Khoa học và Đời sống số 31-2023

Số 31 (4293) Thứ Năm (3/8/2023) Ngôi đền thờ thần Lửa duy nhất ở Việt Nam nằm tại địa phương nào? A: Huế B: Hà Nội C: Bắc Ninh Đáp án đúng Quizz test số 30: C – Ninh Bình Trong hệ thống đền chùa của Việt Nam, có đền thờ duy nhất thờ phụng một công chúa người nước ngoài. Đó là đền Thượng Thái Sơn ở xã Sơn Lai, huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình. Đền thờ vị công chúa nước Lào với danh xưng là Nhồi Hoa, sử sách ghi lại, bà theo lệnh vua cha sang giúp Đại Việt huấn luyện đàn voi đánh giặc. Không may lâm bệnh và qua đời. Vua Lê Thánh Tông đã cho xây dựng khu lăng mộ và lập đền thờ. Bà đã được nhiều đời vua ban sắc phong, đặc biệt được phong Thượng Đẳng Thần dưới triều Nguyễn. Hiện nay di tích gồm 3 tòa, tòa Trung Đường và Hậu cung còn giữ nguyên vẹn kiến trúc “Tiền đao Hậu đấu”. Kiến trúc với mái ngói lợp vẩy, cửa được làm theo lối chân quay và có then cài. Các bậc cửa được làm bằng gỗ cao hơn 30cm. Mái được nâng đỡ bởi hệ thống 4 cột cái cùng 12 cột quân, tất cả các cột được làm hoàn toàn bằng gỗ lim và được chạm khắc rất tinh xảo. Bên trong hậu cung di tích đền Thượng Thái Sơn còn lưu giữ được ban thờ có ảnh công chúa chạm trên gỗ và nhiều đồ thờ có giá trị. Hàng năm, lễ hội truyền thống đền Thượng Thái Sơn được tổ chức vào ngày mùng 3 tháng 3 âm lịch. Trong lễ hội đặc biệt có phần múa hát theo điệu Chăm Pa (điệu múa hát cổ truyền của nước Lào) để tưởng nhớ về công lao của công chúa Nhồi Hoa, đồng thời tôn vinh truyền thống hữu nghị tốt đẹp của hai dân tộc Việt – Lào. Gọi tên phố nhớ ngay món ăn Phố Chả Cá dài khoảng 180m, kéo dài từ Hàng Mã đến Lãn Ông ở trung tâm phố cổ Hà Nội. Lịch sử tên gọi Chả Cá rất đặc biệt, khác với các phố khác trong 36 phố phường Hà Nội. Chuyện bắt đầu vào đầu thế kỷ 20, khi gia đình họ Đoàn ở nhà số 14 nghĩ ra một món ăn đặc biệt: Lấy cá nướng làm chả ăn với bún và một số gia vị như mắm tôm, bột nghệ... được nhiều người khen ngợi. Gia đình này đã mở cửa hiệu bán món ăn ấy và gọi tên là hiệu Chả Cá Lã Vọng. Dần dần món chả cá ấy được ưa thích, nổi tiếng khắp Hà thành. Người dân quen miệng gọi phố có hiệu chả cá là phố Chả Cá, từ đó trở thành tên gọi chính thức. Ngày nay, phố Chả Cá là nơi buôn bán sầm uất của khu phố cổ Hà Nội. Nhà hàng Chả Cá Lã Vọng ở số 14 vẫn hoạt động, là địa điểm nổi tiếng nhất con phố này. Điểm đến không thể bỏ qua Phố Hàng Rươi dài 108m, kéo dài từ Hàng Lược đến Hàng Mã ở phía Bắc khu phố cổ Hà Nội. Tên phố Hàng Rươi có nguồn gốc từ loại hàng hóa đặc biệt được bán thời xưa - đó là con rươi. Rươi một loài động vật thuộc họ giun nhiều tơ, có vẻ ngoài “nhầy nhụa, nhớp nháp” không mấy dễ nhìn nhưng lại là món ăn quý của đất Bắc. Thời ấy phố Hàng Rươi nằm gần bến sông Hồng. Hằng năm, cứ vào mùa rươi có nhiều người mang rươi từ các tỉnh lân cận đến bán, họp thành chợ. Vào thời gian này, trên phố xuất hiện nhiều quán rươi, thu hút những thực khách sành sỏi đến thưởng thức các món ăn thơm lừng hấp dẫn từ rươi như chả rươi, rươi hấp, rươi xào, rươi nấu, nem rươi, rươi kho, rươi rang… Ngày nay, phố Hàng Rươi không còn là chợ bán rươi nữa. Dù vậy, hình ảnh của con rươi không mất hẳn mà vẫn hiện diện lác đác vào mùa rươi với Bà hoàng nổi tiếng lịch sử Là con gái lớn của pharaoh Thutmose I và Nữ hoàng Ahmose, Nữ hoàng Ai Cập Hatshepsut (1508 - 1458 trước Công nguyên) kết hôn với người em cùng cha khác mẹ là Thutmose II sau khi vua cha qua đời. Theo đó, Nữ hoàng Hatshepsut cùng chồng trị vì đất nước. Tuy nhiên, Thutmose II mất sớm trong khi người con trai Thutmose III 10 tuổi chưa thể xử lý chuyện triều chính nên Hatshepsut đảm đương trọng trách này. Nữ hoàng Hatshepsut cai quản đất nước và nhận được sự đồng thuận, tôn trọng của các quần thần. Trong suốt những năm nắm quyền, Nữ hoàng Hatshepsut đã giúp kinh tế Ai Cập phát triển, mở rộng quan hệ thương mại, hợp tác với nhiều nước... Cai trị Ai Cập cổ đại thành công rực rỡ Bà hoàng Ai Cập này còn được giới sử gia tin rằng đã từng đích thân dẫn binh, chỉ huy quân đội chiến đấu và giành được thắng lợi ở Nubia và Syria trong những năm đầu cầm quyền. Nhờ vậy, lãnh thổ Ai Cập ngày càng mở rộng. Nữ hoàng Hatshepsut tiến hành xây dựng hàng trăm công trình quan trọng như các đền thờ, đài tưởng niệm ở Thượng và Hạ Ai Cập. Trong số này, nổi tiếng là ngôi đền mang tên Deir el-Bahari. Bên trong đền, Nữ hoàng Hatshepsut cho bày trí nhiều bảo vật mà các đoàn thám hiểm bà cử đi thu thập được. Những bức tường trong đền Deir el-Bahari còn khắc một số bộ kinh thư quan trọng, nhiều tư liệu lịch sử quý giá về tình hình Ai Cập cổ đại. Không những vậy, bà hoàng nổi tiếng lịch sử này còn thực hiện cuộc hành hương về "vùng đất thánh" Punt. Bà cho người đóng 5 con thuyền để đến Punt. Khi nhìn thấy Nữ hoàng Hatshepsut, người dân ở Punt rất vui mừng. Qua đó có thể thấy mặc dù là một phụ nữ nhưng tài trị nước của Nữ hoàng Hatshepsut không kém các pharaoh Ai Cập. Bà qua đời năm 50 tuổi và để lại nhiều dấu ấn quan trọng trong lịch sử Ai Cập. TÂM ANH (theo LS) Trong 36 phố phường Hà N i xưa, có những con phố mang tên đặc sản hấp dẫn, chỉ nghe đến tên đã khiến khối người "ứa nước miếng". Đó là những phố nào? TRI THỨC NHÂN LOẠI 15 THÂM CUNG BÍ SỬ PHỐ CỔ NỔI TIẾNG HÀ NỘI Cuộc đời nữ hoàng Ai Cập vĩ đại nhất QUỐC LÊ Được đánh giá là m t trong những nữ hoàng vĩ đại nhất lịch sử nhân loại, Nữ hoàng Ai Cập Hatshepsut đã để lại nhiều dấu ấn quan trọng trong suốt thời gian trị vì. Bà đã cho xây dựng hàng trăm công trình kỳ vĩ như ngôi đền Deir el-Bahari. những gánh rươi bán dạo hay quán chả rươi vỉa hè. Phố Hàng Mắm là con phố dài khoảng 190 mét, kéo dài từ đường Trần Quang Khải đến ngã ba Hàng Bạc – Hàng Bè, ở phía Đông khu phố cổ Hà Nội. Thời xưa, đoạn phía Tây của phố là trung tâm buôn bán mắm của Hà Nội. Mắm trên phố được bán buôn là chính, mỗi chuyến cất hàng năm bảy tạ do thương lái mang đi các tỉnh. Những năm 1930 phố có thêm cửa hàng buôn các đồ hải sản để nấu cỗ như vây cá mập, bóng cá dưa, bóng cá thủ, sá sùng, tôm, mực khô... Về nghề bán mắm ở phố Hàng Mắm, từ năm 1884, bác sĩ Hocquard đã mô tả: “…Trong cửa hàng bán mắm, vịt ướp, cá khô treo trên trần nhà. Mùi nước mắm, mắm tôm nồng nặc”. Năm 1934, Bonifaci viết: “Phố Hàng Mắm bốc mùi khó chịu, trong nhà bán tôm, cá khô…”. Ngày nay, dấu tích nghề bán mắm không còn hiện diện trên phố Hàng Mắm. Nhắc đến con phố này, nhiều người Hà Nội sẽ nghĩ đến một nghề khá đặc biệt, đó là nghề làm bia mộ.. Những con phố Hà Nội, nghe tên là muốn ăn… Phố Hàng Rươi Phố Chả Cá

RkJQdWJsaXNoZXIy MTYzNTY5OA==