, vỉa hè còn là không gian cảnh quan với nhiều cây xanh mang đặc thù của Thu đô. Bên cạnh đó, vỉa hè còn là nơi lắp đặt nhiều hệ thống hạ tầng kỹ thuật gồm điện, nước, cáp viễn thông. Luật Đất đai (sửa đổi) có nhiều quy định về quyền của người sử dụng đất, trong đó có đất công cộng, vỉa hè và đất của những người là chủ sở hữu các ngôi nhà liền kề vỉa hè. Vì vậy, cho thuê lòng đường, hè phố là một giải pháp đề xuất nhưng cần phải nghiên cứu cac quy định của Luật Đất đai (sửa đổi). “Hà Nội đã thí điểm đề án trên ở một số nơi tại quận Hoàn Kiếm, tiêu biểu là phố Lý Thường Kiệt. Cơ quan triển khai đề án cần thực hiện theo ý dân chứ không được tự quyết. Bởi đề án cho thuê lòng đường, hè phố có thể giúp khai thác hiệu quả tài nguyên thiên nhiên về đất đai, tăng thêm nguồn thu. Tuy nhiên, điểm bất lợi là không chỉ ảnh hưởng đời sống của người dân ở từng khu vực, mà còn tăng thêm áp lực về mặt giao thông”, KTS Đào Ngọc Nghiêm nêu quan điểm. C ng theo KTS Nghiêm, để có thể xử lý vi phạm vỉa hè, Hà Nội không chỉ cần có kế hoạch xử lý nghiêm vi phạm, mà cần quy định về trách nhiệm cá nhân khi để vi phạm này tái diễn. THIÊN TUẤN Quan hệ kinh tế Việt Nam - Iran ngày càng phát triển Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu tại Diễn đàn Chính sách, Pháp luật về Thúc đẩy Hợp tác Kinh tế, Thương mại và Đầu tư Việt Nam-Iran ẢNH: DOÃN TẤN - TTXVN LOAY HOAY QUẢN LÝ VỈA HÈ Ở HÀ NỘI: Cần quy định trách nhiệm CHỦ TỊCH QUỐC HỘI VƯƠNG ĐÌNH HUỆ: Theo Thứ trưởng Bộ Giao thông Vân tai Nguyễn Danh Huy, sau khi trừ chi phí, nộp lại ngân sách, từ đó sẽ cân đối lại các mục tiêu của nhiệm vụ chi của ngân sách Trung ương. Sau khi đưa vào hoạt động nhiều tuyến cao tốc do Nhà nước đầu tư bằng tiền ngân sách, trong đó có các đoạn cao tốc Bắc - Nam, Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) đã tham mưu để Chính phủ đề xuất Quốc hội cho thu phí. Nhiều ý kiến trái chiều về việc này, trong đó có lo ngại “phí chồng phí”. Dư luận c ng quan tâm mức thu dự kiến ra sao và nguồn thu sẽ được sử dụng vào mục đích gì? Thông tin về vấn đề trên, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Danh Huy cho biết, trên thế giới nói chung và ở nhưng nươc đang phát triển nói riêng, khả năng nguồn lực của quốc gia nào c ng thế, việc đầu tư hạ tầng gần như không đáp ứng nổi. Chúng ta đã huy động rất nhiều giải pháp, c ng như phương pháp, từ PPP đến nguồn lực của các doanh nghiệp để đầu tư, trong đó có giải pháp Nhà nước đầu tư rồi thu phí để hoàn vốn. Sơ bộ đến năm 2025, nếu đầu tư được hệ thống kết cấu hạ tầng hơn 900 nghìn tỷ đồng, thì c ng chỉ cân đối được 234 nghìn tỷ đồng. Khi quyết định chủ trương đầu tư dự án đường cao tốc như cao tốc Bắc - Nam phía đông và một số dự án đường cao tốc khác, đây đều là những dự án quan trọng quốc gia. Quốc hội đã giao cho Chính phủ nghiên cứu giải pháp để đầu tư xong rồi thu phí để hoàn vốn. Thực hiện nghị quyết của Quốc hội, Bộ GTVT đã xây dựng các đề án và trong dự thảo Luật Giao thông đường bộ lần này c ng đưa vào. Đó là Nhà nước đầu tư nhưng tuyến đường cao tốc mới, song song với đầu tư xây dựng quốc lộ. Người dân có quyền lựa chọn đi quốc lộ hoặc cao tốc. “Chúng tôi đã tính toán lợi ích mang lại khi các phương tiện đi trên cao tốc, một là nhanh hơn, hai là tiết kiệm nhiên liệu hơn. Từ chi phí tiết kiệm nhiên liệu, vận hành khai thác, Nhà nước sẽ thu phí với nhưng lợi ích mang lại đó, đồng thời sẽ bảo đảm sự chi trả của người dân. Mục đích của nguồn thu này là bổ sung lại nộp vào ngân sách, để phục vụ đầu tư kết cấu hạ tầng và nhiệm vụ chi khác của Trung ương”, ông Huy thông tin. HIỂU LAM Lợi gì từ thu phí đường cao tốc do Nhà nước đầu tư?

RkJQdWJsaXNoZXIy MTYzNTY5OA==