Số 28 (4290) Thứ Năm (13/7/2023) Ngôi đền/ chùa nào là một trong bốn “Thăng Long Tứ Trấn”? A: Chùa Trấn Quốc B: Đền Quán Thánh C: Đền Ngọc Sơn Đáp án đúng Quizz test số 27: A – Thế kỷ 11 Khu phố Cổ được hình thành dưới triều nhà Lý (1009 – 1225). Theo tài liệu của Ban quản lý phố cổ Hà Nội, năm 1010, trung tâm Hà Nội xưa được Vua Lý Thái Tổ đánh giá trong “Chiếu dời đô” là “ở giữa khu vực trời và đất có thế rồng cuộn, hổ ngồi”. Tổng thể “tam trùng thành quách” và kết cấu “trong thành ngoài thị” là quy hoạch kiến thiết xã hội của đô thị Hà Nội cổ Trung tâm thương mại của Thăng Long, lấy cửa Đông, sông Tô - sông Hồng làm giới hạn, là vùng sầm uất nhất kinh thành, ở đây tập trung nhiều phố phường, chợ bến mà trung tâm là phường Giang Khẩu (cửa sông Đô - tương ứng với phố Hàng Buồm ngày nay) kết hợp với khu vực buôn bán, các phường thủ công ngày càng phát triển, hoạt động sầm uất, làm cho phần thị mở mang phát triển vào các thế kỷ 17-18. Phố cổ Hà Nội đặc trưng với lối kiến trúc cổ điển. Những ngôi nhà ở trong phố cổ hầu như đều chung một kiểu cách. Đó là dạng nhà ống nhỏ nhắn, mái ngói nghiêng, màu sơn bạc màu thời gian… Bên cạnh đó khu phố cổ còn có một số ngôi đình, đền, chùa xưa với những dấu ấn kiến trúc đặc trưng – mang dấu ấn của kiến trúc Phật giáo. Ngày nay, khu vực 36 phố phường xưa kia nằm trên địa phận của quận Hoàn Kiếm với hơn 76 tuyến phố thuộc 10 phường, bao gồm phường Hàng Đào, Hàng Bạc, Hàng Buồm, Hàng Bồ, Hàng Bông, Hàng Gai, Hàng Mã, Đồng Xuân, Cửa Đông, Lý Thái Tổ... được xem là một trong những điểm đến nổi bật của du lịch Hà Nội.n Phố Hàng Mành dài khoảng 150 mét, kéo dài từ Hàng Nón đến Lý Quốc Sư ở ngã tư Hàng Bông, Hàng Gai, mạn Tây Nam khu phố cổ Hà Nội. Đây nguyên là đất thôn Kim Cổ, tổng Thuận Mỹ, huyện Thọ Xương cũ. Phố chuyên bán rèm/mành Lịch sử ghi lại, phố do một số người dân làng Giới Tế (thuộc huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh) di cư đến lập nghiệp. Làng Giới Tế chuyên làm mành mành, nên phố từng có tên nôm là “Rừng Mành”. Còn theo cách gọi tên của dân phố cổ, phố mang tên là Hàng Mành. Thời Pháp thuộc, người Pháp gọi phố là “rue des Stores”, nghĩa là phố chuyên bán rèm/mành. Từ năm 1945 phố lấy lại tên tiếng Việt là phố Hàng Mành. Cái tên này được giữ cho đến nay. Ngày nay, với sự hiện diện của các cửa hàng bán mành, phố Hàng Mành là một trong số ít đường phố ở khu phố cổ Hà Nội còn bán thứ hàng hóa đặc trưng gắn với tên phố. Dù vậy, so với khi xưa, quy mô của hoạt động kinh doanh mành ngày nay là không đáng kể. Số hộ bán mành chỉ còn đếm trên đầu ngón tay, còn các xưởng sản xuất mành đã biến mất theo thời gian. Mặt hàng mành được bán trên phố đa dạng hơn nhiều so với thời xưa. Ngoài loại mành truyền thống bằng nan tre còn có các loại mành bằng nhựa, mành hạt gỗ... Phố của những loại nhạc cụ truyền thống Bên cạnh mặt hàng mành, phố Hàng Mành ngày nay còn được biết đến với các cửa hàng bán nhạc cụ truyền thống. Các loại nhạc cụ được bày bán ở đây rất phong phú về chủng loại, vừa phục vụ nhu cầu học tập, biểu diễn của người dân vừa là quà lưu niệm được khách phương xa ưa chuộng. Với sự phát triển của du lịch ở phố cổ, phố Hàng Mành trở thành nơi quy tụ khá nhiều cơ sở lưu trú và các văn Năm 1974, lăng mộ Tần Thủy Hoàng được phát hiện ở Tây An, tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc. Theo đó, các chuyên gia đã tiến hành các cuộc khai quật nhằm giải mã bí ẩn về nơi chôn cất của ông hoàng nổi tiếng lịch sử này. Phát hiện bí mật về đội quân đất nung Trong số các khám phá tại lăng mộ của Tần Thủy Hoàng, các nhà khảo cổ đã tìm thấy đội quân đất nung gồm hàng ngàn tượng binh sĩ có kích thước tương đương người thật. Số tượng binh sĩ đất nung này được đặt ở vòng ngoài của lăng mộ. Đến nay, các chuyên gia mới chỉ khai quật được một phần nhỏ trong khi chưa thể tiếp cận cung điện nằm sâu hàng chục mét dưới lòng đất được cho là nơi đặt thi hài của Tần Thủy Hoàng. Điều này khiến các chuyên gia càng tò mò hơn về cung điện này. Tương truyền, Hạng Vũ từng ra lệnh cho khoảng 300.000 binh sĩ khai quật lăng mộ của Tần Thủy Hoàng. Mặc dù đào được lối vào nhưng sau đó đội quân của Hạng Vũ liên tiếp rơi vào các cạm bẫy được bố trí bên trong lăng mộ. Điều này khiến lực lượng của Hạng Vũ tổn thất lớn. Ngay cả Hạng Vũ cũng rơi vào bẫy nhưng may mắn thoát chết. Do không thể tiến sâu vào bên trong lăng mộ nên Hạng Vũ quyết định cho người thiêu rụi nơi an nghỉ ngàn thu của Tần Thủy Hoàng. Từ đây, một số lời đồn xuất hiện cho rằng hành động của Hạng Vũ khiến lăng mộ của Vua Tần trống rỗng. Lăng mộ Tần Thuỷ Hoàng có rỗng ruột? Trước những đồn đoán này, các nhà khảo cổ đã sử dụng một số phương pháp để kiểm tra xem lăng mộ của Tần Thủy Hoàng có rỗng ruột bên trong không. Trong số các phương pháp, họ đã khoan hơn 40.000 lỗ xung quanh gò đất cao 76m rồi đưa máy dò xuống khu vực chôn cất Tần Thủy Hoàng. Theo đó, các chuyên gia không phát hiện bất cứ dấu vết nào cho thấy nơi an nghỉ ngàn thu của Tần Thủy Hoàng có dấu hiệu từng bị lửa thiêu rụi. Thêm nữa, họ tìm thấy các bức tường đất bao quanh cung điện ngầm có độ dày từ 4 - 5m. Cung điện ngầm sâu nghi là nơi chôn cất Tần Thủy Hoàng có chiều cao hơn 30m và chiều dài hơn 300m. Các nhà nghiên cứu cũng phát hiện các “dòng sông” thủy ngân mô phỏng các dòng sông, biển lớn trên mặt đất của Trung Quốc thời cổ đại. Từ những phát hiện này, các chuyên gia tin rằng, lăng mộ của Tần Thủy Hoàng còn gần như nguyên vẹn, chưa phát hiện dấu hiệu bị xáo trộn do có người đột nhập vào bên trong. Vì vậy, họ hy vọng các cuộc khai quật trong tương lai sẽ giúp giải mã những bí mật về Tần Thủy Hoàng cũng như cái chết của ông. TÂM ANH (TH) Hà Nội xưa từng có con phố mang tên Rừng Mành. Ngày nay, con phố này là một trong số ít địa danh ở khu phố cổ Hà Nội còn bán thứ hàng hóa đặc trưng gắn với tên riêng... TRI THỨC NHÂN LOẠI 15 THÂM CUNG BÍ SỬ PHỐ CỔ NỔI TIẾNG HÀ NỘI Vì sao khoan hơn 40.000 lỗ trên lăng mộ Tần Thủy Hoàng? QUỐC LÊ Nằm ở Thiểm Tây, Trung Quốc, lăng mộ Tần Thủy Hoàng ẩn giấu nhiều bí mật chờ đợi các chuyên gia giải mã. Họ đã khoan hơn 40.000 lỗ trên gò đất chôn cất Tần Thủy Hoàng và phát hiện nhiều manh mối quan trọng. Lịch sử phố “Rừng Mành” ở Hà Nội phòng du lịch phục vụ nhu cầu du khách trong và ngoài nước. Nhà số 1 phố Hàng Mành là di tích đáng chú ý trên phố. Trong kháng chiến chống Pháp, ngôi nhà này là nơi liên lạc của Đảng bộ Hà Nội, được ngụy trang như một hiệu cắt tóc. Nhà cách mạng Hoàng Văn Thụ lúc ấy có bí danh là Tôn, đã đóng vai người kéo quạt thuê tại đây...n
RkJQdWJsaXNoZXIy MTYzNTY5OA==