Khoa học và Đời sống số 27-2023

CHUYỂN ĐỘNG 247 S 27 (4289) Thứ Năm (6/7/2023) 3 Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam (VATM) đã lập Tổ điều tra xác minh chi tiết mức độ và nguyên nhân sự cố. Theo các báo cáo, sự cố xảy ra tại sân bay quốc tế Nội Bài lúc 21h20 ngày 24/6 khi chuyến bay AIQ645 đối chuẩn lên đường cất hạ cánh 11 Phải (11R) chuẩn bị cất cánh đến sân bay Đôn Mường (Thái Lan). Cũng thời điểm đó, máy bay cất cánh t sân bay Đào Viên (Đài Loan, Trung Quốc) chuẩn bị hạ cánh đường cất hạ cánh 11 Trái (11L), song song đường cất hạ cánh 11R. Kiểm soát viên không lưu theo hoạch định cấp huấn lệnh cho t lái AIQ645 lên đường cất hạ cánh d ng chờ và chuyến bay t Đào Viên được phép cắt qua đường cất hạ cánh 11R. T lái chuyến bay AIQ645 đã không nhắc lại đầy đủ huấn lệnh và kiểm soát viên không lưu cũng không phát hiện thiếu sót này. Chuyến bay AIQ645 thực hiện chạy đà cất cánh đường cất hạ cánh 11R trong khi máy bay còn lại đang lăn qua đường cất hạ cánh này. Tại thời điểm chuyến bay AIQ645 nhấc bánh mũi và rời mặt đất khoảng giữa đường lăn S5 và S6, máy bay còn lại đang ở giữa giao điểm đường cất hạ cánh 11R và đường lăn S8, khoảng cách giữa 2 máy bay cách nhau khoảng 1.500 m. Kiểm soát viên không lưu phát hiện tình huống chuyến bay AIQ645 chạy đà khi chuyến bay đã đạt v n tốc đến 127 Knots. Nh n thấy v n tốc chuyến bay gần đạt ngưỡng tốc độ quyết định cất cánh, kiểm soát viên không lưu không đưa ra huấn lệnh hủy b cất cánh. Sau khi tiếp nh n thông tin, VATM đã báo cáo Cục Hàng không Việt Nam và ra quyết định thành l p T điều tra xác minh nội bộ. Đánh giá ban đầu, sự cố xảy ra do nguyên nhân sai sót trong việc thực hiện quy trình tác nghiệp của kiểm soát viên không lưu. Cục Hàng không Việt Nam xác định kíp trực TWR Nội Bài đã không thực hiện báo cáo sự cố theo quy định. Đến ngày 30/6 (7 ngày sau vụ việc), Công ty Quản lý bay miền Bắc mới chuyển thông tin cho Ban An toàn của VATM. Liên quan sự cố trên, ngày 5/7, PV Khoa học và Đời sống đã liên hệ với Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam Đinh Việt Thắng để tìm hiểu thông tin, h i về trách nhiệm của các cá nhân, đơn vị liên quan nhưng không nh n được hồi đáp. THIÊN TUẤN Vì sao tỷ lệ hợp đồng bảo hiểm bán qua ngân hàng bị hủy tới 73%? Điều tra vụ 2 máy bay “suýt” va nhau ở sân bay Nội Bài Hình ảnh minh hoạ “Bộ phận quy hoạch và làm cây cầu vòm này thiếu nhạy cảm về giao thông gây lãng phí. Việc xây cây cầu này dưới tầm nhìn quá xa nên không thực tế”, chuyên gia Giao thông, TS Nguyễn Xuân Thủy, cho biết. TS Nguyễn Xuân Thủy cho rằng, việc Sở GTVT Hà Nội trả lời về việc xây cầu vòm thép vắng người đi, chỉ xây để “dự báo theo nhu cầu của tương lai” là chưa hợp lý, bởi không ai làm một cây cầu 65 tỷ đồng mà để tắc đường người dân mới sử dụng. Lãng phí rât lớn. “Bộ ph n quy hoạch và làm cây cầu vòm này thiếu nhạy cảm về giao thông gây lãng phí. Việc xây cây cầu này dưới tầm nhìn quá xa và tầm nhìn đó không thực tế. Cứ nói đường đi đâu kinh tế phát triển đi đấy nhưng đường đó phải phục vụ trực tiếp và sớm nhất cho việc lưu thông mới hiệu quả. Nếu cho tôi khảo sát trực tiếp sẽ không cho làm cây cầu này bởi nó không phải điểm nối, không phải nút để người dân phải đi qua và người ta đi chỗ khác gần hơn, thu n lợi hơn”, ông Thuỷ nh n định. Theo ông Thủy, muốn xây dựng cầu vượt để giảm ùn tắc cần phải đáp ứng những yếu tố sau: 1. Dòng người và phương tiện phải đảm bảo bao nhiêu trong một giờ. 2. Thời điểm làm phải trong lúc kinh tế đang sôi động. 3. Làm với chi phí thấp nhất. 4. Làm đúng tiến độ. 5. Đảm bảo chất lượng tốt, hiệu quả cao. Ông Thủy cho biết thêm, trách nhiệm thuộc về Sở GTVT và cơ quan thiết kế, quy hoạch cầu vòm thép 65 tỷ đồng. Các đơn vị có liên quan phải chịu trách nhiệm trước xã hội, có trách nhiệm bồi thường. NGUYỄN HẢI Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Kon Tum thống nhất phương án tuyển sinh đối với 12 thí sinh liên quan vụ lộ đề thi môn tiếng Anh (kỳ thi tuyển sinh lớp 10 năm 20232024) là sử dụng kết quả thi đợt 2 của môn này. Kết quả thi đợt 2 môn tiếng Anh của 12 thí sinh này sẽ được sử dụng cùng với kết quả thi đợt 1 của hai môn Toán, Ngữ Văn; điểm rèn luyện, học t p 4 năm cấp THCS để xét tuyển. Ngoài ra, các thí sinh chưa đăng ký dự thi hoặc đã đăng ký dự thi tuyển sinh vào lớp 10 các trường Trung học Ph thông, Ph thông Dân tộc nội trú, Phân hiệu Ph thông Dân tộc nội trú tỉnh tại huyện Ia H’Drai năm 2023-2024 (khóa thi ngày 2/6/2023) tại các đơn vị nhưng không thể tham gia dự thi sẽ được dự kỳ thi đợt 2 diễn ra t ngày 13-15/7. Trước đó, tối 2/6, sau khi kết thúc môn thi tiếng Anh kỳ thi tuyển sinh lớp 10 năm học 2023-2024, sở phát hiện trên mạng xã hội có dư lu n lộ đề thi môn tiếng Anh. Kèm theo thông tin là bản chụp nội dung gần giống đề thi môn tiếng Anh chung. Ngay sau đó, Sở GD&ĐT tỉnh Kon Tum đã làm việc với các giáo viên ra đề thi và xác định có 12 học sinh liên quan. BẢO CHÂU (T/h) 12 học sinh liên quan vụ lộ đề thi môn tiếng Anh được thi lần 2 Kết luận thanh tra 4 doanh nghiệp bảo hiểm được Bộ Tài chính công bố cho thấy, tỷ lệ hủy bỏ và chấm dứt hợp đồng bảo hiểm bán qua ngân hàng sau năm thứ nhất rất cao, có hãng lên tới 73%. Đối với Công ty TNHH Bảo hiểm nhân thọ Sunlife Việt Nam, Bộ Tài chính thông báo, năm 2021, công ty này triển khai bán bảo hiểm thông qua 2 t chức tín dụng là Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) và Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPB). Theo báo cáo tài chính đã được kiểm toán năm 2021 và số liệu báo cáo của công ty, t ng doanh thu phí bảo hiểm qua kênh ngân hàng đạt 2.038 tỷ đồng; doanh thu khai thác mới qua kênh ngân hàng đạt 1.907 tỷ đồng. Trong đó, t ng doanh thu phí bảo hiểm qua ACB đạt 1.248 tỷ đồng và qua TPB đạt 789,484 tỷ đồng. Năm 2021, Sunlife phát hành mới 80.117 hợp đồng bảo hiểm qua kênh ngân hàng, trong đó có 3.247 hợp đồng bảo hiểm bị hủy b trong thời gian cân nhắc (4,05%). Đáng chú ý, tỷ lệ hủy b và chấm dứt hợp đồng bảo hiểm sau thời gian cân nhắc (năm thứ nhất) của các hợp đồng phát hành qua TPB là 73%, còn qua ACB là 39%. Tại Công ty TNHH Bảo hiểm nhân thọ BIDV Metlife, năm 2021, công ty này triển khai bán bảo hiểm thông qua Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV). Năm 2021, công ty bảo hiểm này có doanh thu phí bảo hiểm bán qua BIDV đạt 1.553 tỷ đồng. Doanh thu phí bảo hiểm khai thác mới triển khai bán thông qua BIDV đạt trên 452,6 tỷ đồng. Năm 2021, công ty này phát hành mới 21.123 hợp đồng bảo hiểm qua kênh ngân hàng, tỷ lệ hủy sau năm thứ nhất là 39,4%. Tương tự, Công ty TNHH Bảo hiểm nhân thọ Prudential (Việt Nam), năm 2021, Prudential bán bảo hiểm thông qua 8 ngân hàng gồm VIB, MSB, Seabank, Vietbank, Pvcombank… Doanh thu phí bảo hiểm bán qua ngân hàng năm 2021 của Prudential đạt hơn 6.184 tỷ đồng; doanh thu phí bảo hiểm khai thác mới qua kênh ngân hàng đạt 3.700 tỷ đồng. Năm 2021, công ty phát hành mới 94.431 hợp đồng bảo hiểm qua kênh ngân hàng, tỷ lệ duy trì hợp đồng sau năm thứ nhất (tính theo phí bảo hiểm) là 59%, tương ứng với tỷ lệ hủy, mất hiệu lực năm thứ nhất là 41%. Còn lại, tại Công ty TNHH Bảo hiểm nhân thọ MB Ageas, doanh nghiệp này bán bảo hiểm chủ yếu qua Ngân hàng TMCP Quân đội (MB) và Công ty tài chính TNHH MB Shinsei (hay Công ty tài chính M.Credit). Năm 2021, t ng doanh thu phí bảo hiểm bán qua ngân hàng của MB Ageas đạt 4.466 tỷ đồng; doanh thu phí bảo hiểm khai thác mới qua kênh ngân hàng đạt 2.820 tỷ đồng, tương đương 74% t ng doanh thu phí khai thác mới. Cùng đó, MB Ageas phát hành mới 66.757 hợp đồng bảo hiểm qua kênh ngân hàng, tuy nhiên trong đó có 3.946 hợp đồng bảo hiểm bị hủy bỏ trong thời gian cân nhắc. Sau năm đầu tiên, có 32,4% hợp đồng bảo hiểm mới qua kênh phân phối bảo hiểm qua ngân hàng bị huỷ. LIÊN HÀ THÁI “Xây cầu vòm thép qua hồ Linh Đàm là lãng phí”

RkJQdWJsaXNoZXIy MTYzNTY5OA==