Khoa học và Đời sống số 28-2023

CHUYỂN ĐỘNG 247 Số 28 (4290) Thứ Năm (13/7/2023) 3 TS Đào Ngọc Nghiêm - Phó chủ tịch Hội Quy hoạch Phát triển Đô thị (Hội thành viên Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam) - cho rằng, cần “luật hóa” cho phép địa phương dùng tiền của mình để đầu tư quốc lộ qua địa bàn, khắc phục những vướng mắc hiện nay. Tuy nhiên, cũng cần có cơ chế quản lý rõ ràng và xác định lại quy hoạch vùng. Theo TS Đào Ngọc Nghiêm, hiện nay, Việt Nam có 6 vùng kinh tế đặc biệt, riêng Hà Nội có thêm vùng Thủ đô. Cơ chế quản lý cần phải xác định rõ ràng hơn. Đặc biệt, vấn đề hệ thống giao thông liên kết các vùng phê duyệt quy hoạch vùng chưa cụ thể về xác định hệ thống giao thông đi qua các tỉnh thành. Phê duyệt quy hoạch các vùng cần phải quan tâm hơn vấn đề này. “Để bảo đảm phát triển đường bộ cả nước, phải có cơ chế vùng, thể hiện rõ trong quyết định phê duyệt vùng, như hiện này rất chung chung. Cần phải căn chỉnh lại điều hành quy hoạch vùng nhằm bảo đảm tính thống nhất cao, tránh tình trạng cục bộ”, TS Đào Ngọc Nghiêm nói. Nhiều chuyên gia giao thông cũng cho rằng, nếu phân cấp, phân quyền chỉ điều chỉnh ở Luật Giao thông Đường bộ, sẽ không giải quyết hết được vấn đề. Luật Quản lý Tài sản công cũng là luật gốc có tính bao trùm, quy định những nguyên tắc cơ bản, đó là cơ quan được giao quản lý tài sản có trách nhiệm bảo quản, bảo trì. Vì vậy, tài sản đang do Trung ương quản lý, nếu giao địa phương bảo trì là không phù hợp. Bên cạnh đó, Luật Ngân sách Nhà nước quy định cấp nào quản lý tài sản phải sử dụng ngân sách cấp đó để đầu tư. Tới đây, khi phân cấp, sẽ phải sửa đổi hai luật này hoặc có nghị quyết của cấp có thẩm quyền để thực hiện được khả thi. Trước đó, tại dự thảo Luật Giao thông Đường bộ sửa đổi, Bộ GTVT đề xuất phương án phân cấp, phân quyền cho địa phương theo tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng. Cụ thể, dự thảo luật đã bổ sung quy định về phân cấp, phân quyền đầu tư, quản lý, vận hành, khai thác, bảo trì công trình đường bộ. Theo đó, phân cấp cho UBND cấp tỉnh quản lý, vận hành, khai thác, bảo trì đối với quốc lộ theo phân cấp của Bộ trưởng Bộ GTVT. Bên cạnh đó, bổ sung quy định ngân sách địa phương được sử dụng đầu tư, xây dựng, cải tạo, nâng cấp quốc lộ đi qua địa bàn. THIÊN TUẤN Thủ tướng chủ trì Hội nghị toàn quốc về chuyển đổi số quốc gia Kết luận thanh tra chỉ ra những hạn chế, vi phạm trong công tác ch đạo, điều hành cung cấp điện giai đoạn 2021-2023 củ a T p đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) và các đơn vị liên quan. Ngày 12/7, Bộ Công Thương công bố kết luận thanh tra EVN về thực hiện quy định quản lý và điều hành cung cấp điện. Kêt luân thanh tra chi ra những hạn chế, khuyết điểm, vi phạm trong công tác chỉ đạo, điều hành cung cấp điện giai đoạn 2021-2023 cua EVN và cac đơn vị có liên quan như chậm đầu tư, hoàn thành nguồn và lưới điện; chậm khắc phục sự cố tổ máy của một số nhà máy nhiệt điện làm giảm khả năng cung cấp điện; không chấp hành nghiêm Chỉ thị số 29/CT-TTg của Thủ tướng, các Quyết định, Chỉ thị, văn bản chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ Công Thương về kê hoach cung ưng điên, biêu đô cung câp nhiên liêu cho sản xuất điện làm bị động trong việc chuẩn bị nguồn điện, giảm dự phòng an ninh năng lượng. Kết luận thanh tra cũng nêu rõ: Điều độ, vận hành hệ thống điện mất cân đối trong huy động các loại hình nguồn điện trong nhiều thời điểm; vi phạm trong chỉ đạo, điều hành, lập lịch, điều độ vận hành hệ thống điện quốc gia mùa khô năm 2023; để gián đoạn cung ứng điện trên diên rông, đăc biêt khu vưc miên Băc tư nưa cuôi thang 5 đên trung tuần thang 6/2023, cắt điện đột ngột, không báo trước, gây bức xúc trong dư luận, ảnh hưởng đến đời sống của người dân, hoạt động sản xuất - kinh doanh và môi trường thu hút đầu tư. Tư những tồn tại, vi phạm trên, Bộ Công Thương đê nghi Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp chỉ đạo, tổ chức kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm và xử lý hoặc kiến nghị xử lý đối với Hội đồng thành viên EVN, các cá nhân có liên quan. Yêu cầu EVN chỉ đạo, tổ chức kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm va xử lý hoặc kiến nghị xử lý đối với Ban Tổng Giám đốc, các Ban Tham mưu, các đơn vị thành viên và cá nhân, tập thể có liên quan... HIỂU LAM Kết luận Thanh tra chỉ rõ vi phạm của EVN thế nào? “Luật hóa” kiểm định khí thải xe máy - bước đi cần thiết “Muốn giảm thiểu khí thải xe máy, biện pháp đầu tiên phải tập trung xóa bỏ lượng xe cũ nát, đồng thời rà soát, kiểm tra thường xuyên, định kỳ đối với khí thải của xe đang lưu hành”, chuyên gia giao thông Nguyễn Mạnh Thắng nhận định. Ông Thắng cho rằng, muốn làm được như vậy, trước tiên phải “luật hóa” yêu cầu kiểm định khí thải đối với xe máy. Có căn cứ pháp lý là luật được ban hành chính thức, cơ quan chức năng mới có thể dần đưa công tác này vào triển khai thực tế. Phải có luật làm căn cứ thực hiện, các Bộ TN&MT, Bộ GTVT… mới xây dựng được quy chuẩn, tiêu chuẩn về kỹ thuật đối với khí thải từ xe máy… Đồng tình với đề xuất bắt buộc kiểm định khí thải định kỳ xe máy, TS Nguyễn Xuân Thủy, nguyên Giám đốc Nhà xuất bản Giao thông Vận tải, nêu lý do, trên thế giới đã thực hiện từ lâu và đây cũng là một trong những biện pháp để bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, chuyên gia này cho rằng, ở Việt Nam nói chung và các thành phố lớn nói riêng, cần làm theo điều kiện, thói quen của người dân đề làm sao có hiệu quả thiết thực nhất. Theo ông Thủy, khi có luật sẽ kiểm soát khí thải xe máy và thu hồi, thải bỏ xe máy cũ một cách đồng bộ, tránh “đánh trống bỏ dùi”, “đầy chỗ này, hổng chỗ kia”. “Xe máy là một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường. Tất nhiên lượng khí thải của xe máy không ăn thua gì so với ô tô, nhưng do ở Việt Nam lượng xe máy nhiều nên cũng có một phần gây ô nhiễm. Việc kiểm tra, đo đạc khí thải xe máy cũng phải được thực hiện kỹ càng, cẩn thận, bảo đảm lợi ích của người dân, vì đây là phương tiện chủ yếu, là ‘cần câu cơm’ của nhiều người. Chúng ta cần phải có cơ chế, cách thức làm sao cho hiệu quả, nên chăng phân loại xe chủ yếu là số km đi lại, nếu dựa vào thời hạn mua xe thì không đúng, không công bằng”, ông Thủy nói. Trước đó, Bộ GTVT gửi Dự thảo Luạt Đư ng bọ (được tách ra từ Luật Giao thông Đường bộ năm 2008) để xin ý kiến các bộ ngành, địa phương và các cơ quan có liên quan. Đáng chú ý, tại dự thảo này, Bộ GTVT đề xuất mô tô, xe gắn máy phải được kiểm tra định kỳ về phát thải khí thải. THIÊN TUẤN Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị. ẢNH: TTXVN Chiều 12/7, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số, chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc sơ kết 6 tháng đầu năm 2023 về chuyển đổi số quốc gia và Đề án phát triển dữ liệu dân cư, định danh, xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 (Đề án 06). Hội nghị được kết nối trực tuyến từ trụ sở Chính phủ tới điểm cầu tại trụ sở các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Phát biểu khai mạc Hội nghị, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ, chuyển đổi số là xu thế tất yếu, đòi hỏi khách quan và được xác định là nhiệm vụ chính trị quan trọng của Đảng, Nhà nước, đồng thời là công việc mới, khó, nhạy cảm. Mục đích cuối cùng của chuyển đổi số là phục vụ con người, trên tinh thần lấy con người là trung tâm, là chủ thể, mục tiêu, động lực, nguồn lực phát triển. Thời gian qua, nhiệm vụ này đã được triển khai bài bản, tích cực, đúng hướng, đúng trọng tâm, trọng điểm, đặc biệt là việc xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, đạt kết quả tương đối tốt so với nhiều nước, với quan điểm dữ liệu là quan trọng và cấp bách. Thủ tướng đề nghị các đại biểu tập trung báo cáo, thảo luận, đánh giá thực chất tình hình, kết quả đạt được trên tinh thần khách quan, trung thực, có minh chứng bằng số liệu cụ thể, nhận diện hạn chế, yếu kém, vướng mắc, rào cản, điểm nghẽn; phát hiện đúng các nguyên nhân; chia sẻ những kinh nghiệm hay, bài học quý, giải pháp cụ thể trong triển khai chuyển đổi số quốc gia và Đề án 06. Xác định rõ các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm, đột phá thời gian tới, cũng như trong dài hạn (thể chế; nhân lực số; xây dựng, chia sẻ, kết nối các cơ sở dữ liệu; an ninh, an toàn; tăng hiệu quả sử dụng dịch vụ công trực tuyến; phát triển tiện ích cho người dân...). “Trong 6 tháng cuối năm, phải làm tốt hơn 6 tháng đầu năm và năm 2023 phải có kết quả cao hơn năm 2022, theo tinh thần chỉ đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng”, Thủ tướng yêu cầu. TIỂU PHƯƠNG Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ, chuyển đổi số là xu thế tất yếu, đòi hỏi khách quan và được xác định là nhiệm vụ chính trị quan trọng của Đảng, Nhà nước. Mục đích cuối cùng của chuyển đổi số là phục vụ con người. ĐỊA PHƯƠNG ĐƯỢC BỎ TIỀN LÀM QUỐC LỘ: Cần xác định rõ quy hoạch vùng

RkJQdWJsaXNoZXIy MTYzNTY5OA==