Khoa học và Đời sống số 19-2023

Số 19 (4281) Thứ Năm (11/5/2023) heo Công ty chứng khoán VNDirect, lợi nhuận cốt lõi của các công ty thép được kỳ vọng dương trong quý 2/2023. Tuy nhiên, triển vọng nửa cuối năm 2023 vẫn còn nhiều khó khăn, khi giá bán thép giảm và nhu cầu vẫn nhỏ giọt. DOANH NGHIỆP - HỘI NHẬP 21 MINH AN MINH AN VNDirect đã tham gia ĐHCĐ 2023 của một số công ty thép niêm yết, đáng chú ý hầu hết ban lãnh đạo nhóm công ty này đều đưa ra thông điệp tích cực hơn. Khó khăn nhất đã qua Những gì khó khăn nhất đối với ngành thép đã diễn ra trong nửa cuối năm 2022, tình hình được cải thiện trong quý 1/2023 và gần như chắc chắn có lãi trong quý 2/2023. Tất cả các công ty đều đặt kế hoạch kinh doanh 2023 có lãi ròng trở lại, tích cực hơn rất nhiều so với việc liên tiếp báo lỗ trong nửa cuối năm 2022. Tuy nhiên, nhu cầu tiêu thụ vẫn yếu trong suốt cả năm 2023 và sẽ phải rất nỗ lực thì nhóm các công ty này mới có thể hoàn thành kế hoạch kinh doanh cả năm. Quý 1 tích cực nhờ giá bán thép phục hồi tăng và hoàn nhập dự phòng giảm giá hàng tồn kho. Kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp ngành thép trong quý 1/2023 đều ghi nhận mức giảm mạnh so với cùng kỳ, tuy nhiên đã được cải thiện đáng kể về mặt lợi nhuận so với 2 quý trước đó. VNDirect cho rằng xu hướng này đến chủ yếu bởi trung bình giá thép xây dựng và HRC tại Việt Nam trong quý 1/2023 lần lượt là 15,9 triệu đồng/tấn (-7% so cùng kỳ/+6% so quý trước đó) và 660 USD/tấn (-20% so cùng kỳ/+18% so quý trước đó). Đồng thời, giá bán thép tăng giúp nhiều doanh nghiệp trong quý 1/2023 ghi nhận hoàn nhập dự phòng giảm giá hàng tồn kho. Theo VNDirect, vị thế hàng đầu của HPG trong ngành thép Đông Nam Á sẽ giúp công ty hưởng lợi từ nhu cầu xây dựng mạnh mẽ của Việt Nam ở cả mảng dân dụng và cơ sở hạ tầng. Bảng cân đối kế toán lành mạnh của công ty với lượng tiền mặt dồi dào sẽ giúp HPG có thể gia tăng thị phần trong giai đoạn giá thép giảm. Khu liên hợp Dung Quất 2 sẽ giúp HPG tăng công suất sản xuất thép thô lên 14,6 triệu tấn/năm từ năm 2025, tăng 66% so với hiện nay. Bên cạnh đó, thép cuộn cán nóng (HRC) - sản phẩm đầu ra chính của khu liên hợp Dung Quất 2, vẫn đang đối mặt với tình trạng khan hiếm nguồn cung tại thị trường nội địa và phụ thuộc vào xuất khẩu, do đó những lo ngại về tình trạng dư cung thép của HPG trong giai đoạn 2025-2030 là thấp.n quá sớm để đánh giá thị trường bất động sản liệu có “rã đông” khi hiệu quả thực tế triển khai các chính sách vẫn còn bỏ ngỏ và nhiều điểm nghẽn vẫn chưa được giải quyết triệt để. VNDirect kỳ vọng nguồn cung bất động sản nội địa sẽ chỉ có thể được hồi phục từ năm 2024 khi Luật Đất đai sửa đổi được thông qua tháo gỡ hàng loạt, đồng bộ các nút thắt pháp lý và áp lực tài chính, lãi suất được giảm bớt khi các ngân hàng tạo điều kiện tiếp cận nguồn vốn thuận lợi hơn cũng như kích cầu người mua nhà. Điều này dẫn tới việc nhu cầu thép Việt Nam chỉ phục hồi mạnh mẽ từ năm 2024. Trong bối cảnh đó, VNDirect ưa thích Hòa Phát (HPG) nhờ triển vọng cải thiện lợi nhuận trong những quý cuối năm 2023 sáng sủa nhất. Ngoài ra, chi phí lãi vay trong quý 1/2023 tăng mạnh so cùng kỳ phản ánh chi phí vốn tăng. Tỷ giá diễn biến thuận lợi hơn và việc chủ động giảm các khoản vay ngoại tệ, giúp các công ty trong quý 1/2023 đã hạn chế khoản lỗ ròng tỷ giá so với 2 quý cuối năm 2022. Nhu cầu tiêu thụ sớm phục hồi Triển vọng ngành bất động sản dân dụng ảnh hưởng lớn nhất đến nhu cầu ngành thép Việt Nam, khi chiếm khoảng 60-65% nhu cầu toàn ngành. Ngày 3/4/2023, Chính phủ đã ban hành Nghị định 10/2023/NĐ-CP sửa đổi, góp phần tạo cơ sở giải quyết các nút thắt pháp lý. Tuy nhiên, VNDirect cho rằng, còn T Chủ sở hữu khách sạn Saigon Prince lỗ 182 tỷ Theo đó, năm 2022 Vinametric tiếp tục báo lỗ nặng 182 tỷ đồng, xấp xỉ mức lỗ của năm 2021 là 186 tỷ đồng. Đáng chú ý, báo cáo cũng cho thấy quy mô vốn chủ sở hữu của Vinametric đang ở mức gần 1.544 tỷ đồng, giảm 182 tỷ đồng so với năm 2021. Tương ứng tỷ suất lợi nhuận sau thuế/vốn của Vinametric tiếp tục âm nặng hơn với 11,81%. Hệ số nợ phải trả của Vinametric giảm nhẹ xuống 1,48 lần so mức 1,56 lần của năm trước. Đồng thời dư nợ trái phiếu/vốn cũng giảm còn 0.78 lần, trong khi năm trước là 0,99 lần. Điều này đồng nghĩa với việc nợ phải trả của Vinametric lên tới 2.284 tỷ đồng tại thời điểm cuối năm 2022, còn dư nợ trái phiếu là 1.204 tỷ đồng. Trong năm 2019, Vinametric nổi lên với việc thực hiện 54 đợt phát hành trái phiếu với tổng khối lượng 7.050 tỷ đồng. Những đợt phát hành trái phiếu này đều có sự tham gia của CTCP Chứng khoán Kỹ thương (TCBS) với vai trò tổ chức bảo lãnh phát hành, đại diện người sở hữu trái phiếu và đại lý đăng ký, lưu ký. Trong khi đó, Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank, HoSE: TCB) là tổ chức nhận tài sản bảo đảm và tổ chức quản lý tài khoản. Đến năm 2022, Vinametric có 18 lô trái phiếu đến hạn với tổng trị giá 1.710 tỷ đồng, tuy nhiên công ty chỉ mới thanh toán được hơn 534 tỷ đồng, còn lại đang thu xếp nguồn tiền. Ngoài ra, cũng trong năm qua, Vinametric đã thanh toán tiền lãi trái phiếu cho trái chủ tổng cộng hơn 44 tỷ đồng. Thành lập từ năm 1992, Vinametric ban đầu do Dalton Investment Pte. Ltd sở hữu. Tuy nhiên, tới năm 2016, nhà đầu tư này đã nhượng lại cổ phần tại Vinametric cho Công ty TNHH Kinh doanh Địa ốc New Life (New Life). Vị trí Tổng giám đốc kiêm người đại diện theo pháp luật của Vinametric hiện do một nhân sự cấp cao của New Life là ông Nguyễn Tấn Đạt (SN 1982) nắm giữ. Vinametric là chủ sở hữu khách sạn Saigon Prince Hotel (trước đây là Duxton Hotel Saigon) trên khu đất rộng 1.947m2 tại số 59 - 73 đường Nguyễn Huệ, Phường Bến Nghé, Quận 1, TP HCM. Quy mô tổng tài sản của Vinametric tính tới ngày 30/6/2020 đã đạt mức 9.926 tỷ đồng.n Công ty TNHH Vinametric (Vinametric), chủ sở hữu khách sạn Saigon Prince Hotel vừa công bố thông tin về tình hình tài chính năm 2022. Ngành thép hồi sức… bất động sản rã đông

RkJQdWJsaXNoZXIy MTYzNTY5OA==