Khoa học và Đời sống số 18-2023

Số 18 (4280) Thứ Năm (4/5/2023) 22 ĐỜI SỐNG XANH hững ngày qua, nước sông Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng xảy ra hiện tượng xâm nhập mặn. Độ mặn tại cửa thu của Nhà máy nước Cầu Đỏ tăng cao so với thời điểm bình thường, có nguy cơ ảnh hưởng đến an toàn cấp nước của TP Đà Nẵng trong mùa du lịch, lễ hội. HÀN BĂNG Đà Nẵng nguy cơ thiếu nước sinh hoạt vì xâm nhập mặn N Tình trạng xâm nhập mặn kéo dài có khả năng ảnh hưởng xấu đến nguồn nước phục vụ cho sản xuất tại địa phương. Trong khi đó, việc nhà máy nước Hòa Liên chưa thể đi vào vận hành cũng khiến người dân đứng trước nguy cơ thiếu nước sinh hoạt trong thời gian tới. Xâm nhập mặn tăng cao Theo ghi nhận của Sở TN&MT TP Đà Nẵng sáng 2/5, tình trạng nhiễm mặn tại cửa thu nước nhà máy nước Cầu Đỏ - nguồn cung cấp nước chính cho TP Đà Nẵng – vẫn tiếp tục duy trì ở mức cao, lên tới 1.400mg/l so với quy định của Bộ Y tế về quy chuẩn đối với nước sinh hoạt là 250mg/l – 300mg/l. Sở TN&MT TP Đà Nẵng cho hay, qua theo dõi tình hình vận hành của các thủy điện trên lưu vực sông Vu Gia – Thu Bồn ở thượng nguồn Quảng Nam, nhiễm mặn tăng cao khi thủy điện ngừng xả nước phát điện. Cụ thể, đêm 1/5 các thủy điện này xả nước phát điện theo lịch điều động của Trung tâm điều độ hệ thống điện quốc gia (A0) nên đến sáng 2/5 độ mặn ở cửa thu nước Nhà máy nước Cầu Đỏ có giảm. Tuy nhiên, vào ban ngày khi các nhà máy thủy điện ngưng phát điện để tích nước vào hồ nhằm phục vụ chống mặn cho các tháng cao điểm mùa cạn sắp tới thì độ mặn ở cửa thu nước Nhà máy nước Cầu Đỏ tăng trở lại. Trước đó, báo cáo thủy văn ngày 1/5 của Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Trung Trung Bộ cho biết lưu lượng dòng chảy trung bình tháng 4/2023 trên sông Vu Gia tại Thành Mỹ ở mức thấp hơn trung bình nhiều năm, thiếu hụt 69%. Tại khu vực thành phố Đà Nẵng, tình trạng xâm nhập mặn ở hạ lưu các sông có khả năng tăng trong tháng tới. Hiện mực nước trên các hồ chứa thủy điện thượng nguồn sông Vu Gia ở mức thấp hơn từ 3 tới 20m so với mực nước bình thường, dung tích các hồ đạt từ 54-90% so với dung tích bình thường. Ngày 30/4 vừa qua, ông Võ Tấn Hà - Phó Giám đốc Sở Xây dựng TP Đà Nẵng đã ký công văn đề nghị Công ty CP Cấp nước Đà Nẵng (Dawaco) đảm bảo an toàn nguồn nước cho thành phố. Theo đó, Công ty phải thường xuyên theo dõi chặt chẽ tình hình nhiễm mặn tại cửa thu nước thô vào nhà máy nước Cầu Đỏ và mực nước tại đập dâng An Trạch; vận hành tối đa năng lực hiện có của các trạm bơm phòng mặn trong trường hợp nước sông Cẩm Lệ bị nhiễm mặn nặng. Trong quá trình vận hành, nếu xác định có nguy cơ thiếu nước, công ty khẩn trương báo cáo Sở Xây dựng để kịp thời tham mưu các phương án phù hợp, tuyệt đối không để bị động trong việc triển khai các giải pháp cấp nước trọng các tháng cuối mùa kiệt (tháng được dự báo lượng mưa giảm trên 50% so với trung bình năm. Theo TS Lê Hùng, với độ mặn tại cửa thu nước Nhà máy nước Cầu Đỏ đã vượt mức 1.000 mg/l, TS Lê Hùng kiến nghị TP Đà Nẵng cần đề nghị nhà máy thủy điện A Vương phát xen kẽ từ ngày 3 - 10/5 (1 ngày phát và 1 ngày nghỉ), với lưu lượng phát của hồ A Vương (cùng với hồ Sông Bung 4) như yêu cầu của tỉnh Quảng Nam tại Công văn 2606/UBND-KTN. Phía Dawaco hiện cũng đang bơm tối đa công suất của trạm bơm phòng mặn An Trạch để đảm bảo nguồn nước cung cấp cho Thành phố. Đồng thời tăng cường công tác giám sát chất lượng nước nguồn và đảm bảo an toàn vận hành các nhà máy, chuẩn bị các phương tiện cần thiết để phục vụ cho công tác cấp nước được an toàn. Một trong những nguyên nhân khiến Đà Nẵng đứng trước nguy cơ thiếu nước là do sự chậm trễ đưa vào vận hành nhà máy nước Hòa Liên. Dự án nhà máy nước Hòa Liên có tổng vốn đầu tư từ ngân sách 1170 tỷ đồng, công suất 120.000 m3/ngày đêm. Nhà máy lấy nguồn nước từ sông Cu Đê (xã Hòa Bắc, huyện Hòa Vang) để tránh phụ thuộc vào nguồn nước sông Cẩm Lệ như hiện nay. Tuy nhiên sau khi khánh thành (29/3/2023), đến nay nhà máy vẫn chưa đi vào hoạt động. Theo báo cáo của các sở ngành, nguyên nhân khiến nhà máy chưa đi vào hoạt động là do gặp nhiều khó khăn, vướng mắc trong công tác vận hành. Bởi đây là dự án có nguồn vốn đầu tư công nên phải giao cho đơn vị quản lý là Trung tâm Quản lý hạ tầng đô thị thuộc Sở Xây dựng. Tuy nhiên, đơn vị này vừa được thành phố bổ sung chức năng cung cấp nước sạch cuối năm 2022 nên chưa có kinh nghiệm vận hành nhà máy nước. Bên cạnh đó, nhà máy nước Hòa Liên cũng đang vướng về đơn giá nước tính với người dân. Dự kiến đơn giá nước sẽ được tạm tính theo giá của nhà máy nước Cầu Đỏ (Dawaco). Tuy nhiên chi phí vận hành của các nhà máy nước khác nhau nên vẫn chưa thống nhất được công suất vận hành phù hợp cho nhà máy nước Hòa Liên để đảm bảo thu chi…n cho thành phố. Theo quy trình vận hành, khi độ mặn nước sông Cẩm Lệ tại khu vực cửa thu nước thô vào Nhà máy nước Cầu Đỏ thấp hơn 200mg/l, Dawaco lấy nước trực tiếp từ sông Cẩm Lệ. Khi độ mặn nước sông Cẩm Lệ từ 200-1.000 mg/l, Dawaco điều chỉnh giảm lưu lượng nước được lấy trực tiếp từ sông Cẩm Lệ và tiến hành lấy nước sông Yên từ trạm bơm phòng mặn An Trạch. Khi độ mặn nước sông Cẩm Lệ lớn hơn 1.000mg/l, Dawaco đóng kín cửa thu nước tại sông Cẩm Lệ và tiến hành bơm nước sông Yên với công suất tối đa từ trạm bơm phòng mặn An Trạch. Trường hợp trong 24 giờ liên tục độ mặn nước sông Cẩm Lệ vẫn lớn hơn 1.000 mg/l, mà việc khai thác nước từ trạm bơm phòng mặn An Trạch không đủ cung cấp nước, Dawaco phải báo cáo để Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng xem xét, quyết định điều chỉnh chế độ vận hành xả nước của các hồ thủy điện trên lưu vực sông Vu Gia để giảm mặn theo quy định của quy trình vận hành liên hồ chứa trên lưu vực sông Vu Gia - Thu Bồn. Nguy cơ thiếu nước sinh hoạt Qua phân tích tình hình xâm nhập mặn tại Cầu Đỏ trong những ngày vừa qua, TS Lê Hùng (Khoa Xây dựng thủy lợi – thủy điện, Đại học Bách khoa Đà Nẵng) kiến nghị, TP Đà Nẵng, tỉnh Quảng Nam và các thủy điện cần ngồi lại với nhau đánh giá mực nước hồ hiện tại và dòng chảy đến cũng như xu thế lượng mưa các tháng mùa kiệt sắp đến. Từ đó đưa ra kế hoạch điều tiết cho hợp lý để tránh tình trạng thiếu nước trầm UBND huyện Ngọc Lặc (Thanh Hóa) vừa ra quyết định số 1301/2023 xử phạt hành chính 70 triệu đồng đối với Công ty CP Xuân Thiện Thanh Hóa 2. Theo Quyết định, Công ty CP Xuân Thiện Thanh Hóa 2 đã vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai, do tự ý chuyển đất rừng sản xuất là rừng trồng sang mục đích khác trong nhóm đất nông nghiệp nhưng không được cơ quan Nhà nước cho phép với tổng diện tích vi phạm là 20,75ha. Quyết định nêu rõ địa điểm vi phạm là xã Nguyệt Ấn, huyện Ngọc Lặc. Vị trí cụ thể được xác định tại sơ đồ khu đất kèm theo biên bản kiểm tra thực địa ngày 18/04/2023 thuộc mảnh trích đo địa chính số 01/2022 được Sở Tài nguyên và Môi trường phê duyệt ngày 1/6/2022. Tại vị trí này, Công ty CP Xuân Thiện Thanh Hóa 2 đã tự ý bóc phong hóa, san gạt, lu lèn tạo mặt bằng đất rừng sản xuất là rừng trồng với diện tích 20,75ha, nằm trong phạm vi dự án chăn nuôi công nghệ cao Xuân Thiện Thanh Hóa 2 tại xã Nguyệt Ấn, huyện Ngọc Lặc đã được UBND tỉnh Thanh Hóa chấp thuận chủ trương đầu tư tại quyết định số 1443/2021 ngày 4/5/2021. Trước đó, theo biên bản thực địa ngày 18/4/2023 của đoàn kiểm tra huyện Ngọc Lặc đã yêu cầu Công ty CP Xuân Thiện Thanh Hoá 2 phải dừng hoàn toàn việc san lấp mặt bằng tại 2 khu đất được UBND tỉnh Thanh Hoá chấp thuận chủ trương đầu tư nhưng chưa được quyết định cho thuê đất theo quy định. Theo đó, dự án chỉ được thực hiện khi hoàn thiện đầy đủ thủ tục hồ sơ theo quy định. Đồng thời, UBND xã Nguyệt Ấn cũng được yêu cầu phải thường xuyên kiểm tra, giám sát, kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý các hành vi vi phạm. ĐINH THANH Sai phạm đất đai, Công ty CP Xuân Thiện Thanh Hóa 2 bị xử phạt hành chính Nhà máy nước Hòa Liên vừa khánh thành hôm 29/3/2023, nhưng chưa đi vào hoạt động. Nguy cơ trạm bơm phòng mặn An Trạch không đủ nước bơm cho Nhà máy nước Cầu Đỏ.

RkJQdWJsaXNoZXIy MTYzNTY5OA==