Khoa học và Đời sống số 18-2023

Số 18 (4280) Thứ Năm (4/5/2023) 7 dùng, quảng bá sản phẩm với hàng loạt hoạt thành phần liên quan đến thuốc, đã được nghiên cứu chứng minh. Khi đó, TPCN được “thần thánh” hoá công dụng như thuốc, tạo niềm tin tuyệt đối về sản phẩm đối với khách hàng. “Tác dụng không rõ ràng, nhưng do TPCN sản xuất chứa các thành phần đã được y học nghiên cứu, công bố, chứng minh nên không ai kiện được TPCN là không có tác dụng với sức khỏe con người. Nhưng các thành phần cấu tạo nên TPCN lại không được nền y học hiện đại công nhận. Nó chỉ là “sản phẩm sau phối trộn với những thành phần Tây dược, hoặc Đông dược”, nhưng tuyệt đối không phải là thuốc”, Bs Nguyễn Duy Thế nhấn mạnh. Nhiều chuyên gia cùng ý kiến, một số cán bộ y tế, nhà khoa học phát biểu quảng cáo cho TPBVSK, đội ngũ này là người có chứng cứ khoa học, nên không thể xử lý theo pháp luật, mà coi đó là hành vi vi phạm đạo đức nghề nghiệp, đạo đức chuyên môn. Bộ Y tế nên khẩn trương siết chặt việc quảng cáo tiếp thị quá “lố” đối với TPBVSK. Làm sao để TPBVSK trong mắt người bệnh chỉ là một loại sản phẩm hỗ trợ sức khoẻ bình thường. Đồng thời, nghiêm khắc thực hiện quy định không cho bác sĩ kê toa TPBVSK trong đơn điều trị bệnh cho bệnh nhân. Cán bộ y tế, bác sĩ nào khẳng định TPCN tốt, mang lại hiệu quả chữa bệnh thì yêu cầu chứng minh thực tế.n SỨC KHỎE MỚI 175, để tránh bị “móc túi” vì tin vào quảng cáo thổi phồng công dụng TPCN, người bệnh cần phân biệt và hiểu rõ giữa thuốc và TPCN. Thuốc là để điều trị, chữa bệnh, bắt buộc bác sĩ phải kê toa, bệnh nhân uống theo chỉ dẫn. Còn TPCN là sản phẩm hỗ trợ tăng cường sức khoẻ ở mức độ bình thường, không phải là thuốc, có thể mua dùng mà không cần kê toa. Hiện thị trường Việt Nam luôn mập mờ giữa TPCN và thuốc. Mặt khác, đối với TPCN thì những thử nghiệm về lâm sàng, thử nghiệm đo lường chính xác sản phẩm không được thực hiện và không được bất kỳ một cơ quan y tế có thẩm quyền nào chấp nhận. Tuy nhiên, đơn vị sản xuất, chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm lại quảng cáo sản phẩm theo những tiêu chuẩn đo lường của thuốc. Một minh chứng cụ thể như Vitamin A, E, C, B1, B6… có công dụng chữa bệnh và đều có nghiên cứu khoa học chứng minh. Nhưng khi người ta cho các thành phần trên phối trộn vào TPCN thì sản phẩm TPCN được sản xuất sau phối trộn lại không được nghiên cứu, thử nghiệm rõ ràng. Người bệnh chỉ đọc thông tin thành phần TPCN có các loại vitamin là đẹp da, bổ não... đã được y học chứng minh tốt cho sức khỏe là tin và mua dùng. Cũng từ những thực tế trên, đơn vị sản xuất, phân phối TPCN ra thị trường đã lợi dụng kẽ hở này đánh vào tâm lý của người bệnh, người tiêu 4 tháng đầu năm Cục Quản lý Dược vừa có văn bản về đảm bảo cung ứng thuốc phòng chống dịch bệnh gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Các Bệnh viện, Viện trực thuộc Bộ Y tế và các cơ sở sản xuất, nhập khẩu thuốc. Theo đó, để chủ động bảo đảm nhu cầu thuốc phòng, chống dịch Covid-19 và thuốc điều trị các bệnh khác trong thời gian tới, Cục Quản lý dược (Bộ Y tế) đề nghị Sở Y tế các tỉnh, thành phố chỉ đạo trung tâm kiểm soát dịch bệnh, các cơ sở khám chữa bệnh trên địa bàn khẩn trương xây dựng và triển khai kế hoạch dự trữ thuốc phù hợp với thực tế để bảo đảm sẵn sàng cung ứng đủ thuốc. Tuyệt đối không để xảy ra tình trạng thiếu thuốc phục vụ công tác khám, chữa bệnh cho nhân dân; trong đó chú trọng bảo đảm sẵn sàng cung ứng đủ, kịp thời các thuốc, vaccine cho phòng chống dịch COVID-19 và thuốc điều trị các bệnh khác như: sốt xuất huyết, tay chân miệng, đậu mùa khỉ, tả... các thuốc thuộc danh mục thuốc hiếm, thuốc không sẵn có. Chỉ đạo các cơ sở kinh doanh thuốc trên địa bàn xây dựng và thực hiện kế hoạch cung ứng thuốc để phục vụ nhu cầu điều trị của các cơ sở khám, chữa bệnh và người dân trên địa bàn, không để xảy ra tình trạng lợi dụng dịch bệnh để tăng giá đột biến, đặc biệt đối với các thuốc điều trị COVID-19, các thuốc có nguồn cung hạn chế. Cục Quản lý dược cũng đề nghị các bệnh viện, viện trực thuộc Bộ Y tế rà soát, khẩn trương xây dựng và triển khai kế hoạch dự trữ, mua sắm, tiếp nhận thuốc phù hợp với thực tế. Các cơ sở sản xuất, nhập khẩu, bán buôn, bán lẻ thuốc phải xây dựng và thực hiện kế hoạch cung ứng thuốc để phục vụ nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân, khẩn trương cung ứng đủ thuốc khi nhận đơn đặt hàng của các cơ sở khám, chữa bệnh, không được để xảy ra tình trạng đầu cơ, không lợi dụng ảnh hưởng của dịch bệnh để tăng giá thuốc. BẢO CHÂU Bộ Y tế: Tuyệt đối không để xảy ra tình trạng thiếu thuốc Người bị trào ngược axit nên ngủ nghiêng về bên trái, còn người hay bị đau vai, lưng thì tư thế nằm ngửa sẽ giúp giảm bớt các triệu chứng. Ợ nóng: Theo Brightside, ngủ nghiêng về bên trái có thể giảm nguy cơ trào ngược axit bằng cách giữ cho dạ dày ở dưới thực quản. Điều này ngăn axit trong dạ dày trào ngược trở lại và gây cảm giác khó chịu. Đau vai: Nếu bị đau vai, bạn nên nằm ngửa khi ngủ, như vậy lực căng lên vai sẽ giảm bớt. Bạn cũng có thể ôm một chiếc gối hoặc dùng gối nhỏ để đỡ bên vai bị đau. Ngáy: Thông thường bạn nên ngủ nghiêng thay vì nằm ngửa. Khi bạn nằm ngửa, trọng lực có thể khiến các mô mềm trong cổ họng của bạn giãn ra và chặn đường thở, dẫn đến ngáy ngủ. Nằm nghiêng khi ngủ có khả năng giúp thông thoáng đường thở và giảm ngáy. Ngoài ra, bạn hãy thử nâng đầu lên một chút bằng cách dùng thêm gối. BẢO CHÂU (T/h) Các tư thế ngủ giúp cải thiện một số bệnh TPBVSK sữa hạt Nutrizabet quảng cáo như thuốc điều trị tiểu đường

RkJQdWJsaXNoZXIy MTYzNTY5OA==