CHUYỂN ĐỘNG 247 Số 29 (4291) Thứ Năm (20/7/2023) 3 Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị các cơ quan tiếp tục rà soát công việc trên tinh thần “việc gì có lợi cho dân thì ta hết sức làm, việc gì có hại cho dân thì hết sức tránh”. Sáng 19/7, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ, chủ trì phiên họp thứ 5 của Ban Chỉ đạo, sơ kết công tác cải cách hành chính 6 tháng đầu năm 2023 và xác định phương hướng, nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2023. Phiên họp được kết nối trực tuyến từ Trụ sở Chính phủ với UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Phát biểu khai mạc, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ đẩy mạnh cải cách hành chính, tăng cường phân cấp, phân quyền, xây dựng tổ chức bộ máy Nhà nước tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả tiếp tục được Đảng, Nhà nước xác định là trọng tâm, đột phá trong xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN ở nước ta trong giai đoạn mới. Công tác cải cách hành chính thời gian qua tiếp tục được cải thiện, có tiến bộ. Tuy nhiên, vẫn còn không ít hạn chế, còn nhiều rườm rà, vướng mắc trong hoạt động nội bộ của các cơ quan Nhà nước và trong giải quyết công việc, cải cách thủ tục hành chính cho người dân và doanh nghiệp. Còn tình trạng né tránh, đùn đẩy trách nhiệm dẫn tới ách tắc trong giải quyết công việc… Người đứng đầu Chính phủ nhấn mạnh, cải cách hành chính gồm 6 nội dung chính: Cải cách thể chế; cải cách thủ tục hành chính; cải cách tổ chức bộ máy hành chính Nhà nước; cải cách chế độ công vụ; cải cách tài chính công; xây dựng và phát triển Chính phủ điện tử, Chính phủ số. Thủ tướng đề nghị các cơ quan tiếp tục rà soát công việc trên tinh thần “việc gì có lợi cho dân thì ta hết sức làm, việc gì có hại cho dân thì hết sức tránh”, làm sao để người dân, doanh nghiệp tiếp cận, thực hiện các thủ tục, công việc một cách nhanh chóng, thuận lợi nhất, tiết giảm chi phí, thời gian, công sức, tránh phiền hà, sách nhiễu, phòng chống tham nhũng, tiêu cực, xử lý những ách tắc trong giải quyết công việc… Thủ tướng đề nghị tại các phiên họp tiếp theo, cần nghiên cứu để triển khai kết nối trực tuyến tới tận cấp xã; nâng cao hơn nữa trách nhiệm, tăng cường phân cấp cho cấp xã - nơi sát dân nhất, gần dân nhất, đến với người dân nhanh nhất, trực tiếp tiếp xúc, làm việc nhiều với người dân và doanh nghiệp. HẢI NINH “Cần cho phép Chủ tịch UBND TP Hà Nội được xé rào trong việc quyết định đầu tư, phát triển giáo dục như cơ chế, chính sách, hạ tầng... với sự ưu ái và đặc thù hơn”, PGS.TS Bùi Thị An, Viện trưởng Viện Tài nguyên, Môi trường và Phát triển Cộng đồng (thuộc Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam) nêu quan điêm. Theo PGS.TS Bùi Thị An, Hà Nội đang thiếu trường công lập; còn trường tư thục, dân lập không thiếu. Bàn về biện pháp khắc phục, PGS.TS Bùi Thị An cho rằng, trong việc sửa đổi Luật Thủ đô cần phải ưu tiên phát triển giáo dục, văn hóa. Hà Nội phải đi trước một bước trong lĩnh vực này, tức là phải có quỹ đất ưu tiên cho đầu tư giáo dục, xác định rõ là quốc sách hàng đầu. Cụ thể, Hà Nội phải đảm bảo 2/3 số học sinh khi vượt cấp phải được tham gia trường công lập chất lượng. Để làm đươc điều này, Hà Nội phải có cơ chế về tài chính, quỹ đất dành riêng cho giáo dục. Rà soát nhưng dự án, vị trí đất xen kẹt hoặc di dời các trụ sở, hạ tầng khác để xây trường công lập. “Hiện nay, mâu thuẫn ở Hà Nội là tăng dân số cơ học rất nhanh với hạ tầng xã hội chưa đáp ứng được, trong đó có hạ tầng giáo dục. Do đó, cần cho phép Chủ tịch UBND TP Hà Nội được ‘xé rào’ trong việc quyết định đầu tư, phát triển giáo dục như cơ chế, chính sách, hạ tầng... với sự ưu ái hơn và đặc thù hơn”, PGS.TS Bùi Thị An nhận định. Ba An phân tích, về giải pháp lâu dài, cho phép Chủ tịch UBND TP vượt trần một số trường hợp. Ví dụ, quỹ đất trước đây chưa được quy hoạch là đất giáo dục nhưng giờ xuất hiện đất xen kẹt thì nên để Chủ tịch UBND TP Hà Nội quyết định thay đổi mục đích sử dụng đất để xây dựng trường công lập hay như xử lý nghiêm các trường hợp dự án chậm, ưu tiên đầu tư cho đất giáo dục. THIÊN TUẤN Thủ tướng Phạm Minh Chính: Tránh phiền hà, sách nhiễu, tiêu cực khi giải quyết thủ tục hành chính Sáng 18/7, Ủy ban Thường vụ Quốc hội phối hợp Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) tổ chức hội thảo về chính sách giá điện, thị trường điện Việt Nam. Phát biểu tại hội thảo, TSKH Phan Xuân Dũng, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học va Kỹ thuật Việt Nam, đánh giá: “Chính sách giá điện, thị trường điện Việt Nam - Một số vấn đề đặt ra và giải pháp” là hội thảo có ý nghĩa rất quan trọng. Kết quả của hội thảo sẽ có ảnh hưởng rất lớn đối với sự tồn tại và phát triển của ngành điện nói riêng, một ngành kinh tế trọng điểm, chủ chốt của nước ta và kinh tế xã hội nói chung trong thời kỳ mới. Ý thức được trách nhiệm của mình, VUSTA đã cùng Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội đặt hàng các nhà khoa học, quản lý, chuẩn bị công phu 30 tham luận, trong đó, ở kỷ yếu đã có 19 bài được biên tập, in thành tài liệu. Nhiều ý kiến được chuẩn bị kỹ lưỡng để phát biểu tại hội thảo. Ông Nguyễn Đức Hải, Phó Chủ tịch Quốc hội, nêu rõ, chính sách giá điện của nước ta thời gian qua đã góp phần vào ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, đảm bảo an sinh xã hội. Tuy nhiên, chính sách giá điện, thị trường điện cũng còn nhiều bất cập, hạn chế. Thưc tê đo đặt ra nhiều thách thức, đòi hỏi phải có nỗ lực, cố gắng vượt bậc, cách làm mới, giải pháp đột phá để tháo gỡ vướng mắc, vượt qua khó khăn, bảo đảm mục tiêu cung cấp đủ điện cho nền kinh tế, sản xuất kinh doanh và đời sống của người dân với giá cả hợp lý trong một thị trường lành mạnh, bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia. Đây cũng là mục tiêu của Đoàn giám sát chuyên đề được Quốc hội và Ủy ban Thường vụ Quốc hội giao phó. Phó Chủ tịch Quốc hội đề nghị, Thường trực Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường tiếp tục cùng VUSTA, các chuyên gia, nhà khoa học khẩn trương nghiên cứu, tiếp thu ý kiến của các đại biểu tại hội thảo để xây dựng Báo cáo tổng thuật, hoàn thiện dự thảo Báo cáo của Đoàn giám sát, trong đó đặc biệt quan tâm những đề xuất thực chất, hiệu quả, “đúng” và “trúng”, giải quyết, tháo gỡ kịp thời khó khăn, vướng mắc đối với chính sách giá điện, thị trường điện Việt Nam trước mắt, cũng như lâu dài. MAI LOAN Cần giải pháp đột phá gỡ vướng chính sách giá điện Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp ẢNH: VGP - NHẬT BẮC HÀ NỘI THIẾU TRƯỜNG CÔNG LẬP: Nên cho Chủ tịch thành phố được“xé rào” XÉT XƯ VỤ “CHUYẾN BAY GIẢI CỨU”: Kẻ khóc xin giảm án tử, người ví mình “tội đồ” Trong phiên xét xử 54 bị cáo trong đại án “chuyến bay giải cứu” tại TAND TP Hà Nội ngày 18/7, cựu Thư k Thứ trưởng Bô Y tế xin được hưởng mức án tù, thay vì tử hình. Cựu Phó Chủ tịch UBND Hà Nội nói mình trở thành “tội đồ” của thành phố. Bị cáo Phạm Trung Kiên, cựu Thư ký Thứ trưởng Bộ Y tế, bị Viên Kiêm sat cáo buộc nhận hối lộ nhiều nhất, lên tới 253 lần với tổng số tiền 42,6 tỷ đồng. Kiên là bị cáo duy nhất trong vụ án bị đề nghị mức án tử hình về tội nhận hối lộ. Tự bào chữa trước tòa, bị cáo Kiên thừa nhận hành vi phạm tội, bày tỏ sự ăn năn, hối lỗi. Bị cáo nói, thời điểm phạm tội, ngay khi dịch bùng phát ở Hà Nội và các tỉnh khác, bị cáo thường xuyên tháp tùng Thứ trưởng Bô Y tê đi công tác, đến nhưng vùng có dịch… Do vậy, bị cáo bị cuốn vào guồng công việc, không nhận thức được hành vi sai trái khi nhận tiền của các doanh nghiệp. Bị cáo hứa, sẽ động viên gia đình khắc phục toàn bộ số tiền đã nhận hối lộ để mong nhận được sự khoan hồng của pháp luật. Bị cáo Kiên vừa khóc, vừa mong Hội đồng xét xử cho được hưởng mức án tù thay vì tuyên tử hình như đề nghị của đại diện Viện Kiểm sát, để có cơ hội được trở về đoàn tụ với gia đình. Với hành vi nhận hối lộ hơn 2 tỷ đồng, bị cáo Chử Xuân Dũng, cựu Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội bị đại diện Viện Kiểm sát đề nghị tuyên phạt từ 4 - 5 năm tù. Tự bào chữa tại tòa, bị cáo Chử Xuân Dũng thừa nhận sai phạm và kể lại những đóng góp của bản thân cho công tác chống dịch của Hà Nội. “Hôm nay đứng ở đây, tôi trở thành một tội đồ của thành phố, tội đồ trong công tác phòng, chống dịch…, trở thành người phạm tội. Lợi dụng dịch bệnh để phạm tội là tình tiết tăng nặng, rất đau xót”, bị cáo Dũng nói. Cựu Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội mong Hội đồng xét xử cùng các cơ quan tố tụng mở lượng khoan hồng để mình giảm gánh nặng cho gia đình, xã hội và sớm trở về, tiếp tục co đóng góp... TÂM ĐỨC TSKH Phan Xuân Dũng, Chủ tịch VUSTA phát biểu tại Hội thảo
RkJQdWJsaXNoZXIy MTYzNTY5OA==