Khoa học và Đời sống số 31-2023

CHUYỂN ĐỘNG 247 Số 31 (4293) Thứ Năm (3/8/2023) 3 “Chủ động, tích cực hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng và hiệu quả trên tất cả các lĩnh vực, từ chính trị, quốc phòng, an ninh đến văn hóa, xã hội, khoa học công nghệ, giáo dục đào tạo…”, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh. Chủ trì phiên họp thứ nhất Ban chỉ đạo xây dựng Đề án “Tổng kết 10 năm thực hiện nghị quyết 22 của Bộ Chính trị về hội nhập quốc tế” sáng 2/8, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ thực tiễn triển khai Nghị quyết 22 trong 10 năm qua đã đạt nhiều kết quả quan trọng, cho thấy đây là một định hướng chiến lược hết sức đúng đắn và kịp thời của Đảng và Nhà nước ta. Thủ tướng khái quát 3 chuyển biến lớn mà kết quả triển khai Nghị quyết đã mang lại. Thứ nhất là chuyển biến lớn về nhận thức. Theo đó, hội nhập quốc tế đã trở thành “sự nghiệp của toàn dân và của cả hệ thống chính trị”; thực sự trở thành “định hướng chiến lược lớn” của Đảng nhằm thực hiện thắng lợi nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN. Thứ hai là chuyển biến lớn về hành động, từ hội nhập kinh tế quốc tế là chủ yếu sang hội nhập quốc tế chủ động, toàn diện, sâu rộng trên tất cả các lĩnh vực: chính trị, an ninh-quốc phòng, kinh tế, văn hóa-xã hội; từ tham gia là chủ yếu sang chủ động, tích cực đề xuất sáng kiến, xây dựng và định hình luật chơi; vừa hợp tác, vừa đấu tranh. Thứ ba, từ chuyển biến về nhận thức và hành động đó đã dẫn đến những kết quả rất rõ nét trong nâng cao vị thế, tiềm lực đất nước, mở rộng quan hệ quốc tế... Đến nay, Việt Nam thiết lập quan hệ ngoại giao với gần 200 nước. Từ năm 2013 đến nay, Việt Nam đã nâng cấp quan hệ với 7 nước lên Đối tác chiến lược hoặc Đối tác chiến lược toàn diện và 7 nước lên Đối tác toàn diện góp phần tạo ra mạng lưới Đối tác chiến lược/ Đối tác toàn diện với 33 nước, trong đó có tất cả các nước lớn. Việt Nam đã chính thức tham gia các hoạt động gìn giữ hòa bình; ký kết 16 hiệp định thương mại tự do (FTA) với sự tham gia của khoảng 60 nền kinh tế. Năm 2022, tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam đạt 730 tỷ USD. Thương hiệu quốc gia Việt Nam có tốc độ tăng trưởng giá trị nhanh nhất thế giới trong giai đoạn 2019-2022, năm 2022 đạt 431 tỷ USD… Bên cạnh những thành tựu to lớn đó, các đại biểu cũng đã thẳng thắn nhìn nhận những mặt tồn tại, hạn chế trong quá trình triển khai, thực hiện Nghị quyết. Tính tích cực, chủ động, sáng tạo trong triển khai hội nhập của chúng ta còn chưa cao. Vai trò của Nhà nước trong khuyến khích và tạo môi trường thuận lợi cho cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp tham gia hội nhập có lúc chưa thực sự hiệu quả… MINH NHẬT Theo TS Nguyễn Tùng Lâm, xã hội hóa là một chủ trương đúng đắn nhằm nâng cao hiệu quả cung ứng dịch vụ công, vì từ thực tế có nhiều tổ chức công hoạt động kém hiệu quả, lãng phí nguồn lực ngân sách. TS Nguyễn Tùng Lâm, Phó Chủ tịch Hội Khoa học Tâm lý giáo dục Việt Nam (Hội thành viên Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam) cho biết, tại Việt Nam, xã hội hóa được hiểu là chuyển giao việc cung ứng dịch vụ công cho các khu vực ngoài nhà nước; huy động đóng góp và động viên sự tham gia rộng rãi của công dân và các tổ chức xã hội, nghề nghiệp vào quá trình cung ứng dịch vụ công và Nhà nước là người chịu trách nhiệm trước xã hội về việc bảo đảm đáp ứng nhu cầu của nhân dân ở mức cao nhất với bất kỳ hình thức cung ứng nào. Xã hội hóa dịch vụ công mang đến “lợi ích kép” cho cả khu vực nhà nước và tư nhân. Nhà nước giảm được gánh nặng, tập trung hơn vào công tác quản lý vĩ mô, từ đó tạo điều kiện để khu vực tư nhân có cơ hội đầu tư và cạnh tranh phát triển. Nhiều nhà cung ứng dịch vụ công sẽ tạo ra sự cạnh tranh nên dịch vụ cung cấp được rẻ hơn, tốt hơn; mặt khác, bộ máy nhà nước cũng gọn nhẹ và tiết kiệm hơn. Tuy nhiên, để làm được điều trên, dịch vụ công cần “chính quy hóa” để đáp ứng nhu cầu của các tổ chức và công dân. Ví dụ, trong ngành tâm lý lâm sàng, những người muốn hành nghề cũng phải được chứng nhận và đơn vị thực hiện chứng nhận là các Hội ngành nghề thay vì các cơ quan quản lý nhà nước. “Trước đây, Sở GD&ĐT Hà Nội có chương trình giáo dục cung cấp cho các trung tâm giáo dục ngoài nhà trường. Sở yêu cầu Hội Tâm lý giáo dục Hà Nội giúp thẩm định xem có phù hợp với chương trình giáo dục chung của Nhà nước quản lý không, có tính khoa học, thực tiễn không và có phù hợp với tâm lý học sinh hay không... Điều này đều được Hội Tâm lý giáo dục Hà Nội thực hiện hiệu quả. Và đây chính là dịch vụ công. Tuy nhiên, hiện vẫn chưa có quy định nào rõ ràng và cụ thể về dịch vụ công này nên để thực sự xã hội hóa cần phải được chính quy hóa, hợp pháp hóa bằng các Chỉ thị của Chính phủ”, TS Nguyễn Tùng Lâm nêu quan điểm. TS Nguyễn Tùng Lâm cũng đề cập đến việc cấp chứng nhận nghề nghiệp là một dịch vụ công và các Hội nghề nghiệp – xã hội có vai trò quan trọng trong việc đánh giá, thẩm định và cấp chứng nhận nhằm nâng cao chất lượng nguồn lực. Một người được đào tạo xong đại học chưa phải đã được hành nghề luôn mà phải có thời gian thực hành và được giám sát, đánh giá để cấp chứng chỉ hành nghề và nơi cấp chính là các Hội ngành nghề. Có như vậy mới nâng cao được chất lượng nguồn lực lao động và giúp cho các cơ sở có được nhân sự tốt, thực chất. Muốn làm được điều đó cần phải đẩy mạnh xã hội hóa dịch vụ công, phải được chính quy hóa bằng pháp lý và khẳng định vai trò của các Hội nghề nghiệp. THIÊN TUẤN Hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng và hiệu quả Thủ tướng Phạm Minh Chính ẢNH: VGP - NHẬT BẮC Dịch vụ công cần “chính quy hóa” Nhà thơ Dương Kỳ Anh, người sáng lập cuộc thi Hoa hậu Việt Nam, cho rằng phản ứng của dư luận với hoa hậu Ý Nhi xuất phát từ nỗi thất vọng về phát ngôn chưa xứng tầm hoa hậu. Đây là bài học kinh nghiệm không chỉ với hoa hậu Ý Nhi. Theo nhà thơ Dương Kỳ Anh, nhiều hoa hậu Việt Nam khi đăng quang tuổi đời còn rất trẻ. Ví dụ như hoa hậu Hà Kiều Anh đăng quang khi 16 tuổi, còn hoa hậu Bùi Bích Phương đăng quang khi 17 tuổi… Tuy nhiên, họ chưa vướng phải phát ngôn gây tranh cãi sau thời điểm đăng quang. Cho nên, nếu nói do tuổi còn trẻ mà hoa hậu có những phát ngôn thiếu “chuẩn mực”, thì không hẳn. Ông Dương Kỳ Anh chia sẻ, hoa hậu là một cuộc thi về nhan sắc, tuy nhiên, sắc đẹp đó phải hài hòa với trí tuệ. Để trở thành hoa hậu, đẹp thôi chưa đủ, mà còn phải có trí tuệ, nhận thức, ứng xử ngang tầm sắc đẹp. Và trí tuệ, ứng xử, nhận thức ấy không chỉ ở trong một cuộc thi, mà còn phải thể hiện ở mọi lúc, mọi nơi, đó mới là hoa hậu. Về những phát ngôn gây tranh cãi của Ý Nhi, qua theo dõi, ông thấy, việc khen, chê, phản ứng của cộng đồng mạng xuất phát từ nỗi thất vọng của họ về ứng xử của người ở ngôi vị cao nhất. Những phản ứng này là thường tình đối với người của công chúng. Tuy nhiên, cần đúng đắn và nhân văn, không nên thóa mạ hay cực đoan. Đây cũng là bài học kinh nghiệm đối với không chỉ hoa hậu Ý Nhi trong những ứng xử khi đã đội lên đầu chiếc vương miện đại diện cho cái đẹp. Cũng theo nhà thơ Dương Kỳ Anh, nhìn rộng ra từ vụ việc, cơ quan quản lý cần cân nhắc kỹ khi cấp phép cho các cuộc thi sắc đẹp, không phải cuộc thi người đẹp nào cũng gọi là thi hoa hậu. Cùng với đó, sẽ chỉ có vài cuộc thi được trao danh hiệu hoa hậu. Còn lại thì gọi là người đẹp hay hoa khôi chứ không phải như tình trạng hiện nay... Sau khi đăng quang cuộc thi Hoa hậu Thế giới Việt Nam 2023, hoa hậu Huỳnh Trần Ý Nhi đã những phát ngôn khiến cộng đồng mạng “dậy sóng”. Nhiều ý kiến cho rằng, hoa hậu Ý Nhi đã thiếu khiêm tốn, tự đề cao mình. Tuy nhiên, nhiều ý kiến bày tỏ sự thông cảm, cho rằng, cô còn trẻ, lại chưa có kinh nghiệm trả lời truyền thông nên đã dẫn tới những sự cố đáng tiếc... MAI LOAN THỦ TƯỚNG PHẠM MINH CHÍNH: Được sự đồng ý của Bộ GTVT, từ ngày 2/8, Cục Hàng không Việt Nam chính thức triển khai sử dụng tài khoản định danh điện tử mức độ 2 đối với hành khách đi máy bay trên các chuy n bay nội địa tại tất cả cảng hàng không trên cả nước. Cục Hàng không yêu cầu các cơ quan, đơn vị triển khai áp dụng việc sử dụng tài khoản định danh điện tử mức độ 2 (VNeID) đối với hành khách đi máy bay trên các chuyến bay nội địa (đối với công dân Việt Nam, VNeID có giá trị tương đương thẻ căn cước công dân; đối với người nước ngoài, VNeID có giá trị tương đương hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế). Người khai thác cảng hàng không, các hãng hàng không, các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hàng không về check-in, boarding cập nhật quy định nêu trên vào chương trình, quy chế an ninh hàng không và các tài liệu khai thác liên quan (nếu có). Trước mắt, quy trình kiểm tra tài khoản VNeID thực hiện như hướng dẫn của Cục Hàng không tại văn bản số 2798/CHK-ANHK ngày 01/6/2023. Các đơn vị chủ động giải quyết các khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai để tạo điều kiện thuận lợi cho hành khách đi tàu bay, bảo đảm an ninh, an toàn; báo cáo cục các vấn đề vượt thẩm quyền. Về lâu dài, Cục Hàng không đề nghị Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV), Cảng hàng không quốc tế Vân Đồn mua sắm thiết bị kiểm tra tài khoản VNeID thật/giả; kết hợp đầu tư hệ thống xác thực sinh trắc học; Tiêu chuẩn kỹ thuật, quy trình, thủ tục cấp phép thiết bị xác thực sinh trắc học kết hợp xác thực căn cước công dân, VNeID, hệ thống định danh theo hướng dẫn của Bộ Công an (hoặc cơ quan chuyên môn thuộc Bộ Công an); hệ thống xác thực phù hợp tiêu chuẩn và hướng dẫn của Tổ chức Hàng không Dân dụng Quốc tế (ICAO). Trước đó, ngày 1/8, hệ thống máy quét hộ chiếu tự động (scan passport) được lắp đặt tại nhà ga quốc tế, sân bay Tân Sơn Nhất (TP HCM) chính thức được đưa vào hoạt động thử nghiệm. Bước đầu, scan passport chỉ áp dụng cho công dân mang hộ chiếu Việt Nam. Với người dân đã có hộ chiếu điện tử gắn chip có thể được áp dụng qua cửa nhập cảnh tự động ngay, còn những người chưa có hộ chiếu điện tử gắn chip sẽ phải đăng ký thủ công tại sân bay. TIỂU PHƯƠNG Chính thức dùng tài khoản VNeID làm thủ tục đi máy bay từ 2/8 Ứng xử của hoa hậu phải ngang tầm sắc đẹp? TỪ VỤ Ý NHI:

RkJQdWJsaXNoZXIy MTYzNTY5OA==