Khoa học và Đời sống số 29-2023

Số 29 (4291) Thứ Năm (20/7/2023) Khu di tích Hoàng thành Thăng Long tại Hà Nội được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới vào năm nào? A: Năm 2010 B: Năm 2011 C: Năm 2012 Đáp án đúng Quizz test số 28: B – Đền Quán Thánh Thăng Long tứ trấn là bốn di tích tiêu biểu, trấn giữ bốn phương Đông, Tây, Nam, Bắc của kinh thành Thăng Long xưa, gồm các đền: Bạch Mã, Voi Phục, Kim Liên và Quán Thánh. Đền Quán Thánh nằm tại phường Quán Thánh, quận Ba Đình, TP Hà Nội ngày nay và thờ Huyền Thiên Trấn Vũ. Đền được xây dựng vào những năm đầu khi Vua Lý Thái Tổ dời đô từ Hoa Lư ra Thăng Long, trên gò Hồi Long phía Đông Bắc hồ Tây. Năm 1823, Vua Minh Mạng đổi tên đền là Trấn Vũ Quán. Đến đời Vua Thiệu Trị năm 1842, đổi tên là đền Quán Thánh như hiện nay. Đền Quán Thánh được công nhận Di tích lịch sử - văn hóa quốc gia đợt đầu tiên năm 1962. Đặc biệt, bảo vật quốc gia tượng Huyền Thiên Trấn Vũ được Thủ tướng Chính phủ công nhận năm 2016 càng khẳng định thêm giá trị lịch sử quý giá của di tích đền Quán Thánh. Tượng cao khoảng 3,96m, chu vi 8m, nặng 4 tấn; mặt vuông, mắt nhìn thẳng, râu dài, tóc xõa không đội mũ, mặc áo đạo sĩ, ngồi trên bục đá, tay trái bắt quyết, tay phải chống gươm có rắn quấn và chống lên lưng vị rùa. Tượng Huyền Thiên Trấn Vũ là một công trình nghệ thuật độc đáo, đánh dấu kỹ thuật đúc đồng và tài nghệ của các nghệ nhân Việt Nam xưa.n Nằm ở phía Tây khu phố cổ Hà Nội, Hàng Thiếc dài khoảng 140 mét, một đầu thông sang Hàng Nón và một đầu là ngã tư Bát Đàn - Thuốc Bắc. Trong các phố nghề truyền thống còn được duy trì khu phố cổ Hà Nội, Hàng Thiếc với nghề làm đồ thiếc là phố nghề quy mô lớn nhất. Độc đáo nghề làm đồ thiếc Phố nằm trên nền đất xưa thuộc thôn Yên Nội, tổng Tiền Túc (sau đổi là tổng Thuận Mỹ), huyện Thọ Xương. Tương truyền, cụ tổ đời thứ 3 của họ Trần quê ở thôn Đan Hội (phu Thường Tín, tinh Hà Đông cu) là người khai sinh ra nghề thiếc ở phố này. Dân đến phố lập nghiệp chủ yếu từ các làng Đan Hội, Phú Thứ, Khương Thượng, Canh, Diễn… Thuở ban đầu, họ làm các đồ gia dụng bằng thiếc như lư hương, khay đựng trà, ấm pha trà… Đến đầu thế kỷ 20, vật liệu thiếc được chuyển sang tôn kẽm tức tôn trắng (dân ta quen gọi là “sắt tây”), nên người Pháp đặt tên phố này là “Rue des Ferblantiers”, hay phố Thợ Tôn. Năm 1945, phố chính thức mang tên gọi Hàng Thiếc, theo cách gọi dân gian quen thuộc. Sau một thế kỷ, sản xuất và kinh doanh đồ gia dụng bằng kim loại vẫn là ngành nghề chính với sự tham gia của hầu hết các hộ gia đình trên phố. Các mặt hàng được bày bán trên phố Thiếc rất phong phú, từ vật dụng gia đình như khuôn làm kem, bánh, bình tưới, hòm xiểng, tủ nhỏ, bể nước… đến đồ chơi cho trẻ em và cả các con thuyền nhỏ cho dân vùng đất bãi sông Hồng. Con phố có 1-0-2 Phương thức sản xuất trên phố thay đổi theo thời gian, với việc sử dụng các vật liệu mới, nổi bật là inox và các loại máy móc cơ khí hiện đại làm tăng năng suất và chất lượng sản phẩm. Những người thợ cặm cụi làm việc ngay trên vỉa hè là cảnh tượng thường ngày ở phố Hàng Thiếc. Tiếng kim khí chát chúa là âm thanh đặc trưng, thể hiện sức sống của phố nghề. Vật liệu thô qua bàn tay chế tác của người thợ siêng năng trở thành các vật dụng hữu ích. Các sản phẩm theo kiểu truyền thống dần dần được thay thế bởi những sản phẩm phù hợp với đời Minh Mạng (1791–1841) là vị Hoàng đế thứ hai của triều Nguyễn, trị vì từ năm 1820 đến khi ông qua đời. Về cuộc đời và sự nghiệp của vua Minh Mạng, ít ai biết đến câu chuyện về các hầm chứa kho báu vị Vua này đã chôn ở Đại Nội Huế khi còn tại vị. Theo “Đại Nam thực lục” (Quốc sử quán triều Nguyễn), có ba hầm chứa bạc vô cùng giá trị của Vua Minh Mạng được tìm thấy ở Đại Nội Huế dưới thời các Vua Thành Thái và Duy Tân. Chuyện bắt đầu vào năm Thành Thái thứ 11 (1899), khi Khâm sứ đại thần Boulloche nhận được tin báo của Hoằng Trị quận vương Hồng Tố nói đời Vua Minh Mạng và Thiệu Trị có chôn nhiều bạc trong Đại Nội. Boulloche đã xúc tiến việc tìm nơi chứa bạc này. Theo các thông tin thu thập được, ông quan người Pháp đã phái Quan hội đồng và phát 100 phu khỏe đào bới và tìm thấy một hầm chứa hàng vạn nén bạc. Bạc được giữ ở đây là bạc ba vết, loại bạc chuẩn của triều Nguyễn, trên thường có 3 cụm chữ triện đóng riêng rời. Boulloche trích 30.000 nén để Thượng thư Bộ Hộ Trương Như Cương, Hội biện Đô Ty chở ra Ngân hàng Hải Phòng đổi lấy tiền chi biện các việc công ích. Về sau ông Khâm sứ đại thần nói với Vua số bạc ấy trừ thuế, phí tổn đài tải quy ra tiền tổng cộng 460.350 đồng, được gửi vào Ngân hàng Thượng Hải. Hầm bạc do Khâm sứ đại thần Boulloche tìm thấy không phải là hầm bạc đầu tiên. 6 năm sau, vào tháng 7/1915, dưới triều vua Duy Tân, hầm bạc thứ hai được phát hiện tình cờ trong quá trình đào đất sau cửa Tường Loan để sửa chữa ống nước trong khuôn viên Đại Nội. Khi đó, Phủ Phụ chính cùng Khâm sứ đại thần Charles tới xem thấy đây là một hầm gạch, trong lộ ra hòm gỗ hai đầu đều có đai sắt mục đứt lộ ra các thỏi bạc. Khi đào lên kiểm biên có đến 60 hòm gỗ chứa đầy các thỏi bạc, 1 đồng tiền vàng và 1 đồng tiền đồng đỏ, 28 đồng tiền đồng và tấm bia đá khắc 16 chữ dịch nghĩa “Giáp Ngọ ngày tốt, mười vạn bạc ròng, lưu làm quốc dụng, ai dám riêng lòng”. Hầm bạc thứ ba được tìm thấy sau đó một tháng, cũng tại khu vực cửa Tường Loan. Khi thi công sửa chữa miệng ống nước, lúc đào gạch lát nền, những người thợ đụng phải phiến đá, trên ấy có đồng tiền đồng lớn đã nghĩ ngay đó là hầm chôn bạc. Lần này đích thân Vua Duy Tân cùng Khâm sứ đại thần Charles tới xem việc khai quật. Quá trình đào tìm thấy 70 hòm chứa bạc, 1 đồng tiền đồng đỏ, 28 tiền đồng, bia đá khắc 16 chữ , nội dung “Minh Mạng Giáp Ngọ, cất bạc trăm ngàn, của nước không thiếu, chất chứa muôn vàng”. Như vậy theo chính sử nhà Nguyễn, đã có ba lần triều đình lần tìm thấy hầm bạc thời Vua Minh Mạng. Cả ba lần tìm “kho báu” đều có sự giám sát của quan Khâm sứ người Pháp và số phận của chúng đều đã được người Pháp định đoạt. Vì sao Vua Minh Mạng lại cho chôn giấu một lượng bạc lớn như vậy? Theo một giả thuyết, việc chôn bạc được tiến hành khi Lê Văn Khôi dấy binh nổi dậy, chiếm nhiều tỉnh, khiến triều đình lo ngại. Sợ có ngày Kinh thanh lâm nguy, Vua Minh Mạng đã cho chôn của cải để phòng xa... Với hàng chục hộ còn duy trì hoạt động chế tác đ kim loại, quy mô sản xuất tại Hàng Thiếc không thua kém gì một làng nghề. Đây thực sự là một con phố có 1-0-2 trong 36 phố phường Hà Nội ngày nay. TRI THỨC NHÂN LOẠI 15 THÂM CUNG BÍ SỬ PHỐ CỔ NỔI TIẾNG HÀ NỘI Bí ẩn kho báu của Vua Minh Mạng ở Đại Nội Huế QUỐC LÊ QUỐC LÊ Theo chính sử nhà Nguyễn, có ba lần triều đình lần tìm thấy hầm chứa kho báu được chôn thời Vua Minh Mạng. Vì sao ông Vua thứ hai nhà Nguyễn lại chôn một khối lượng của cải khổng l như vậy? Làng nghề thiếc có “1-0-2” giữa phố cổ Hà Nội sống hiện đại. Vô vàn sản phẩm sáng bóng màu kim loại bày chật kín vỉa hè chật hẹp tạo nên cảnh quan độc đáo đặc trưng của khu phố. Từ sáng sớm đến chiều muộn, cả dãy phố luôn nhộn nhịp cảnh người mua kẻ bán. Với hàng chục hộ còn duy trì hoạt động chế tác đồ kim loại, quy mô sản xuất của toàn phố Hàng Thiếc không thua kém gì một làng nghề. Đây thực sự là con phố có 1-0-2 trong 36 phố phường Hà Nội thời hiện đại. Ngoài nghề làm đồ kim loại, nghề làm gương kính ở phố Hàng Thiếc cũng có lịch sử lâu đời, với một số hộ còn giữ nghề. Ngoài ra, trên phố cũng có một số hàng quán ngon phục vụ nhu cầu ẩm thực của người dân và du khách.n Ngọ Môn - cửa chính của Đại Nội Huế

RkJQdWJsaXNoZXIy MTYzNTY5OA==