Số 28 (4290) Thứ Năm (13/7/2023) 20 NGÂN HÀNG MỞ - TIỆN ÍCH VƯỢT TRỘI DÀNH CHO DOANH NGHIỆP HIỆN ĐẠI DOANH NGHIỆP - HỘI NHẬP Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Xây dựng Số 1 (công ty con của Tổng Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Xây dựng - HOSE: DIG) vừa bị Cục thuế tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu truy thu thuế vì một số vi phạm liên quan khai thuế giá trị gia tăng (GTGT), thu nhập doanh nghiệp (TNDN) và thu nhập cá nhân (TNCN). Theo đó, DC1 khai sai cả 3 loại thuế trên, dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp theo biên bản kiểm tra thuế từ năm 2015-2017. Tuy nhiên, các hành vi này không bị xử phạt hành chính do đã quá thời hiệu xử phạt. Do vậy, DC1 chỉ phải nộp đủ số tiền thuế GTGT, TNDN và TNCN còn thiếu, tổng cộng 273,7 triệu đồng. Tiền chậm nộp thuế 250 triệu đồng, được tính theo mức 0,05%/ ngày, kể từ thời điểm hết hạn kê khai thuế đến 30/6/2016; và mức 0,03%/ ngày tính từ 1/7/2016 - 20/6/2023. Như vậy, tổng cộng DC1 phải nộp hơn 524 triệu đồng. Giải trình về vấn đề này, DC1 cho biết, dù văn bản được ban hành từ ngày 3/7, nhưng đơn vị này nhận được ngày 7/7 và lập tức công bố theo quy định. DC1 là công ty con của DIG với tỷ lệ sở hữu 51,67%, tương đương 2,12 triệu cổ phiếu. Tình hình kinh doanh của DC1 không mấy ổn định khi năm 2022 doanh thu gấp 2,7 lần với 257 tỷ đồng. Tuy nhiên, lợi nhuận sau thuế vỏn vẹn 2,4 tỷ đồng, bằng phân nửa năm trước. Lợi nhuận năm 2021 cũng chỉ bằng một nửa của năm 2020. Kế hoạch năm 2023, DC1 đặt mục tiêu doanh thu thuần 200 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 3,6 tỷ đồng. Công ty dự kiến chia cổ tức 10%. Đáng chú ý, năm 2022, DC1 huy động 12,55 tỷ đồng tiền vay từ cán bộ công nhân viên và người thân nhưng đã trả được 1,1 tỷ đồng, còn nợ 11,58 tỷ đồng cả gốc lẫn lãi tại thời điểm cuối năm 2022. Tuy nhiên, theo DC1, đến ngày 31/1/2023, công ty đã trả cơ bản nợ gốc và lãi, còn hơn 450 triệu đồng. Với năm 2023, DC1 cho biết, tiếp tục huy động tiền nhàn rỗi từ cán bộ, công nhân viên và người thân với lãi suất bằng lãi suất cho vay của ngân hàng thương mại, nhưng không vượt quá 150% lãi suất cơ bản của Ngân hàng Nhà nước quy định tại thời điểm vay. DC1 cho hay, huy động vốn để chủ động trong sản xuất kinh doanh. DC1 cũng huỷ phương án phát hành hơn 4 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu trong năm 2022 do thị trường chứng khoán có nhiều biến động không phù hợp. Về kế hoạch đầu tư năm 2023, DC1 sẽ nhận chuyển nhượng 2 căn shophouse tại dự án Khu dân cư Vị Thanh tỉnh Hậu Giang từ DIC để làm văn phòng với giá trị dự kiến 8 tỷ đồng. Nhận chuyển nhượng 25 lô đất dạng xây thô tại phân khu 3 thuộc dự án Khu đô thị mới Nam Vĩnh Yên - giai đoạn 1 có giá trị dự kiến 55 tỷ đồng để bù trừ công nợ với DIC. Trong một diễn biến khác, ngày 7/7/2023, Tổng Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Xây dựng (DIC Group – HoSE: DIG) vừa công bố thông tin về đơn từ nhiệm thành viên HĐQT của ông Hoàng Văn Tăng. Trước khi từ nhiệm chức vụ thành viên HĐQT, đầu tháng 6/2023 vừa qua, ông Hoàng Văn Tăng có đơn thoái nhiệm vị trí Tổng giám đốc của DIC Group và đã được thông qua. Ông Hoàng Văn Tăng là một trong những nhân sự có thâm niên lâu năm tại Tổng Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Xây dựng. Bắt đầu từ năm 2008 với vai trò Giám đốc Ban kế hoạch và phát triển dự án, ông từng kinh qua nhiều vị trí quan trọng sau hơn 15 năm công tác tại đây. Tháng 4/2018, ông được bầu làm thành viên HĐQT của DIG. Đến tháng 7/2019, ông Tăng được bổ nhiệm là Tổng giám đốc.n ông ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Xây dựng Số 1 (UPCoM: DC1) phải nộp hơn 524 triệu đồng cho vi phạm liên quan khai thuế giá trị gia tăng, thu nhập doanh nghiệp và thu nhập cá nhân. THÔNG TIN DOANH NGHIỆP MINH AN Hiện nay, tất cả các doanh nghiệp, bao gồm lĩnh vực kinh doanh đặc thù hay mô hình kinh doanh mới đều có thể được thiết kế riêng những giải pháp giao dịch, kiến tạo những giá trị riêng biệt và nổi bật thông qua hệ sinh thái Ngân hàng mở (Open Banking). Theo đó, ngân hàng và các tổ chức tài chính mở giao diện lập trình ứng dụng (API), cho phép bên thứ ba truy cập vào hệ thống dữ liệu cần thiết, để phục vụ việc phát triển ứng dụng và dịch vụ mới, cung cấp thêm tiện ích cho khách hàng, đồng thời cung cấp cho khách hàng các tùy chọn minh bạch hơn về tài chính dựa theo thoả thuận của chính người dùng với ngân hàng và tổ chức cung ứng dịch vụ đó. TPBank đã tập trung đầu tư nghiên cứu để cho ra đời những sản phẩm đầu tiên về Ngân hàng mở. Qua gần 5 năm phát triển dịch vụ này, TPBank đã cho ra đời hàng trăm loại API khác nhau, phục vụ đa dạng nhu cầu của rất nhiều loại hình doanh nghiệp. Với nền tảng công nghệ số hiện đại, bằng việc cung cấp hàng trăm API mở, TPBank cho phép doanh nghiệp truyền dữ liệu tới ngân hàng ngay trên hệ thống của doanh nghiệp, thay vì phải đăng nhập vào hệ thống Internet Banking/eBank của ngân hàng mà vẫn đảm bảo tính bảo mật, an toàn thông tin cho khách hàng. Tương tự như các mô hình thành công trên thế giới, TPBank ưu tiên triển khai tích hợp cho những nhóm sản phẩm sau: Tài khoản thanh toán, Tài khoản chuyên thu, Tài khoản chuyên chi, Thanh toán, Quản trị tài chính doanh nghiệp,…. Các đối tác của TPBank đến từ nhiều lĩnh vực khác nhau, như ví điện tử, bảo hiểm, thanh toán, phần mềm kế toán… Nhờ vậy, TPBank có thể nhanh chóng mở rộng mạng lưới các điểm chạm với khách hàng và gia tăng quy mô khách hàng. Độ phủ của dịch vụ ngân hàng vì vậy cũng được nâng cao. Tính đến hiện tại, TPBank đã kết nối với 12 ví điện tử và là một trong những ngân hàng có tỉ lệ phủ dịch vụ kết nối ví lớn nhất tại Việt Nam. Không chỉ vậy, dịch vụ kết nối qua ngân hàng mở, khách hàng hoàn toàn có thể chủ động thao tác bất cứ lúc nào mà không cần phải liên hệ với ngân hàng. Mọi yêu cầu đều được thực hiện một cách tự động ngay tại hệ thống của khách hàng như: nhận biến động số dư ngay lập tức (real-time), truy vấn thông tin, thực hiện lệnh chuyển tiền từ hàng ngàn gười dùng khác nhau ngay trên hệ thống, cung cấp các dịch vụ liên quan tài khoản ảo, ví điện tử dành cho doanh nghiệp, thanh toán qua QR Code tĩnh và QR Code động,… Ông Nguyễn Hưng, Tổng Giám đốc TPBank chia sẻ: “Cho đến nay, TPBank đang sở hữu thư viện OpenAPI phong phú, đã được chuẩn hóa và đóng gói các API riêng lẻ thành những gói sản phẩm hoàn thiện, giúp các doanh nghiệp dễ dàng tích hợp vào hệ thống của mình để đưa sản phẩm phù hợp nhất đến tay khách hàng, rút ngắn thời gian triển khai kết nối, tối ưu chi phí kinh doanh”. Công ty con của DIG làm ăn thế nào khi bị truy thu thuế hơn 500 triệu đồng? C THAM KHẢO MỘT SỐ GÓI SẢN PHẨM ĐIỂN HÌNH ÁP DỤNG OPEN API TẠI TPBANK: Biz Notify: nhận biến động số dư ngay lập tức (real-time) ngay trên hệ thống của Khách hàng. Biz Query: truy vấn tất cả thông tin ngay trên hệ thống của Khách hàng. Biz Transfer: thực hiện lệnh chuyển tiền ngay trên hệ thống của Khách hàng. Biz Auto Transfer: thực hiện lệnh chuyển tiền từ hàng trăm ngàn người dùng khác nhau ngay trên hệ thống của Khách hàng, lệnh chuyển tiền được thực hiện ngay sau “1 click” Biz eWallet: cung cấp các dịch vụ liên quan đến ví điện tử dành cho doanh nghiệp Biz Virtual: cung cấp các dịch vụ liên quan đến “tài khoản ảo” dành cho Khách hàng Biz QR: cung cấp các dịch vụ liên quan đến thanh toán qua QR Code tĩnh và QR Code động Biz Mix & Match: cung cấp bộ quản lý tài khoản dành cho Doanh nghiệp có mô hình hoạt động phức tạp, nhiều tầng tầng lớp lớp doanh nghiệp liên quan, địa điểm kinh doanh, nhân viên kinh doanh có mức độ phân tán cao Biz Connection: bằng việc chỉ kết nối với Doanh nghiệp trung tâm, TPBank cung cấp sản phẩm dịch vụ đến tất cả các Khách hàng thuộc hệ sinh thái của Doanh nghiệp trung tâm đó
RkJQdWJsaXNoZXIy MTYzNTY5OA==